Leader talk
Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội vượt Covid
Nhìn lại hai năm Covid-19 diễn ra, những người làm trong mảng doanh nghiệp tạo tác động xã hội thấy rằng đại dịch còn gây nhiều khó khăn nhưng không xoá đi hết thành tựu mà họ đã tạo nên.
Bởi lẽ đến thời điểm này, họ vẫn luôn nỗ lực và sáng tạo để vững vàng, biến nguy thành cơ và tiến lên. Sự kiên cường của họ vốn dĩ đã rất lớn trong bối cảnh bình thường lại được nhân lên trong những giai đoạn khó khăn.
Chị Đặng Thị Hương, nhà sáng lập HopeBox - doanh nghiệp xã hội mới giúp phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành gia đình có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống cho biết, một khó khăn lớn mà doanh nghiệp này gặp phải là số người bị bạo hành gia tăng.
Đại dịch khiến người chồng/người chồng cũ của người vợ bị bạo hành bị bất ổn dẫn đến hành vi quấy rối, gây nhiễu. Họ tìm đến tận nơi người vợ cư trú và làm việc để "khủng bố" cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đời.
Khó khăn thứ hai là phải thu gọn lại hoạt động. Năm 2019, HopeBox đã mở một quán cà phê để thúc đẩy tiêu thụ nhưng do đại dịch nên đã phải đóng cửa, chuyển mô hình sang hướng sản xuất nhiều hơn.
Đứng trước khó khăn đó, HopeBox quay trở lại các giá trị bên trong, xem lại sức khỏe tinh thần, tổ chức các buổi thiền để “chữa lành” các chị em Hopebox. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng tìm cách liên kết, hợp tác với các đối tác lớn, dành thời gian để sáng tạo sản phẩm và cách thức bán hàng mới.
Chị Hương cho biết, trong năm nay, doanh thu HopeBox tăng 80% đến từ B2B khi mà ký kết được hợp đồng với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn.
Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của đại dịch, chị Lương Thị Mỹ Huệ, Giám đốc Thảo dược Tây Nguyên cho biết, Covid-19 kéo dài hơn hai năm là một điều quá sức đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như của chị. Dù vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp này đã dần nhìn ra “màu xám” nhưng cũng đồng thời xác định phải sống chung với đại dịch.
Họ nhanh chóng tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh, bán hàng với ba giải pháp quan trọng.
Một là đưa ra các sản phẩm lá xông để chăm sóc sức khỏe, nhờ đó chuyển bại thành thắng, thay đổi nhận diện thương hiệu và phổ biến trên thị trường rất nhanh. Giải pháp thứ hai là khai thác hiệu quả từ kinh doanh trực tuyến, trở thành kênh phân phối mang lại phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp. Ba là tìm cách liên kết, hợp tác với các thương hiệu lớn để ký kết hợp đồng lớn với doanh nghiệp trong thời kỳ dịch Covid-19 ổn định hơn.

Cần nhiều hỗ trợ từ chính sách
Doanh nghiệp xã hội đa phần có quy mô nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Đằng sau con số doanh thu và lợi nhuận của họ là số phận của hàng trăm, hàng nghìn con người yếu thế.
Bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp tạo tác động xã hội chưa được ghi nhận đúng vai trò. Các doanh nghiệp này không chỉ kinh doanh, tạo ra việc làm cho người lao động mà còn thực thi những sứ mệnh xã hội, giúp chính phủ hoàn thành rất nhiều mục tiêu đặt ra trong kỷ nguyên mới.
Để thời gian này và sắp tới có thể luôn vững vàng vượt thách thức, các doanh nghiệp này cần sự chung tay của rất nhiều bên - nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng.
Bà Phạm Kiều Oanh, nhà sáng lập Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) cho biết, trong báo cáo tổng kết tình hình doanh nghiệp trên thế giới phát hành cuối năm 2020, khoảng 40% doanh nghiệp xã hội trên toàn thế giới không được tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.
Báo cáo này cũng nói về “sự phân vai” của nhà nước, các tổ chức…, trong đó, vai trò của nhà nước nằm nhiều nhất ở các chính sách về thuế, bảo hiểm, vĩ mô và vốn.
Anh Phạm Việt Hoài, đồng sáng lập Kym Việt mong muốn Nhà nước có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, có chế độ về bảo hiểm cho người lao động khuyết tật để tránh chồng lấn, tạo hành lang thúc đẩy bán hàng và kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp xã hội.
Về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lãnh đạo HopeBox cho biết mong được hỗ trợ hoàn thuế nhiều hơn. Trong nguồn thu của Hopebox và doanh nghiệp xã hội không chỉ có doanh thu từ bán hàng mà còn các khoản tài trợ, đến cuối năm khi làm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp vẫn phải trả thuế cho cả khoản này.
Nhà sáng lập Hopebox cũng mong muốn được hỗ trợ, kết nối với các đối tác không mang giá trị tài chính trực tiếp mà là các hỗ trợ khác như cung cấp nguồn nhân lực, tương tự như hỗ trợ của đại học Fulbright thông qua chương trình “Social Impact Fellowship” để đưa nguồn nhân lực là sinh viên trẻ và rất giỏi đến làm cùng Hopebox hay chương trình hỗ trợ quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp xã hội của Facebook.
Là doanh nghiệp trong lĩnh vực thảo dược, bên cạnh chính sách về vốn cũng như xúc tiến thương mại như mong muốn của các doanh nghiệp xã hội khác thì nhà sáng lập Thảo dược Tây Nguyên còn bày tỏ nguyện vọng tiếp cận được các hỗ trợ về kỹ thuật.
Theo chị Huệ, để phát triển bền vững, doanh nghiệp này đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ định hướng xuất khẩu cũng như triển khai chiến lược dài hơi biến vùng của mình thành một “Tây Bắc thu nhỏ” để khai thác du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đến nay chị vẫn chưa biết cách thức thực hiện cho hiệu quả.
Chị cũng mong có sự vào cuộc mạnh hơn của các cơ quan tổ chức và các tổ chức phi chính phủ trong việc hướng dẫn người dân khai thác và phát triển dược liệu dưới tán rừng để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
Chủ tịch CSIP và các doanh nghiệp đồng tình, sự hỗ trợ là rất cần thiết nhưng cần đảm bảo tính chất hai chiều. Thay vì mong nhà nước hay tổ chức là “bầu sữa”, các bên sẽ có vai trò nương tựa vào nhau; nhà nước có vai trò kiến tạo. Các tổ chức có vai trò đồng hành, xây dựng nội lực, hỗ trợ trong ngắn và dài hạn. Cộng đồng tham gia tích cực để phát triển hệ sinh thái và chuỗi giá trị.
Củng cố sức khoẻ tinh thần ở doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội vượt bão Covid
Sứ mệnh tạo tác động xã hội, niềm tin vào những điều đang làm và những cách thức sáng tạo, thích nghi là ba trụ cột để tiếp sức cho các doanh nghiệp trong đại dịch.
20 năm dấu ấn doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam
Nhà sáng lập KOTO đang tham vọng xây dựng trường học, khu ký túc xá cũng như một chương trình đào tạo nâng cao nhằm hỗ trợ cựu học viên thực hiện ước mơ phát triển sự nghiệp theo mảng nhà hàng khách sạn.
Bà đỡ của doanh nghiệp xã hội
Bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) cho rằng, phát triển doanh nghiệp xã hội là con đường kết hợp được cả trí tuệ, kiến thức kinh doanh với những mục tiêu cao cả từ trái tim.
‘Gánh nặng nhân đôi khi vận hành doanh nghiệp xã hội’
Vừa phải gánh trên vai trách nhiệm xã hội, vừa phải vận hành và tạo lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp là bài toán không nhỏ đối với các doanh nghiệp xã hội hiện nay.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.