Tiêu điểm
Dồn lực để có vaccine sản xuất trong nước vào tháng 9/2021
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nội dung này tại buổi làm việc với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19.
Để có vaccine tiêm cho người dân nhiều nhất, nhanh nhất có thể, Việt Nam cần thực hiện đồng bộ “kiềng ba chân” gồm mua và nhập khẩu; chuyển giao công nghệ để sản xuất; nghiên cứu, sản xuất trong nước.
Trong đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước có vai trò rất quan trọng khi trên thế giới và trong khu vực tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và vaccine đang rất khan hiếm.
Đây là nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại buổi làm việc ngày 12/8 với các nhà khoa học, đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vaccine Covid-19 để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy lĩnh vực này.
Mặt khác, bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển ngành dược Việt Nam, trong đó có việc nghiên cứu và sản xuất vaccine Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu tiếp cận bình đẳng tất cả các loại vaccine, "loại vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất". Ông đề nghị các nhà khoa học, chuyên môn lên tiếng để tránh tâm lý "có vaccine không tiêm" mà so bì, chờ đợi, phân biệt.
Các đơn vị tích cực hơn nữa thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc điều trị Covid-19 và các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch, nhất là bộ sinh phẩm xét nghiệm.
Nhấn mạnh mục tiêu cuối cùng là Việt Nam sớm có vaccine tự sản xuất, Thủ tướng đề nghị tất cả mọi cơ quan, mọi cá nhân có trách nhiệm phải quyết tâm, cố gắng, nỗ lực cao hơn nữa, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa.
"Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 này, chúng ta có thể có vaccine sản xuất trong nước. Đây là kết quả từ sự nỗ lực, lao động của các nhà khoa học, cơ sở nghiên cứu, nhà quản lý, nhà sản xuất, cũng là sản phẩm chung của cả nước", Thủ tướng nói.
Trên tinh thần "kịp thời, an toàn, hiệu quả", các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất phải vào cuộc khẩn trương, rút gọn tối đa thủ tục hành chính nhưng về mặt chuyên môn, khoa học phải chặt chẽ, đầy đủ hồ sơ, "dục tốc bất đạt". Do đây là lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người, "phải có trái tim nóng và cái đầu tỉnh táo, chần chừ hoặc nóng vội đều không được...".
Thủ tướng nêu rõ, ông luôn sẵn sàng làm việc ngày đêm, sớm tối với các cơ quan, nhưng về chuyên môn phải do các cơ quan chuyên môn, khoa học có thẩm quyền đánh giá. Hai yêu cầu cốt lõi là bảo đảm tính an toàn và hiệu quả gồm hiệu quả điều trị của thuốc, hiệu quả bảo vệ của vaccine dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch.
Các bộ gồm Y tế, Khoa học và công nghệ, các hội đồng cùng vào cuộc, hướng dẫn quy trình, thủ tục cho những đơn vị đang tiến hành nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine, thuốc và các trang thiết bị, vật tư y tế như kit xét nghiệm... Theo đó, không để vì thủ tục hành chính mà ách tắc công việc.
Các cơ quan liên quan như Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur... tập trung hỗ trợ các đơn vị theo tinh thần "chống dịch như chống giặc, ai có gì dùng nấy".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giao chỉ đạo chung về công tác này. Bộ Y tế là đầu mối điều phối, tổ chức phối hợp giữa các đơn vị; tham vấn ý kiến, nhận hỗ trợ từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết dịch đang rất căng thẳng và vẫn thiếu vaccine ở cả nước. TP.HCM rất cần vaccine tiêm cho người dân.
Việt Nam đã ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều nhưng trong tháng 8/2021 chỉ có thêm khoảng 3 triệu liều, chưa đáp ứng nhu cầu của TP.HCM để đạt miễn dịch cộng đồng. Nhiều nơi khác cũng đang cần vaccine. Tháng 9/2021, dự kiến có 9,3 triệu liều vaccine được nhập về. Việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ nước ngoài đang bị chậm tiến độ.
Do đó, Phó thủ tướng cho rằng các vaccine nghiên cứu, phát triển trong nước như Nanocovax đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, phải được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để khẩn trương cấp phép lưu hành. Cấp bách nhất hiện nay là phải có vaccine ngay thời điểm này để tiêm cho người dân nhiều nhất có thể.
Sau tháng 10/2021, vaccine nhập về sẽ nhiều, riêng quý 4 có khoảng 60 triệu liều. Các dự án chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của nước ngoài cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Vaccine trong nước cũng sẽ hoàn tất quy trình thử nghiệm lâm sàng.
Trung tướng, GS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, đơn vị tham gia nghiên cứu, thử nghiệm Nanocovax khẳng định sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy định về chuyên môn, khoa học, đảm bảo khách quan, trung thực trong nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm.
PGS.TS Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, khẳng định sau khi Hội đồng đạo đức có ý kiến, đơn vị của ông sẽ làm việc khẩn trương nhất, để xem xét, đánh giá, trình Bộ Y tế xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện thuốc, vaccine trong nước.
Bộ Y tế cho biết, các loại vaccine đang được nghiên cứu, phát triển trong nước gồm: vaccine Nanocovax của Công ty Nanogen; vaccine Covivac của Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế.
Việc chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài để sản xuất trong nước gồm: vaccine ARCT-154 của Hoa Kỳ do Vingroup thực hiện; vaccine của Công ty Shionogi (Nhật) do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Vabiotech triển khai; vaccine Sputnik-V (Nga) do Vabiotech và Công ty DS-Bio triển khai.
Vaccine dịch vụ: Nên hay không?
Việt Nam đã tiêm được 65% số vaccine nhập về
Khi số lượng vaccine về nhiều hơn, năng lực tiêm có thể đạt tối đa 2 triệu mũi một ngày trên cả nước, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết.
Bác bỏ thông tin 5.000 ca F1 liên quan y tá tiêm vaccine dương tính Covid-19
Trước thông tin lan truyền trên mạng xã hội về việc xuất hiện 5.000 ca F1 liên quan đến ca dương tính Covid-19 trên địa bàn, UBND quận Đống Đa cho biết, đây là thông tin sai sự thật.
Để không lãng phí một mũi vaccine nào
Làm thế nào để thực hiện “mục tiêu kép” trong tình hình nguy cấp của đại dịch Covid-19.
Vaccine dịch vụ: Nên hay không?
Với vaccine dịch vụ, hiệu quả cho xã hội có thể được cải thiện nhưng đánh đổi sẽ là bất công và bất bình đẳng.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.