Khởi nghiệp
FastGo và mục tiêu 1 triệu khách hàng tại Myanmar
Sau 1 năm ra mắt, ứng dụng gọi xe FastGo đã có mặt tại 3 quốc gia là Việt Nam, Myanmar và Singapore, thực hiện gần 2 triệu chuyến đi thành công, với đội ngũ đối tác lái xe lên tới 70.000 người.
Cuối năm ngoái, FastGo đã chính thức ra mắt dịch vụ tại Myanmar, hợp tác liên doanh với tập đoàn Asia Sun Group, đánh dấu bước đi của doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư ra thị trường nước ngoài ở lĩnh vực gọi xe công nghệ.
Tại đây, FastGo triển khai 2 dịch vụ là FastCar (gọi xe 4 bánh) và FastTaxi (gọi xe taxi). Công ty tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình với chiến lược: không thu % chiết khấu đối với đối tác lái xe, chỉ thu phí dịch vụ cố định.
Ông Nguyễn Hữu Tuất - Nhà sáng lập & Chủ tịch FastGo Group cho biết, tại Myanmar mặc dù mới ra mắt dịch vụ chính thức được 2 tháng, nhưng startup này đã thu hút được 100.000 khách hàng sử dụng, với hơn 4.000 đối tác tài xế.
"FastGo được khách hàng và đối tác tài xế tại Myanmar chào đón bởi chính sách không thu phí chiết khấu và giá tốt nhất thị trường", ông Tuất tiết lộ.
Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2019, FastGo sẽ phát triển 1 triệu khách hàng tại Myanmar với 20.000 đối tác tài xế, tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dịch vụ FastGo, trong đó có mảng Thanh toán điện tử và Dịch vụ tài chính.
Bên cạnh Myanmar, FastGo cũng đã có mặt tại Singapore từ tháng 4. Với thị trường này, FastGo tiếp tục theo đuổi chiến lược không thu phí hoa hồng. Khoản phí này là dưới 5 USD nếu thu nhập của tài xế vượt quá 30 USD mỗi ngày.
Hôm qua (18/6), bên lề khuôn khổ chuyến thăm Myanmar, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác của Chính phủ đã ghé thăm Trung tâm giới thiệu và Chăm sóc khách hàng FastGo tại Myanmar Plaza, bên cạnh các tên tuổi lớn của Việt Nam như BIDV, HAGL, Mytel.
Tại đây, Phó Thủ tướng đã nghe các lãnh đạo FastGo báo cáo kết quả và tình hình hoạt động của FastGo tại Myanmar, kế hoạch đầu tư và mở rộng các dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ tại thị trường Myanmar và khu vực Đông Nam Á.
Ứng dụng gọi xe FastGo chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018. Sau một năm hoạt động, FastGo hiện có mặt tại 3 quốc gia là Việt Nam, Myanmar và Singapore, thực hiện gần 2 triệu chuyến đi thành công, với đội ngũ đối tác lái xe lên tới 70.000 người.
FastGo hiện đang cung cấp các dịch vụ chính là FastCar, FastTaxi, FastBike. Không chỉ dừng lại ở mảng gọi xe, gần đây FastGo còn tung ra dịch vụ du lịch bằng trực thăng mang tên FastSky, hướng tới các hoạt động tăng tính trải nghiệm.
Tháng 8/2018, ứng dụng này công bố nhận vốn đầu tư từ quỹ Vinacapital Ventures, một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD mới ra mắt. Được biết số tiền FastGo nhận được từ quỹ này khoảng 3 triệu USD.
Sau gọi trực thăng, FastGo sẽ có dịch vụ gọi du thuyền
Sau gọi trực thăng, FastGo sẽ có dịch vụ gọi du thuyền
Bên cạnh mảng gọi xe, FastGo đang tích cực xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ du lịch gồm: gọi trực thăng, du thuyền với hy vọng tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua với Grab, Go-Viet, Be
Dịch vụ gọi trực thăng của FastGo ra mắt vào ngày 10/5
Chi phí thấp nhất cho một lần gọi dịch vụ trực thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long do FastGo cung cấp là khoảng 3 triệu đồng.
FastGo có thể được định giá 150 triệu USD
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO FastGo cho biết, nếu công ty hoàn tất vòng gọi vốn series B trị giá 50 triệu USD trong ít tháng sắp tới, thì mức định giá này là hoàn toàn có cơ sở.
FastGo - những bước chân thần tốc
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
Bất động sản Phú Quốc trở lại đường đua khi du lịch phục hồi
Với lượng khách năm 2024 dự kiến vượt mốc trước đại dịch Covid-19, du lịch Phú Quốc bứt phá ngoạn mục, tín hiệu cho thấy bất động sản Phú Quốc nóng trở lại.
Chủ tịch SSI: Chưa thấy ai ly hôn mà chia tài sản là Bitcoin
Nếu Việt Nam bỏ lỡ làn sóng tài sản số lần này, không biết tới bao giờ mới có được cơ hội thứ hai, theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng.
Menas đưa nông sản Đà Lạt vào siêu thị Mena Gourmet Market
Menas vừa ký kết hợp tác chiến lược với Ngọc Duy Group và Da Dream Farm nhằm đưa các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao từ Đà Lạt vào hệ thống phân phối của Mena Gourmet Market.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành trong năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu hoàn thành sân bay Long Thành vào cuối năm 2025 trong chuyến kiểm tra hiện trường lần thứ năm tại dự án trọng điểm quốc gia này.
Elcom chen chân vào Tây Hồ Tây giữa làn sóng nguồn cung tăng mạnh
Những năm tới sẽ cho thấy liệu thị trường có thể hấp thụ được nguồn cung mới hay không và Tây Hồ Tây có thực sự trở thành trung tâm kinh doanh hàng đầu như kỳ vọng.
Rủi ro tăng trưởng kinh tế 2025 từ nhiệm kỳ 'Trump 2.0'
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM
Việc khai trương Trung tâm ngoại ngữ quốc tế Sao Mai tại TP.HCM đánh dấu sự mở rộng hoạt động mảng đào tạo, xuất khẩu lao động của Sao Mai Group.