Tiêu điểm
Giá thuê nhà và xăng dầu tăng khiến CPI tháng 11 lên 0,39%
Sau 3 lần điều chỉnh trong tháng 11, giá xăng dầu đã tăng 3,83%. Kèm theo đó, nhu cầu thuê nhà tăng cao làm giá tiền thuê nhà ở tăng 1,54%, dẫn đến CPI tháng này tăng mạnh nhất trong 3 năm qua.
Giá xăng dầu trong nước điều chỉnh theo giá thế giới, giá thuê nhà tăng do nhu cầu của người dân tăng cao là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng 0,39% so với tháng trước, Tổng cục Thống kê cho biết.
Trong tháng này, 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm có chỉ số giảm so với tháng trước. Cụ thể, nhóm giao thông tăng cao nhất với 2,23% (làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/11/2022, 11/11/2022 và 21/11/2022 làm cho giá xăng dầu tăng 5,83% (xăng tăng 5,84%; dầu diezen tăng 5,25%).
Bên cạnh đó, trong nhóm này, chỉ số giá phương tiện đi lại tăng 0,15%; phụ tùng tăng 0,16%; dịch vụ khác với phương tiện vận tải cá nhân tăng 0,15%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,14%.
Đứng thứ hai là nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng khi tăng 0,97% (làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm) do nhu cầu thuê nhà tăng cao làm giá tiền thuê nhà ở tăng 1,54%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,45% do công sơn và xây tường, lát gạch, công lao động phổ thông tăng, nhu cầu sửa chữa và xây dựng nhà vào cuối năm tăng cao;
Mặt khác, giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 0,28% do giá xi măng, gạch xây, gạch bê tông, tấm lợp, sơn tường tăng theo giá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất;
Giá gas tăng 5% do từ ngày 01/11/2022, giá gas trong nước điều chỉnh tăng 20.000 đồng/bình 12 kg sau khi giá gas thế giới tăng 35 USD/tấn (từ mức 575 USD/tấn lên mức 610 USD/tấn); giá dầu hỏa tăng 7,02% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá ngày 01/11/2022, 11/11/2022 và 21/11/2022. Ở chiều ngược lại, giá nước và giá điện sinh hoạt lần lượt giảm 0,09% và 1,79% do thời tiết mát mẻ nên nhu cầu sử dụng điện, nước giảm.
Tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,26% do nhu cầu tiêu dùng và tỷ giá USD tăng cao .
Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22% do giá nguyên phụ liệu sản xuất, chi phí vận chuyển và nhu cầu mua sắm quần áo mùa đông tăng.
Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cùng mức tăng 0,22% tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ trang sức tăng 1,08%; cắt tóc, gội đầu tăng 0,23%; dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 0,1%; đồng hồ đeo tay tăng 0,56%.
Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21% tập trung chủ yếu ở các mặt hàng như giá tủ lạnh tăng 0,16%; máy hút bụi tăng 0,25%...
Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch cùng mức tăng 0,21% do dịch vụ văn hóa tăng 0,28%; trong tháng có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 làm nhu cầu mua hoa tăng khiến chỉ số giá nhóm hoa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,91%; giá vé xem phim, ca nhạc tăng 0,82%; đồ chơi tăng 0,29%.
Cuối cùng là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,06%.
Ở phía ngược lại, nhóm giáo dục giảm mạnh nhất 0,63% (làm CPI chung giảm 0,04 điểm phần trăm).
Trong đó chỉ số giá dịch vụ giáo dục giảm 0,71% chủ yếu do thành phố Hà Nội thực hiện hỗ trợ học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, các trung tâm dạy nghề - giáo dục thường xuyên theo Nghị quyết số 17/2022/NQ-HĐND ngày 12/9/2022, theo đó chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục của Hà Nội giảm 9,54%, tác động làm giảm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục cả nước.
Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,07% (làm CPI giảm 0,02 điểm phần trăm), trong đó: Lương thực tăng 0,59% (tác động CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm) chủ yếu do các nhà xuất khẩu tăng cường thu mua lúa từ nông dân để hoàn thành các hợp đồng đã ký, đồng thời tỷ giá USD tăng làm cho giá gạo xuất khẩu tăng cao đã khuyến khích các nhà xuất khẩu đẩy mạnh bán hàng ra nước ngoài.
Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm giảm 0,3% (tác động CPI chung giảm 0,06 điểm phần trăm) do tình hình chăn nuôi ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, tổng đàn gia súc, gia cầm tăng so với cùng kỳ năm 2021, thời tiết ấm áp thuận lợi cho việc thu hoạch rau xanh nên giá một số mặt hàng giảm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,22% (tác động CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm).
Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,02%.
So với tháng 12/2021, CPI tháng 11 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%. Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,38%.
Lạm phát cơ bản tháng 11/2022 tăng 0,43% so với tháng trước, tăng 4,81% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 11 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 2,38% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,02%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP tăng 6,5% và CPI tăng 4,5% cho năm 2023
Quốc hội thông qua mục tiêu GDP tăng 6,5% và CPI tăng 4,5% cho năm 2023
Kinh tế năm 2023 tăng trưởng 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD là một trong những mục tiêu mà Quốc hội giao cho Chính phủ.
Giá thịt lợn tác động mạnh lên CPI tháng 7
Với mức tăng giá gần 4,3%, thịt lợn đang là mặt hàng tác động mạnh nhất lên chỉ số CPI.
CPI tháng 6 tăng cao nhất trong một thập kỷ
Mục tiêu tăng CPI năm 2022 khoảng 4% như Quốc hội đề ra ngày càng khó đạt được khi CPI bình quân 6 tháng đầu năm nay đã tăng 2,44%. Trong khi đó, tác nhân lớn nhất gây ra lạm phát là giá xăng dầu vẫn được dự báo tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Giá nguyên liệu đầu vào tác động lớn nhất lên CPI tháng 4
Giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, gas, xăng dầu, xi măng, phân bón… đồng loạt tăng đã khiến phần lớn nhóm hàng hóa và dịch vụ trở nên đắt đỏ hơn.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM
34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.
Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam
NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.
Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY
Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.