Tiêu điểm
Hàng không Việt thiệt hại nặng vì dịch Covid-19
Số lượng tàu bay của các hãng hàng không tăng đáng kể so với năm ngoái nhưng lượng khách quốc tế lại sụt giảm mạnh vì dịch corona bùng phát.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trong tháng 2/2020 đạt gần 8,1 triệu khách, giảm 11,6% so với cùng kỳ 2019. Trong số này, khách quốc tế đạt 2,4 triệu, giảm tới 29,8% và khách nội địa đạt 5,7 triệu, giảm 0,7%.
Cũng trong tháng 2, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển 3,7 triệu khách, giảm 13,7% so với tháng 2/2019. Lượng khách quốc tế giảm tới 39,5%, chỉ còn 870.000 khách; trong khi khách nội địa giảm nhẹ 0,7%, đạt 2,8 triệu khách.
Do dịch Covid-19 bùng phát, tất cả các hãng hàng không đã dừng bay đến Trung Quốc từ đầu tháng 2 và trong mấy ngày gần đây đã giảm tần suất bay đến Hàn Quốc; trong đó, Bamboo Airways đã tạm dừng bay giữa Đà Nẵng/Cam Ranh và Incheon.
Trong khi lượng khách quốc tế giảm mạnh, số lượng tàu bay lại tăng mạnh. Cơ quan phụ trách hàng không này cho biết, tính đến tháng 2/2020, cả nước có 235 máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam, tăng ba tàu so với tháng 1 và tăng 48 tàu so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, Vietnam Airlines có 106 tàu (gồm 28 tàu thân rộng), Vietjet 75 tàu, Bamboo Airways 22 tàu (gồm ba tàu thân rộng) và Jetstar Pacific 18 tàu. Số tàu còn lại thuộc sở hữu của Công ty Bay dịch vụ hàng không, CTCP Hàng không Hải Âu, Công ty TNHH Công nghệ Hành Tinh Xanh, CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt và CTCP Dịch vụ Kỹ thuật hàng không.
Số lượng trực thăng đăng ký quốc tịch Việt Nam là 32 chiếc, tăng ba chiếc so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra ba kịch bản của thị trường hàng không năm nay. Trong kịch bản lạc quan nhất khi dịch Covid-19 hết trong tháng 4, tổng thị trường năm 2020 vẫn đạt 80 triệu khách, tăng 1,1%. Lượng khách qua cảng đạt 119 triệu khách.
Ở kịch bản trung bình (tháng 6/2020 hết dịch), tổng thị trường sẽ chỉ đạt 74,6 triệu khách, giảm 5,7%, lượng khách qua cảng đạt 111,6 triệu khách, giảm 4,2%. Trong trường hợp xấu nhất nếu tháng 8 mới hết dịch, tổng thị trường sẽ giảm sâu 17,2%, chỉ còn 65,5 triệu khách. Lượng khách qua cảng giảm 15,5%, còn 98,5 triệu khách.
TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV trong nghiên cứu “Ba kịch bản tác động của dịch nCoV tới kinh tế Việt Nam” cho rằng, với đà giảm của du lịch cùng với tâm lý ngại di chuyển và tụ tập đông người, ngành vận tải hàng không sẽ giảm khá mạnh ở mức khoảng 30%) trong quý I năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, khiến GDP giảm 0,03 điểm phần trăm.
Trong quý 2, vận tải hàng không được dự báo vẫn còn nhiều khó khăn và giảm khoảng 25%, khiến GDP giảm 0,025 điểm phần trăm. Nửa cuối năm, dự báo ngành này sẽ phục hồi nhưng tính chung cả năm 2020, vận tải hàng không có thể vẫn giảm khoảng 20% và khiến GDP giảm 0,02 điểm phần trăm.
Trong báo cáo đánh giá tác động của dịch nCoV, công ty chứng khoán KB Securities Việt Nam (KBSV) nhận định hoạt động kinh doanh của ngành hàng không nói riêng và ngành du lịch dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch nCOV tương tự như đại dịch SARS.
Giai đoạn 1999 – 2002 là giai đoạn khởi sắc của ngành hàng không các quốc gia khu vực Đông Á – Thái Bình Dương với CAGR hành khách 3 năm đạt 9,9%. Tuy nhiên, đại dịch SARS diễn ra khiến tổng lượng khách du lịch bằng đường hàng không năm 2003 chỉ còn duy trì tăng trưởng 0,7% do ảnh hưởng của SARS (riêng Việt Nam giảm 1,7%) và hồi phục mạnh mẽ trở lại năm 2004, tăng 39%.
Tác động của dịch Corona đối với Việt Nam sẽ khó lường hơn do Việt Nam nằm ngay sát Trung Quốc và tốc độ lây lan của dịch bệnh này lớn hơn SARS. Thứ hai là do tỷ trọng khách du lịch Trung Quốc trong tổng lượng khách quốc tế đang tăng dần qua các năm, chiếm 32% năm 2019 do các hãng hàng không liên tục mở mới các chuyến bay đến các tỉnh Trung Quốc.
Dịch nCoV gieo sầu cho ngành hàng không
Cuộc chiến thị phần hàng không nội địa
Sự có mặt của các hãng hàng không mới như Bamboo Airways hay sắp tới là Vinpearl Air tạo ra áp lực cạnh tranh lớn trên thị trường hàng không nội địa, trước đây chỉ thuộc về Vietjet Air và Vietnam Airlines.
Cạnh tranh hàng không khiến Vietnam Airlines không đạt mục tiêu doanh thu
Riêng trong quý 4 vừa qua, lợi nhuận trước thuế của công ty chỉ đạt khoảng 77 tỷ đồng, tương ứng giảm 91% cùng kỳ năm ngoái.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.