Diễn đàn quản trị
Hành trình 20 năm hiện thực hóa 'giấc mơ Mỹ' của Vietnam Airlines
Chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên từ Việt Nam đến Mỹ sẽ cất cánh vào ngày 28/11 tới, sau đúng 20 năm kể từ khi Vietnam Airlines thành lập văn phòng đại diện tại nước này.

Chiều 16/11/2021, Vietnam Airlines chính thức nhận chứng chỉ cấp phép khai thác thường lệ các chuyến bay thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Với sự kiện này, Vietnam Airlines đã trở thành hãng hàng không đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện tại được cấp phép bay thường lệ đến Mỹ.
Trước đó, vào ngày 4/11/2021, Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) thông báo cấp phép cho Vietnam Airlines khai thác thường lệ các chuyến bay thẳng chở khách, hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ. FAA là cơ quan cấp phép cuối cùng của nhà chức trách Mỹ và chứng chỉ này là điều kiện tiên quyết về pháp lý để Vietnam Airlines được phép khai thác thường lệ đường bay đến Mỹ.
Chứng chỉ của FAA có hiệu lực không giới hạn về thời gian và cho phép Vietnam Airlines chủ động xây dựng tần suất, triển khai kế hoạch khai thác theo nhu cầu của hãng. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với giấy phép mà Mỹ đã từng cấp cho các hãng hàng không Việt Nam trước đó để bay đến Mỹ dưới hình thức thuê chuyến kèm theo các điều kiện hạn chế về số lượng chuyến bay, thời gian và tần suất khai thác.
Theo Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà, hãng đã chuẩn bị 20 năm cho việc mở và khai thác đường bay này, kể từ thời điểm thiết lập văn phòng đại diện tại Mỹ.
Ông Hà cho biết, Vietnam Airlines đã xây dựng đề án khai khác đường bay thường lệ Việt - Mỹ từ 2005, tuy nhiên, quá trình xây dựng đề án và mở đường bay không hề dễ dàng.
Mỹ là một thị trường lớn và tiềm năng nhưng lại mang tính cạnh tranh bậc nhất trên thế giới. Riêng đường bay giữa Việt Nam và Mỹ hiện có khoảng 20 hãng hàng không đang khai thác. Các hãng hàng không phải đáp ứng được những điều kiện kỹ thuật, an toàn, an ninh rất khắt khe của Mỹ.
“Vietnam Airlines đã vượt qua quá trình làm việc với 9 cơ quan ở Mỹ để hoàn tất thủ tục. Chúng tôi vẫn nói đùa một câu rằng nếu cân số tài liệu đã chuẩn bị thì cũng lên đến hàng trăm kg”, ông Hà chia sẻ.
Một cột mốc đáng chú ý được ông Hà nhấn mạnh là ngày 15/2/2019, Cục Hàng không Việt Nam chính thức được trao chứng nhận đạt năng lực giám sát an toàn hàng không mức 1 của Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ sau nhiều năm nỗ lực. Đây là cơ sở cho việc mở và khai thác đường bay đến Mỹ.
Dự kiến chuyến bay thẳng thường lệ đầu tiên sang Mỹ sẽ cất cánh vào ngày 28/11/2021. Chuyến bay chiều đi khởi hành từ TP.HCM đến San Francisco kéo dài 13 tiếng 50 phút. Chuyến bay chiều về cất cánh đêm 29/11 có thời gian bay khoảng 16 tiếng 40 phút. Các chuyến bay sẽ được khai thác bằng tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner.
Bước đầu, Vietnam Airlines sẽ khai thác đường bay nối giữa TP.HCM và San Francisco với tần suất 2 chuyến/tuần.
Hãng cho biết sẽ tăng lên 7 chuyến bay thẳng đến Mỹ mỗi tuần sau khi dịch bệnh được kiểm soát và Chính phủ Việt Nam cho phép mở lại các chuyến bay quốc tế thường lệ. Các chuyến này bao gồm cả hành khách đi lại Việt Nam - Mỹ và khai thác phân khúc hàng hoá.

Không chỉ khai thác đường bay sang San Francisco, Vietnam Airlines đang tiếp tục nghiên cứu các đường bay đến các điểm đến khác ở Mỹ.
Ông Hà cho biết, gần nhất, Vietnam Airlines đang báo cáo và theo sát Cục Hàng không Việt Nam để mời Cục An ninh vận tải Hoa Kỳ sang khảo sát và đánh giá sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài để có thể mở thêm đường bay thẳng nối Hà Nội và Hoa Kỳ, chuẩn bị cho việc đánh giá khảo sát khả năng khai thác chuyến bay đến Los Angeles trong tương lai gần.
Đánh giá về cơ hội của chuyến bay thẳng thương mại thường lệ sang Mỹ, ông Hà cho rằng, thị trường khách giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất với Việt Nam về vận tải hàng không, mở ra cơ hội cho Vietnam Airlines.
“Với đường bay này, dung lượng thị trường còn có với Việt Nam hơn 2,2 triệu người Việt kiều. Đó là cơ hội cho Vietnam Airlines khai thác”, ông Hà nói.
Đường bay thẳng đến Mỹ là mảnh ghép quan trọng của hãng trong vai trò mở rộng sự kết nối giữa Việt Nam với thế giới.
Mặc dù Covid-19 đang tác động tiêu cực và nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành hàng không nói riêng nhưng ông Hà vẫn tin tưởng vào tương lai của ngành vận tải hàng không sẽ sớm phục hồi nhờ vào tốc độ tiêm chủng và các biện pháp phòng chống dịch của Việt Nam.
Ông Hà cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch, Vietnam Airlines đang phải tháo ghế ở bảy máy bay A350 và Boeing 787, sáu máy bay A321 để đẩy mạnh mảng vận tải hàng hoá. Trong đại dịch, hãng bay này đã khai thác hàng hoá đến hơn 30 điểm đến mới.
Hiện nay, Vietnam Airlines vẫn duy trì hai chuyến bay thương mại thường lệ/tuần nối Việt Nam - Tokyo, Việt Nam - Seoul, Việt Nam - Sydney và Melbourne. Các chuyến bay này giúp Vietnam Airlines có thể sử dụng thêm hai máy bay thân rộng để đưa vào khai thác, qua đó tạo thêm nhiều công ăn việc làm của tiếp viên, phi công, kỹ sư máy bay…
'Bình oxy' cho doanh nghiệp hàng không, du lịch
SCIC chi gần 7.000 tỷ đồng mua cổ phiếu Vietnam Airlines
Đây là một phần trong gói "giải cứu" 12.000 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua. Trước SCIC, Vietnam Airlines đã tiếp cận được khoản vay tái cấp vốn 4.000 tỷ từ Ngân hàng Nhà nước thông qua SeABank, SHB, MSB.
Tại sao Vietnam Airlines thua lỗ nặng nề nhất ngành hàng không?
Trong bối cảnh chung, các hãng hàng không trong nước đều gặp khó khăn do dịch bênh, tại sao chỉ Vietnam Airlines rơi vào tình trạng "nguy kịch" trước bờ vực phá sản.
Vietnam Airlines chính thức được Canada cấp phép bay
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức được Bộ Giao thông vận tải Canada cấp chứng chỉ “Nhà khai thác hàng không nước ngoài” (Foreign Air Operator Certificate - FAOC) để thực hiện các chuyến bay đến nước này.
Vietnam Airlines trước nguy cơ hết vốn
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 với khoản lỗ gần 5.000 tỷ đồng.
Cách lãnh đạo tích hợp bền vững vào toàn hệ thống
Việc tích hợp yếu tố khí hậu vào chiến lược kinh doanh ở mọi giai đoạn giúp lãnh đạo doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng và phát triển bền vững cho tổ chức.
Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?
Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.
Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B
Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?
Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn
Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.
Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'
Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.
Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp
Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.
Samsung khởi động cuộc thi Samsung Solve for Tomorrow 2025
Ngày 28/3, Samsung Việt Nam và Tổ chức Tuổi trẻ Thành đạt Việt Nam (JA Vietnam) đã chính thức phát động cuộc thi "Samsung Solve for Tomorrow 2025".
TPBank khẳng định vị thế tiên phong với hệ sinh thái số toàn diện dành cho doanh nghiệp
Hệ sinh thái số tích hợp, hiện đại của TPBank dành cho khách hàng doanh nghiệp đã được đánh giá cao tại khuôn khổ giải thưởng thường niên do The Asian Banker tổ chức.
Công thức mới cho động cơ phát triển của ngành nhôm
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.