Phát triển bền vững

Hiểu đúng về ‘người gây ô nhiễm phải trả tiền’

Phạm Sơn Thứ tư, 12/01/2022 - 09:07

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quan điểm mới trong quản lý rác thải rắn là “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, thể hiện qua những công cụ chính sách như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), thu phí rác thải theo khối lượng.

Phí quản lý rác thải từ hộ gia đình sẽ được chi trả theo khối lượng.

Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đưa ra quy định về chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt “dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại”. Trong đó, chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng không phải trả phí.

Quy định này được đưa ra nhằm hạn chế tình trạng “cào bằng” về chi phí phải trả cho môi trường, khiến cho người xả 1kg rác cũng phải đóng phí ngang với người xả 10kg rác như trước đây

Bà Lyli Baum Pollans, chuyên gia chính sách và quy hoạch đô thị nhận xét, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong những công cụ hiệu quả nhất giúp chính quyền giảm thiểu rác thải rắn và kiểm soát chi phí xử lý rác thải.

Cụ thể, khi được yêu cầu trả chi phí xử lý rác thải tương ứng với khối lượng xả ra, người dân sẽ có xu hướng giảm thiểu xả thải thông qua các hoạt động tái chế, tái sử dụng, ủ phân hữu cơ. Theo quy định trong luật bảo vệ môi trường hiện hành, chỉ rác thải không có giá trị tái chế mới được thu gom theo túi trả phí.

Bà Pollans đưa ra ví dụ ở Massachusetts, Mỹ, sau 1 năm triển khai thu phí rác thải theo khối lượng, lượng rác thải xả ra môi trường giảm trung bình khoảng 30% cho mỗi hộ gia đình.

Luật Bảo vệ môi trường mới chính thức có hiệu lực từ năm 2022

Thực tế, tổng lượng tiêu thụ sản phẩm trong năm đó không hề giảm đi, nghĩa là số lượng rác thải phát sinh không hề giảm. Người tiêu dùng đã giữ rác thải ở lâu hơn trong chuỗi giá trị, tiếp tục tạo ra lợi ích thay vì vứt bỏ ra môi trường.

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội nhựa tái sinh, quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” là yêu cầu bắt buộc để công tác quản lý rác thải hoạt động theo cơ chế thị trường.

Ông Vượng lấy ví dụ, tại Nhật Bản, mỗi công dân phải đóng một khoản tiền là khoảng 100USD mỗi tháng, gọi là thuế thị dân, được sử dụng để chi trả cho tất cả những cơ sở hạ tầng xung quanh như dọn dẹp rác, xử lý nước thải…

Đại diện ngành tái chế ước tính, nếu mỗi người dân Việt Nam được yêu cầu đóng khoảng 10% con số trên, tức là rơi vào khoảng 200 nghìn đồng mỗi tháng là đủ để xây dựng một hệ thống hiện đại.

Tuy nhiên, trước khi đưa vào áp dụng, chi phí xử lý môi trường cho mỗi người chỉ rơi vào khoảng vài chục nghìn mỗi năm, một con số quá ít ỏi để “đòi hỏi môi trường phải sạch, rác phải được xử lý”.

Quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” cũng là tinh thần của công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Ở đây, “người gây ô nhiễm” được hiểu rộng hơn, không chỉ là người xả thải mà là tất cả các bên đóng góp vào quá trình xả thải.

Trong đó, doanh nghiệp sản xuất (nhà sản xuất, nhập khẩu) được đặt trách nhiệm bởi nhóm doanh nghiệp này đóng vai trò là khâu trung tâm trong chuỗi cung ứng, tạo ra tác động tới tất cả các khâu, từ ý tưởng, thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu cho tới bán lẻ, tiêu dùng và xả thải.

Triển khai quản lý rác thải theo quan điểm “người gây ô nhiễm phải trả tiền” với người tiêu dùng là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp thực thi EPR cũng như thực hành kinh tế tuần hoàn.

Theo ông Fausto Tazzi, Phó chủ tịch Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), thách thức hàng đầu cho các hoạt động của tổ chức này là thiếu hụt về nguồn lực. Như vậy, việc thu hút người tiêu dùng tham gia phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng sẽ là sự hỗ trợ lớn để PRO Việt Nam hoàn thành mục tiêu tái chế 100% bao bì đến năm 2030.

Đại tiệc nghệ thuật trải dài trên 36ha tại đô thị Sun Group Hà Nam

Đại tiệc nghệ thuật trải dài trên 36ha tại đô thị Sun Group Hà Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Lớn gấp hơn 4 lần công viên Dongdaemun nổi tiếng tại Seoul (Hàn Quốc), 36,7ha công viên văn hóa Sun Group đầu tư tại Hà Nam sẽ là “tọa độ xanh” để cư dân, du khách được “hít hà bầu khí quyển” thấm đẫm hơi thở văn hóa, nghệ thuật suốt quanh năm.

The Sonata: Tọa độ 'vàng son' bên sông Hàn, Đà Nẵng

The Sonata: Tọa độ 'vàng son' bên sông Hàn, Đà Nẵng

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Tại vị trí trung tâm và thơ mộng nhất Đà Nẵng, khu thấp tầng The Sonata tại quần thể Sun Symphony Residence khoác lên mình kiến trúc Hội An đương đại, tái hiện hình ảnh thương cảng nhộn nhịp, hội tụ chất sống thăng hoa và giá trị thương mại bền vững.

Giao thông xanh thuần Việt

Giao thông xanh thuần Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Thông qua các hợp tác thuần Việt giữa Be Group và Selex Motors, một tương lai xanh, bền vững hơn cho ngành giao thông không còn là điều xa vời.

Sacombank 33 năm vững bước đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Sacombank 33 năm vững bước đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sau hơn ba thập kỷ bứt phá và không ngừng đổi mới sáng tạo, Sacombank đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với tiềm năng tăng trưởng ấn tượng, sẵn sàng bước vào tuổi 33 với bản lĩnh và vị thế vươn cao.

Vietravel Airlines được vinh danh tại lễ công bố thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024

Vietravel Airlines được vinh danh tại lễ công bố thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngày 22/12, tại Lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024, hãng hàng không Vietravel Airlines được vinh danh tại hai hạng mục quan trọng.

Chuỗi nhà hàng Vị đặt chân đến Huế

Chuỗi nhà hàng Vị đặt chân đến Huế

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vị Huế, nhà hàng đầu tiên thuộc chuỗi Vị tại Huế, chính thức khai trương tại địa chỉ 61 đường Võ Thị Sáu, tiên phong trong mảng nhà hàng xanh tại Việt Nam.

Chinh phục cá mập: Bí quyết gọi vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Chinh phục cá mập: Bí quyết gọi vốn cho doanh nghiệp nhỏ

Tủ sách quản trị -  3 giờ

Chinh phục cá mập đầu tư không dễ dàng! Dù khởi nghiệp hay doanh nghiệp nhỏ, chiến lược cụ thể sẽ giúp gọi vốn hiệu quả.