Hoàn thiện hạ tầng để 'mở khóa' tiềm năng đầu tư vào miền Tây

Phạm Sơn Chủ nhật, 23/07/2023 - 18:28

Hoàn thiện hệ thống logistics thông suốt, bao gồm việc xây dựng thêm các cảng biển và cảng sông là mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài để tạo thuận lợi cho việc rót vốn đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Chính phủ quyết định rót khoảng 6,4 tỷ USD phát triển hạ tầng miền Tây. Ảnh: Hoàng Anh

Nói về tiềm năng đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long, ông Dixon Oh, Phó chủ tịch Hiệp hội thương mại Singapore tại Việt Nam (SCCV), nhận định, Đồng bằng sông Cửu Long có giá nhân công trung bình rẻ hơn so với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ. Do đó, nếu có thể cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ, nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc lựa chọn miền Tây làm điểm đến, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản, vốn là thế mạnh của vùng này.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), cũng đánh giá cao cơ hội thu hút đầu tư của miền Tây đối với ngành nông nghiệp và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp.

“Trước thách thức của biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đã bày tỏ mong muốn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ trở thành vành đai an ninh lương thực cho quốc tế”, ông Lộc nói tại hội nghị “Nhận diện các vấn đề khó khăn trong thu hút đầu tư và giao thương quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long”.

Thực hiện lời hứa cởi trói tiềm năng miền Tây

Tuy nhiên, theo ông Lộc, để hiện thực hóa những cơ hội này, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải tháo được 3 điểm nghẽn lớn, bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế, chính sách. Trong đó, hạ tầng giao thông được đánh giá là điểm nghẽn lớn nhất.

Đồng quan điểm, theo ông Dixon Oh, điều kiện tiên quyết cho miền Tây là phải phát triển được hệ thống logistics đồng bộ, thông suốt, bao gồm việc xây dựng thêm những cảng sông, cảng biển, để kết nối với TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ.

Ông Matsumoto Nobuyuki, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cũng cho rằng, hệ thống giao thông thông suốt là chìa khóa để các doanh nghiệp Nhật Bản rót vốn vào miền Tây.

Thực tế, hạ tầng giao thông vẫn là “nỗi đau” của đất “Chín Rồng. Theo PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển logistics Việt Nam (VLI), hạ tầng miền Tây đang hoàn toàn không tương xứng với tiềm năng kinh tế vùng này đang có.

Khoảng 80% hàng hóa ở miền Tây được thông quan xuất khẩu tại các cảng biển ở TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khi 15 cảng biển miền Tây chỉ hoạt động trung bình 15 – 20% công suất.

Cụ thể, tuy sản lượng hàng hóa nhiều nhất là nông sản nhưng chỉ có 3 địa phương là Long An, Hậu Giang và Cần Thơ sở hữu kho lạnh thương mại. Điều này dẫn đến một nghịch lý là hàng hóa của miền Tây hầu hết đều phải vận chuyển lên các cảng biển miền Đông để thông quan xuất khẩu. Ước tính, khoảng 80% hàng hóa ở miền Tây được thông quan xuất khẩu tại các cảng biển ở TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, trong khi 15 cảng biển miền Tây chỉ hoạt động trung bình 15 – 20% công suất.

Thế nhưng giao thông kết nối miền Tây với TP.HCM cũng chưa được phát triển, dẫn đến chi phí logistics của doanh nghiệp bị đội lên khoảng 10 – 40%, theo TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (BCSI). Cùng với đó, quãng đường di chuyển dài, mất nhiều thời gian di chuyển, lại càng mất thêm thời gian do các cảng biển ở TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu thường xuyên quá tải, nông sản cũng bị giảm đi phần nào chất lượng.

Doanh nghiệp miền Tây ước tính, với mỗi tấn hàng xuất khẩu, chi phí logistics bị đội thêm khoảng từ 5 – 10 USD chính vì những bất cập nói trên.

Khẳng định hạ tầng yếu kém là nguyên nhân chính dẫn đến việc doanh nghiệp vẫn còn dè dặt khi đầu tư vào miền Tây, tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Lam, Giám đốc Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, đánh giá, nút thắt về hạ tầng đang dần được tháo gỡ một cách tích cực.

Cụ thể, ông Lam thông tin, Chính phủ đã quyết định đầu tư khoảng 6,4 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm xây cảng nước sâu, xây thêm các tuyến cao tốc hình “xương cá” để kết nối vùng và kết nối liên vùng.

Mặt khác, Quy hoạch điện VIII mới được phê duyệt cũng đặt mục tiêu đưa miền Tây trở thành trung tâm của cả nước về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tạo thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư theo đuổi xu thế cắt giảm khí thải, phát triển bền vững.

“Hạ tầng miền Tây hứa hẹn sẽ phát triển mạnh. Nếu các vướng mắc về quy định thu hút đầu tư cũng được tháo gỡ, miền Tây chắc chắn sẽ là điểm đến đầu tư hấp dẫn”, ông Lam khẳng định với cộng đồng doanh nghiệp.

Thực hiện lời hứa cởi trói tiềm năng miền Tây

Thực hiện lời hứa cởi trói tiềm năng miền Tây

Tiêu điểm -  1 năm

2 dự án mới được khởi công, cùng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau được gấp rút triển khai đang phần nào thực hiện hóa lời hứa của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào dịp đầu năm, cũng như những lời hứa của nhiều nhiệm kỳ Chính phủ trước về một miền Tây được tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, cởi trói tiềm năng phát triển.

Miền Tây kỳ vọng đột phá hơn về nông nghiệp

Miền Tây kỳ vọng đột phá hơn về nông nghiệp

Tiêu điểm -  1 năm

Kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp đa giá trị vừa là bệ đỡ, vừa là mũi nhọn để miền Tây giải phóng tiềm năng, giải quyết các khó khăn, thách thức.

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Doanh nghiệp miền Tây: Thực hành ESG bắt đầu từ ’cái tâm sáng’

Phát triển bền vững -  1 năm

Tôm là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Cùng với sự tăng của sản lượng tôm, lượng phụ phẩm bao gồm đầu và vỏ tôm cũng ngày một nhiều, đến nay đã đạt tới con số gần 1 nghìn tấn mỗi ngày.

Quyết tâm hoàn thành hơn 500km cao tốc miền Tây

Quyết tâm hoàn thành hơn 500km cao tốc miền Tây

Tiêu điểm -  1 năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ, quyết tâm hoàn thành 544km đường cao tốc tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngay trong nhiệm kỳ này.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  27 phút

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  32 phút

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  1 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  3 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Đình chỉ kiểm toán viên ký báo cáo tài chính năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai

Tiêu điểm -  3 giờ

Theo UBCKNN, kiểm toán viên chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán và chưa thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để đưa ra ý kiến theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán.