Phát triển bền vững
JICA hỗ trợ Việt Nam hướng đến nền kinh tế các-bon thấp
Theo các chuyên gia Nhật Bản, lượng phát thải khí nhà kính tại TP. HCM vào năm 2030 sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2016. Tuy nhiên, thành phố có thể giảm khoảng 20% lượng phát thải này nếu có các hành động giảm thiểu hiêu quả.

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) vừa hoàn thành dự án hỗ trợ lên kế hoạch và thực hiện các hành động giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia theo cách có thể đo đạc, báo cáo và thẩm tra được (SPI-NAMA). Ở cấp Trung ương, Bộ Tài nguyên và môi trường và JICA đã bắt đầu khởi động dự án vào năm 2015 để tăng cường chức năng quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy chính sách giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam, đặc biệt là chuẩn bị thực hiện đầy đủ thỏa thuận Paris.
Trong đó, dự án đã hỗ trợ Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng nghị định quy định về lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, cũng như thực hiện đánh giá công nghệ các-bon thấp cho các phương thức giảm nhẹ của hành động đóng góp do quốc gia tự quyết định, được Chính phủ Việt Nam cam kết theo Thỏa thuận Paris.
Ở cấp địa phương, TP. HCM và JICA đã nỗ lực chuẩn bị để cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố cho giai đoạn sau năm 2020.
Cán bộ Sở Tài nguyên và môi trường TP. HCM đã được tập huấn về phương pháp sử dụng mô hình tích hợp Châu Á-Thái Bình Dương để cụ thể hóa xu hướng phát thải trong tương lai tại TP. HCM và xác định các chỉ tiêu giảm thiểu vào năm 2030. Dựa trên kết quả mô phỏng của mô hình, TP. HCM có thể thiết lập ưu tiên các hành động giảm thiểu dự kiến trong Kế hoạch hành động mới.
Kết quả mô phỏng theo mô hình tích hợp Châu Á-Thái Bình Dương cho thấy, lượng phát thải khí nhà kính tại TP. HCM sau mười năm tới sẽ tăng khoảng 2,6 lần so với năm 2016 nếu không có bất kỳ hành động giảm thiểu nào. Tuy nhiên, nếu có các hành động giảm thiểu hiêu quả, thành phố có thể giảm khoảng 20% lượng phát thải này vào năm 2030.
Trong khuôn khổ hoạt động thí điểm, các chuyên gia Nhật Bản đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà ở TP. HCM và đề xuất một hệ thống báo cáo các-bon giống như hệ thống đã được chính quyền thành phố Tokyo áp dụng.
Hệ thống này đã giúp Tokyo giảm 16% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012. Hệ thống cung cấp thông tin về hiệu quả tiết kiệm điện năng nhờ áp dụng các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả tại các tòa nhà. Bên cạnh đó, việc xếp hạng hiệu quả sử dụng năng lượng của chính quyền Tokyo cũng là động lực thúc đẩy chủ các tòa nhà đầu tư vào các biện pháp tăng cường hiệu quả năng lượng.
Trong phạm vi hỗ trợ cho TP.HCM, dự án đã ước tính mức giảm phát thải khí nhà kính dự kiến cho một số cảng biển tại đây. Ông Trần Ánh Dương, Vụ trưởng Vụ Môi trường của Bộ Giao thông vận tải xác nhận rằng kết quả của dự án SPI-NAMA cho cảng biển tại TP.HCM sẽ được đưa vào Kế hoạch Quốc gia phát triển cảng xanh tại Việt Nam đang được Bộ Giao thông vận tải xây dựng.
Theo ông Hiromichi Murakami, Phó vụ trưởng Vụ Môi trường toàn cầu của JICA đánh giá, với tư cách là thành viên của cộng đồng toàn cầu, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thỏa thuận Paris.
"Những nỗ lực tích cực của Chính phủ Việt Nam và TP. HCM chắc chắn sẽ là minh chứng rõ ràng cho thấy cả chính quyền trung ương và địa phương đều chủ động đẩy mạnh các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hiện thực hóa mục tiêu xã hội các-bon thấp và tiến tới xã hội không phát thải các-bon, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững”, ông Hiromichi Murakami nhìn nhận.
Ông hy vọng rằng những kinh nghiệm và bài học từ dự án SPI-NAMA sẽ giúp Chính phủ Việt Nam củng cố khung pháp lý đảm bảo sự chuyển hướng mô hình trong tương lai hướng tới nền kinh tế các-bon thấp.
Thỏa thuận Paris có nguy cơ thất bại về mục tiêu
Nhật Bản cấp thêm hơn 2.600 tỷ đồng cho 2 dự án môi trường của Việt Nam
Hai dự án gồm dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long trị giá hơn 2.550 tỷ đồng và dự án Tiếp nhận trang thiết bị phân tích dioxin và môi trường trị giá 62,7 tỷ đồng.
Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 nhằm tăng hạng môi trường kinh doanh lên 10 bậc
Năm 2020, môi trường kinh doanh của Việt Nam phấn đấu lên 10 bậc theo xếp hạng EoDB của Ngân hàng thế giới (WB); năng lực cạnh tranh lên 5 bậc theo xếp hạng GCI 4.0 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).
Thế kiềng 3 chân trong giải pháp cho vấn nạn môi trường
Trước những vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, công trình xanh nổi lên là một trong những giải pháp dài hạn, tuy nhiên yêu cầu sự tham gia của người dân, chủ đầu tư và cả Nhà nước để phát triển bền vững.
Đề xuất cơ chế kiểm toán đặc biệt về tác động môi trường
Các chuyên gia đề xuất triển khai Đề án kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.
Công thức vàng để ngành nhôm Việt bứt phá
Giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, nội địa hoá nguồn cung cùng công nghệ tái chế là chìa khoá thành công cho doanh nghiệp nhôm Việt Nam từ 2025.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
'Cắt một lần cho hết đau', NCB tự tin có lãi từ năm nay
Trải qua 5 năm tái cấu trúc, NCB đã có những bước tiến lớn khi ‘đóng gói’ xong những vấn đề cũ và sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
Vạn Xuân Group bắt tay đối tác Nhật khởi công dự án Happy One Sora
Happy One Sora là dự án ăn hộ thứ hai được Vạn Xuân Group triển khai ở địa bàn TP.HCM sau Happy One Premier ở quận 12.
Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh
Chiến lược “giảm lượng, tăng chất” được Thế Giới Di Động bắt đầu thực hiện từ năm 2024 đang giúp doanh nghiệp này tăng hiệu suất kinh doanh
Kinh doanh bất động sản bết bát, Danh Khôi rẽ hướng sang nông nghiệp
Danh Khôi lấn sân sang mảng nông nghiệp diễn ra trong bối cảnh công ty liên tục đối mặt với khó khăn về hoạt động kinh doanh và tài chính bất ổn.
Nhãn hàng Number One cùng các tài năng trẻ đạt giải 'Bền đam mê' nỗ lực phát triển dự án vì cộng đồng
Lễ trao giải “Bền đam mê” diễn ra ngày 25/3, vinh danh những tài năng trẻ xuất sắc nhất. Ngoài những phần thưởng giá trị, nhãn hàng Number One cho biết sẽ tiếp tục đồng hành phát triển dự án, hỗ trợ các cá nhân lâu dài nhằm nhân rộng giá trị đóng góp cho cộng đồng.
Việt Nam thành mắt xích mới trong chuỗi cung ứng Skoda
Skoda hợp tác với TC Group khánh thành nhà máy sản xuất ô tô tại Quảng Ninh, hướng tới xây dựng chuỗi cung ứng khu vực và tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Cốt tinh hơn cốt đông, Gelex siết chặt kỷ luật đầu tư
Tổng giám đốc Gelex Nguyễn Văn Tuấn cho biết kỷ luật đầu tư và tỷ suất lợi nhuận sẽ là yếu tố quyết định cho giai đoạn phát triển sắp tới của tập đoàn.