Bất động sản
Kim Oanh Group chạy đua giải bài toán nhà ở xã hội
Áp dụng mô hình hiệu quả cùng với nguồn vốn và lãi suất ổn định được coi như “bệ đỡ” để Kim Oanh Group hoàn thành mục tiêu 40.000 căn nhà ở xã hội.
Là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, Kim Oanh Group không chỉ tập trung phát triển các dự án nhà ở thương mại giá hợp lý mà còn tích cực tham gia vào phân khúc nhà ở xã hội. Từ giữa năm 2023, tập đoàn đã công bố chiến lược xây dựng 40.000 căn nhà ở xã hội, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người lao động thu nhập thấp.
Học hỏi từ quốc tế
Trong hội nghị trực tuyến toàn quốc tổ chức mới đây về phát triển nhà ở xã hội do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch Kim Oanh Group, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một mô hình phát triển nhà ở xã hội hiệu quả và nhân văn. Theo bà, tập đoàn đã nghiên cứu các mô hình ở Nhật Bản, Malaysia, Singapore và nhận thấy rằng cách làm của các quốc gia này không chỉ bền vững mà còn phù hợp với nhiều đối tượng cư dân.
Singapore có 80% dân số sống trong nhà ở xã hội. Ở đây không giới hạn diện tích căn hộ tối đa chỉ 70 m2 với 1 - 2 phòng ngủ như Việt Nam mà cho phép xây dựng căn hộ 3 - 4 phòng ngủ nhằm đáp ứng nhu cầu những gia đình đông người, nhiều thế hệ cùng chung sống.
Quốc đảo này cho người dân đăng ký mua căn hộ trước, khi đủ số lượng mới triển khai xây dựng để tránh lãng phí trong đầu tư nguồn lực.
Bên cạnh đó, chính phủ Singapore phân loại các nhóm thu nhập để áp dụng chính sách nhà ở phù hợp, tránh tình trạng người thu nhập khá tranh suất với người lao động thu nhập thấp.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ tài chính cũng được phân tầng: người mua nhà giá thấp hưởng lãi suất ưu đãi 1 - 2%, trong khi người mua nhà phân khúc cao hơn chịu mức lãi suất cao hơn và đóng phí quản lý vận hành.
Một điều hay nữa được Chủ tịch Kim Oanh Group nêu ra là Singapore ưu tiên bán nhà ở xã hội cho những người chưa có nhà, người độc thân 35 tuổi chưa có nhà hoặc hai vợ chồng 30 tuổi chưa có nhà.
Nhà ở xã hội của Singapore được xây dựng chắc chắn và có nhiều tiện ích, có thể ở được 2 - 3 thế hệ, giá trị bất động sản tăng dần theo thời gian.
“Chúng ta cần thay đổi tư duy, tập trung vào giá trị dài hạn thay vì chỉ làm nhà ở xã hội bằng mọi giá. Phải làm sao giá trị xây dựng trên mảnh đất đó duy trì được lâu dài hơn thì giá trị của nó bền vững hơn. Nếu làm được như Singapore thì rất nhân văn và bền vững”, Chủ tịch Kim Oanh Group nói.

Gỡ rào cản về nguồn vốn, lãi suất
Ở Việt Nam, bà Oanh chỉ ra những rào cản khiến các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn khi phát triển nhà ở xã hội là nguồn vốn và lãi suất.
Đơn cử, Kim Oanh Group có dự án đã xây xong hơn hai năm trước nhưng hàng chục căn vẫn chưa được ngân hàng giải ngân. Người mua đã đóng trước 20 – 30% nhưng không được ngân hàng giải ngân tiếp vì không có nguồn, nên chủ đầu tư không thể giao nhà cho người mua vào ở.
Gần đây, Ngân hàng chính sách xã hội có cải thiện giải ngân được một số hồ sơ nhưng với các dự án hàng chục ha, tổng đầu tư 4.000 – 5.000 tỷ đồng, tình trạng giải ngân “lai rai” sẽ khiến doanh nghiệp và người mua nhà lâm vào tình trạng "sống dở chết dở."
Đặc biệt, chi phí làm nhà ở xã hội rất lớn vì quỹ đất thương mại được doanh nghiệp đưa ra làm nhà ở xã hội, cộng với tiền đầu tư xây dựng. Nhưng khi xây xong nếu không thu được tiền thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình thế khó khăn. Còn người mua nhà bỏ ra mấy chục phần trăm giá trị căn hộ cũng không có nhà để ở.
Do đó, bà Oanh kiến nghị đảm bảo nguồn vốn, có thể là 120.000 tỷ đồng hoặc hơn, để phù hợp với chương trình xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội. Ngoài ra, cũng cần đánh giá lại nhu cầu thực tế nhà ở xã hội, tránh tình trạng cung vượt cầu nhưng doanh nghiệp không có đủ vốn để triển khai.
“Chúng tôi chuẩn bị triển khai dự án nhà ở xã hội trong tháng 3/2025, đã làm việc với ngân hàng và ban đầu được chấp thuận lãi suất 6,1%/năm trong 10 năm. Tuy nhiên, khi gửi văn bản thì lại ghi là "sáu tháng điều chỉnh một lần".
Với chính sách này, người mua nhà sẽ rất hoang mang không biết sau sáu tháng có tăng hay không. Vì vậy phần chính sách hỗ trợ lãi suất cho người mua nhà ở xã hội cần có sự ổn định, ít nhất là trong 10 năm để người mua yên tâm”, bà Oanh nói.
Bằng cách áp dụng các mô hình phát triển tiên tiến và thúc đẩy chính sách tài chính hợp lý, bà Oanh kỳ vọng sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết bài toán nhà ở xã hội tại Việt Nam, mang lại những giải pháp bền vững và nhân văn hơn cho người lao động thu nhập thấp.
Nữ tướng Kim Oanh vượt qua nghịch cảnh
Kim Oanh Group tham vọng với nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội sẽ là phân khúc được Kim Oanh Group ưu tiên phát triển, mục tiêu đến năm 2028 đưa ra thị trường khoảng 40.000 sản phẩm.
Kim Oanh Group có 'quên' dành đất xây nhà ở xã hội?
Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group cho biết đã bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội tại hai dự án Khu dân cư Cầu Đò và Khu dân cư Mỹ Phước 4 theo đúng phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh Bình Dương.
Nữ tướng Kim Oanh vượt qua nghịch cảnh
Mặc dù bị dồn vào chân tường nhưng bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group, không coi người tố cáo mình là kẻ thù mà luôn tìm cách hoá thù thành bạn, thậm chí trở thành đối tác khi đã hiểu nhau.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Bất động sản Hạ Long giữ nhịp tăng giá dù thị trường biến động
Thủ phủ du lịch miền Bắc tiếp tục khẳng định vị thế khi thị trường bất động sản tại đây duy trì được nhịp tăng giá ổn định qua các năm. Các dấu hiệu của thị trường cũng dự báo chu kỳ tăng giá mới sắp được “kích hoạt”.
Con đường trắc trở đến 'thành phố dưỡng lành' La Pura
Ẩn sau cái tên mỹ miều La Pura – “thành phố dưỡng lành” là một dự án cũ từng gây xôn xao với tên gọi Astral City. Sau thời gian dài im ắng, dự án trở lại với diện mạo mới và chiến lược truyền thông bài bản. Nhưng đổi tên liệu có đủ để làm mới niềm tin của người mua nhà?
BIM Land giới thiệu bộ sưu tập biệt thự giới hạn tại Thanh Xuan Valley
BIM Land chính thức giới thiệu bộ sưu tập giới hạn gồm 31 căn biệt thự hạng sang tại Valley Park Residences – phân khu biệt thự đồi thông nằm trong lòng thung lũng Thanh Xuan Valley, nơi được mệnh danh là “viên ngọc xanh” phía Bắc thủ đô.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.