Gỡ nút thắt cuối cùng, Lọc hóa dầu Bình Sơn thông đường lên HoSE
Việc xóa bỏ thành công khoản nợ quá hạn của công ty con là bước "đột phá" giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn đáp ứng các điều kiện niêm yết của HOSE.
Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang đứng trước cơ hội hợp tác đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, mới nhất là với Shipbuilding Marine Engineering Cooperative (GSMEC), một công ty ngành công nghiệp đóng tàu và năng lượng của Hàn Quốc.
GSMEC quan tâm đến việc tham gia các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam và cơ hội hợp tác với BSR, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng đang trở thành xu hướng toàn cầu, ông Kang Young Shin, Giám đốc điều hành Công ty GSMEC, cho biết tại buổi làm việc hôm 12/9.
Ông Kang Young Shin kỳ vọng sẽ hợp tác với BSR “phát triển các mô hình năng lượng mới và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp này”. GSMEC đã hoạt động trong ngành đóng tàu và năng lượng từ năm 2018, đang tham gia vào một dự án lớn, tổng vốn đầu tư khoảng 12 tỷ USD của chính phủ Hàn Quốc.
Đáp lại, ông Mai Tuấn Đạt, Phó tổng giám đốc Lọc hóa dầu Bình Sơn nói rằng, việc Công ty GSMEC quan tâm đến sự hợp tác đầu tư tại BSR là cơ hội quan trọng, phù hợp với chiến lược mở rộng và phát triển các giải pháp công nghệ thân thiện với môi trường của công ty thời gian tới.
GSMEC đến Bình Sơn đúng thời điểm công ty đang triển khai kế hoạch mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, tổng mức đầu tư gần 1,5 tỷ USD. Con số này tăng 18,55% so với tổng mức đầu tư tại Quyết định số 482/QĐ-TTg ngày 5/5/2023 là 31.240 tỷ đồng, tương đương 1,257 tỷ USD.
Thời gian thực hiện việc đầu tư nâng cấp, mở rộng này là 37 tháng kể từ ngày ký hợp đồng EPC, dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2028. Hiện dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng.
Để thu xếp vốn, theo BSR, cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay là 40/60, nhưng sẽ được xem xét, điều chỉnh phù hợp với thực tế khả năng cân đối nguồn. Bình Sơn cũng dự định tăng vốn điều lệ từ 31.000 tỷ đồng lên 50.000 tỷ đồng bằng cách chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu.
Trước đó, BSR đã làm việc với đơn vị kiểm toán chuyên nghiệp trong nước để triển khai kiểm toán báo cáo tài chính được lập theo IFRS - chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế về minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho BSR thu xếp vốn trong quá trình nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
BSR, nhà cung cấp các sản phẩm lọc hóa dầu, đang theo đuổi mục tiêu trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch BSR, từ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3/11/2022 của Bộ Chính trị, BSR đánh giá cơ hội đầu tư, tận dụng lợi thế hạ tầng để đón đầu các xu hướng mới.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” định hướng lấy Nhà máy lọc dầu Dung Quất là hạt nhân, xây dựng Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại miền Trung.
Việc xóa bỏ thành công khoản nợ quá hạn của công ty con là bước "đột phá" giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn đáp ứng các điều kiện niêm yết của HOSE.
Thủ tướng vừa chỉ đạo nóng về 3 nội dung tái cấu trúc dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn làm chủ đầu tư.
Theo kế hoạch, năm nay BSR sẽ trải qua đợt bảo dưỡng định kỳ 50 ngày khiến nhà máy lọc dầu phải đóng cửa hoàn toàn và dự báo tỷ suất lọc dầu sẽ thấp hơn so với mức đỉnh điểm của năm 2022.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.