Doanh nghiệp
Công ty cơ khí lớn nhất Việt Nam chuẩn bị báo lãi lớn nhờ các liên doanh ô tô, xe máy
Năm 2018, Honda tiếp tục thống trị trên thị trường xe máy giúp VEAM hưởng lợi rất lớn. Ước tính, 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của Honda tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tổng công ty máy động lực và nông nghiệp Việt Nam (VEAM) là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy và sản xuất, lắp ráp xe tải với thương hiệu VEAM Motor. Năm 2017, công ty có vốn điều lệ của VEAM lên tới 13.288 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, từ lâu, hoạt động sản xuất máy lắp nông nghiệp của công ty không mang lại lợi nhuận. Thay vào đó, phần lớn lợi nhuận đến từ các công ty liên doanh, dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy và ô tô tại Việt Nam, bao gồm Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam. VEAM nắm giữ 20 – 30% cổ phần vào các liên doanh này.
Đều đặn mỗi năm, các công ty liên doanh liên kết mang về cho VEAM khoảng hơn 5.000 tỷ đồng lợi nhuận. Trong đó, riêng Honda đóng góp khoảng 85% vào con số này. Năm 2018, Honda tiếp tục thống trị trên thị trường xe máy giúp VEAM hưởng lợi rất lớn. Ước tính, 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của Honda tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trái với nhận định của nhiều chuyên gia về việc thị trường xe máy đã bước vào giai đoạn bão hòa, làn sóng chuyển đổi từ xe số sang xe tay ga giúp Honda tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trên 10% sau 9 tháng đầu năm. Biên lợi nhuận từ bán xe tay ga cao hơn đáng kể so với xe số, giúp tỷ suất sinh lời của công ty tốt hơn. Thị phần của Honda đã tăng 5%, từ 72% trong năm 2017 lên 77% trong quý 3/2018.
Ngoài xe máy, doanh số các dòng xe ô tô mới của Honda ghi nhận tăng trưởng 80% so với cùng kỳ. Thị trường ô tô đang bùng nổ tại Việt Nam những năm gần đây giúp sản lượng ô tô bán ra của Honda tăng mạnh 25%/năm. Trong khi các mẫu sedan tăng trưởng tốt, các mẫu xe du lịch tăng mạnh nhờ tận dụng cơ hội dòng SUV Fortuner của Toyota nhập khẩu khó khăn.
Ngoài Honda, 2 công ty liên doanh khác với VEAM là Toyota và Ford cũng cho thấy tín hiệu phục hồi. Trong 6 tháng đầu năm 2018, doanh số bán xe của Toyota và Ford giảm lần lượt 13% và 33% so với cùng kỳ năm ngoái do Nghị định 116 ảnh hưởng đến việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.
Với việc các hãng đáp ứng Nghị định 116 và bắt đầu nhập khẩu trở lại từ tháng 7/2018, doanh số quý 3 của Toyota tăng 15%, Ford tăng 21% so với quý trước đó. Sự phục hồi của Toyota ở mảng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc có thể giúp hãng xe này cải thiện lợi nhuận trong năm 2018, qua đó tác động gián tiếp tới lợi nhuận của VEAM.
Kết quả kinh doanh thuận lợi đẩy giá cổ phiếu VEAM liên tục tăng bất chấp thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh. Trong 3 tháng gần nhất, giá cổ phiếu của VEAM đã tăng 28%.
VEAM cũng là mục tiêu được các nhà đầu tư săn đón trong làn sóng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Hiện tại, Bộ Công thương vẫn nắm 88,47% cổ phần tại VEAM và dự kiến sẽ bán 52,75% cổ phần (tương đương 700,9 triệu cổ phiếu) để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 36%.
Một đối tác tiềm năng có thể mua VEAM đó là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam(Vinamco). Vinamco không phải là một cái tên xa lạ khi là ‘cánh tay nối dài’ chuyên để th âu tóm các doanh nghiệp Nhà nước thoái vốn của bà Nguyễn Thị Nga – chủ tịch BRG Group, tập đoàn kinh doanh bất động sản, nghỉ dưỡng và sân golf lớn trong nước.
Toyota vượt Thaco trong cuộc chiến thị phần ô tô Việt Nam tháng 10/2018
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.