Dừng công bố dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về sản xuất nước mắm do vướng nhiều ý kiến trái chiều

Nhật Minh Thứ ba, 12/03/2019 - 13:10

Trong thời gian gần đây, Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm đang thu hút sự chú ý của dư luận khi nhiều doanh nghiệp, chuyên gia đều cho rằng sẽ gây khó khăn cho nước mắm truyền thống.

Lo ngại Dự thảo ‘bóp nghẹt’ các cơ sở nước mắm truyền thống

Mặc dù, dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản soạn đã kết thúc thời gian lấy ý kiến góp ý từ ngày 28/2, nhưng đến nay vẫn đang vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà sản xuất nước mắm lẫn chuyên gia trong ngành. Trong đó, phần lớn phản hồi là có nhiều nội dung trong dự thảo không phù hợp thực tế sản xuất.

Lo ngại của các doanh nghiệp nước mắm truyền thống

Nhiều doanh nghiệp cho rằng một số nội dung mang tính chất ‘bóp nghẹt’ các cơ sở nước mắm truyền thống. Trong khi đó, các cơ sở này đang bị cạnh tranh mạnh mẽ, hàng giả hàng nhái tràn lan, dự thảo nếu được thông qua sẽ càng khiến cho nước mắm truyền thống thêm khó khăn.

Đơn cử như việc dự thảo đưa ra yêu cầu kiểm soát các loại thuốc thu y, thuốc bảo vệ thực vật trong khi nguyên liệu làm nước mắm là cá biển chứ không phải cá nước ngọt nên không thể có thuốc thú y. Quy định này buộc các nhà sản xuất tốn tiền xét nghiệm các chỉ tiêu không có nguy cơ tồn dư trong nước mắm.

Hay quy định vại, thùng chứa nước mắm, làm mắm phải có màu sáng, trong khi hàng trăm năm nay, nước mắm vẫn được chứa trong các dụng cụ tối màu như chum, vại, bể xi măng…

Mặt khác, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo đang đánh đồng giữa sản xuất nước mắm truyền thống và công nghiệp. Tuy quy trình sản xuất khác nhau nhưng đến khi ra thành phẩm lại không phân định rõ ràng khiến người tiêu dùng mập mờ, không hiểu.

Thêm nữa, trong các hội thảo góp ý gần đây, quy định nhà sản xuất phải loại bỏ cá nguyên liệu đã bị phân hủy mạnh nhằm loại bỏ chất histamin (một chất có thể gây ngộ độc nếu hàm lượng quá cao) trong dự thảo được cho là bất hợp lý và gây khó đối với các cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống. 

Với tiêu chuẩn histamin trong dự thảo, chỉ có nước mắm công nghiệp mới đáp ứng được vì chúng là loại nước mắm pha loãng. Việc sử dụng cá không tươi khi làm nước mắm là bình thường, trừ nước mắm Phú Quốc ướp muối ngay trên tàu.

Câu trả lời của Ban soạn thảo

Theo giải trình của Ban soạn thảo, tiêu chuẩn này được xây dựng trước hết để sử dụng làm tài liệu hướng dẫn cải thiện thực hành sản xuất nước mắm nhằm đáp ứng được các yêu cầu an toàn thực phẩm, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng.

Trả lời báo chí gần đây, theo ông Đào Trọng Hiếu, Phó phòng phát triển thị trường thủy sản, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản, dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia có mục đích đưa ra những khuyến nghị, khuyến cao, khuyến khích để áp dụng phân tích, nhận diện tất cả các mối nguy tiềm ẩn có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trên từng công đoạn sản xuất, chế biến nước mắm.

Ông Hiếu cho biết theo luật, tiêu chuẩn là khuyến khích, công bố áp dụng, không bắt buộc, doanh nghiệp tùy thực tế của mình để thực hiện. Quy chuẩn là đưa ra những chỉ tiêu, giới hạn bắt buộc phải làm theo, là bản quy phạm pháp luật được ban hành.

"Tiêu chuẩn này hoàn toàn không đưa ra các chỉ tiêu cũng như mức giới hạn cho các chỉ tiêu đó, chúng tôi chỉ nhận diện mối nguy cho doanh nghiệp. Nếu nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu từ nuôi trồng thì phải nhận diện khả năng mối nguy về mặt dư lượng bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Nhận diện histamine vì không ai cổ xúy cho chuyện dùng cá ươn để đi làm nước mắm", ông Hiếu cho biết. 

TS. Nguyễn Hoàng Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cũng khẳng định, dự thảo này theo đúng tinh thần pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng không phải bắt buộc. Với lo ngại tiêu chuẩn sẽ thành quy chuẩn, lúc đó sẽ gây khó khăn cho nước mắm truyền thống thì tôi xin khẳng định quá trình xây dựng quy chuẩn kỹ thuật hoàn toàn khác, độc lập với xây dựng tiêu chuẩn. Khi thực sự có xây dựng quy chuẩn thì toàn bộ bước nghiên cứu xây dựng dự thảo, lấy ý kiến, thẩm định… là độc lập”.

Dừng công bố Dự thảo tiêu chuẩn

Sáng nay, ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ cho biết sẽ dừng công bố dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia "Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm" để tiếp tục xin ý kiến các hiệp hội, tổ chức, chuyên gia… bằng văn bản hoặc đối thoại hay tổ chức hội thảo. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng và không để ảnh hưởng đến các tổ chức sản xuất kinh doanh nước mắm.

Theo đó, một bộ tiêu chuẩn quốc gia, quy phạm thực hành sản phảm trong một lĩnh vực nào đó sẽ liên quan đến vài bộ, ngành. Tuy nhiên, khi được đưa vào thực hiện đều phải đảm bảo 3 nguyên tắc gồm phải phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam ở từng giai đoạn; mỗi bộ tiêu chuẩn phải đảm bảo sự đồng thuận của các thành phần liên quan trong xã hội (đây là nguyên tắc ở nhiều nước trên thế giới, không riêng Việt Nam); cuối cùng là phải đảm bảo sự hài hòa lợi ích của các bên liên quan.

Theo ông Tạc, dự thảo tiêu chuẩn về nước mắm khi được công bố đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Do đó, nhằm hoàn thiện dự thảo quy chuẩn này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết sẽ cùng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các bên, cho đến khi công bố dự thảo sẽ đảm bảo được 3 tiêu chí này.

Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia về Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì soạn thảo, Tổng cục Đo lường chất lượng (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) cùng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định và công bố.

Vào chiều qua (11/3), Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam liên quan đến dự thảo Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì soạn thảo.

Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu kỹ các ý kiến của các tổ chức, hiệp hội về tiêu chuẩn cho nước mắm, tổ chức đối thoại tạo thống nhất, bảo đảm sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng. Đặc biệt, các quy chuẩn tiêu chuẩn đưa ra không để ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất, kinh doanh nước mắm truyền thống.

Tập đoàn TH rót nghìn tỷ nuôi bò sữa, sản xuất nước mắm ở Phú Yên

Tập đoàn TH rót nghìn tỷ nuôi bò sữa, sản xuất nước mắm ở Phú Yên

Đầu tư -  7 năm

Không chỉ nuôi bò sữa và sản xuất thực phẩm sạch, Tập đoàn TH còn sử dụng Phú Yên làm bàn đạp để bước chân vào lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng.

Ông Nguyễn Đăng Quang lọt danh sách tỷ phú thế giới nhờ bán nước mắm

Ông Nguyễn Đăng Quang lọt danh sách tỷ phú thế giới nhờ bán nước mắm

Doanh nghiệp -  7 năm

Sự hiện diện của sản phẩm nước mắm và các gia vị không thể thiếu trong phòng bếp của người Việt Nam đã giúp "ông trùm" ngành tiêu dùng Nguyễn Đăng Quang trở thành tỷ phú đô la thứ ba của Việt Nam.

Nước mắm, nước dừa... thời 4.0

Nước mắm, nước dừa... thời 4.0

Diễn đàn quản trị -  7 năm

Từ nước mắm cho đến dừa… nếu cứ làm theo cách truyền thống thì không thể sản xuất quy mô, khó lòng mà tiến ra thị trường quốc tế.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  11 phút

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  36 phút

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  1 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  1 ngày

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  11 phút

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  36 phút

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  1 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  2 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  2 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  3 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.