Khởi nghiệp
FastGo và mục tiêu 1 triệu khách hàng tại Myanmar
Sau 1 năm ra mắt, ứng dụng gọi xe FastGo đã có mặt tại 3 quốc gia là Việt Nam, Myanmar và Singapore, thực hiện gần 2 triệu chuyến đi thành công, với đội ngũ đối tác lái xe lên tới 70.000 người.
Cuối năm ngoái, FastGo đã chính thức ra mắt dịch vụ tại Myanmar, hợp tác liên doanh với tập đoàn Asia Sun Group, đánh dấu bước đi của doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư ra thị trường nước ngoài ở lĩnh vực gọi xe công nghệ.
Tại đây, FastGo triển khai 2 dịch vụ là FastCar (gọi xe 4 bánh) và FastTaxi (gọi xe taxi). Công ty tiếp tục duy trì lợi thế cạnh tranh của mình với chiến lược: không thu % chiết khấu đối với đối tác lái xe, chỉ thu phí dịch vụ cố định.
Ông Nguyễn Hữu Tuất - Nhà sáng lập & Chủ tịch FastGo Group cho biết, tại Myanmar mặc dù mới ra mắt dịch vụ chính thức được 2 tháng, nhưng startup này đã thu hút được 100.000 khách hàng sử dụng, với hơn 4.000 đối tác tài xế.
"FastGo được khách hàng và đối tác tài xế tại Myanmar chào đón bởi chính sách không thu phí chiết khấu và giá tốt nhất thị trường", ông Tuất tiết lộ.
Dự kiến, trong 6 tháng cuối năm 2019, FastGo sẽ phát triển 1 triệu khách hàng tại Myanmar với 20.000 đối tác tài xế, tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dịch vụ FastGo, trong đó có mảng Thanh toán điện tử và Dịch vụ tài chính.

Bên cạnh Myanmar, FastGo cũng đã có mặt tại Singapore từ tháng 4. Với thị trường này, FastGo tiếp tục theo đuổi chiến lược không thu phí hoa hồng. Khoản phí này là dưới 5 USD nếu thu nhập của tài xế vượt quá 30 USD mỗi ngày.
Hôm qua (18/6), bên lề khuôn khổ chuyến thăm Myanmar, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cùng đoàn công tác của Chính phủ đã ghé thăm Trung tâm giới thiệu và Chăm sóc khách hàng FastGo tại Myanmar Plaza, bên cạnh các tên tuổi lớn của Việt Nam như BIDV, HAGL, Mytel.
Tại đây, Phó Thủ tướng đã nghe các lãnh đạo FastGo báo cáo kết quả và tình hình hoạt động của FastGo tại Myanmar, kế hoạch đầu tư và mở rộng các dịch vụ trong lĩnh vực kinh tế chia sẻ tại thị trường Myanmar và khu vực Đông Nam Á.
Ứng dụng gọi xe FastGo chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6/2018. Sau một năm hoạt động, FastGo hiện có mặt tại 3 quốc gia là Việt Nam, Myanmar và Singapore, thực hiện gần 2 triệu chuyến đi thành công, với đội ngũ đối tác lái xe lên tới 70.000 người.
FastGo hiện đang cung cấp các dịch vụ chính là FastCar, FastTaxi, FastBike. Không chỉ dừng lại ở mảng gọi xe, gần đây FastGo còn tung ra dịch vụ du lịch bằng trực thăng mang tên FastSky, hướng tới các hoạt động tăng tính trải nghiệm.
Tháng 8/2018, ứng dụng này công bố nhận vốn đầu tư từ quỹ Vinacapital Ventures, một quỹ đầu tư quy mô 100 triệu USD mới ra mắt. Được biết số tiền FastGo nhận được từ quỹ này khoảng 3 triệu USD.
Sau gọi trực thăng, FastGo sẽ có dịch vụ gọi du thuyền
Sau gọi trực thăng, FastGo sẽ có dịch vụ gọi du thuyền
Bên cạnh mảng gọi xe, FastGo đang tích cực xây dựng một hệ sinh thái dịch vụ du lịch gồm: gọi trực thăng, du thuyền với hy vọng tạo ra sự khác biệt trong cuộc chạy đua với Grab, Go-Viet, Be
Dịch vụ gọi trực thăng của FastGo ra mắt vào ngày 10/5
Chi phí thấp nhất cho một lần gọi dịch vụ trực thăng ngắm cảnh Vịnh Hạ Long do FastGo cung cấp là khoảng 3 triệu đồng.
FastGo có thể được định giá 150 triệu USD
Ông Nguyễn Hữu Tuất, CEO FastGo cho biết, nếu công ty hoàn tất vòng gọi vốn series B trị giá 50 triệu USD trong ít tháng sắp tới, thì mức định giá này là hoàn toàn có cơ sở.
FastGo - những bước chân thần tốc
Tháng 3/2018, trước tin đồn Uber rút khỏi Đông Nam Á, ý tưởng ra đời ứng dụng gọi xe FastGo lại ngày càng thôi thúc ông Nguyễn Hữu Tuất. Vị CEO gọi đây là thời cơ lớn. “Một thị trường phát triển luôn cần có hai đến ba tay chơi. Uber rút lui sẽ để lại cơ hội cho các startup khác. Có thể nói, FastGo chính là mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái đa dịch vụ đã được chúng tôi chuẩn bị 15 năm nay ở Nexttech. Thay vì chỉ đứng sau các đơn vị taxi truyền thống, đã đến lúc FastGo cần phất cờ tiến lên ph
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.
Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ
Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.
MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO
Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.
Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?
Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.