'Dịch tả lợn châu Phi có thể khiến Việt Nam thua trên sân nhà trong EVFTA và CPTPP'

Hạ Vũ Thứ ba, 02/07/2019 - 16:31

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, sau khi tham gia EVFTA và CPTPP, thịt lợn bên ngoài thâm nhập sâu rộng vào thị trường nội địa. Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực vào cuộc phòng, chống và sớm khống chế dịch tả lợn.

Thành công bước đầu trong nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.

Tại cuộc họp về "Giải pháp sử dụng vắc xin, chế phẩm sinh học" hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay đã tròn 5 tháng (từ 1/2/2019) kể từ khi xảy ra ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Hưng Yên. Từ trước khi xuất hiện dịch và cả cho đến bây giờ, cả hệ thống chính trị, cả ngành nông nghiệp và toàn bộ các thành phần kinh tế đã cùng vào cuộc chống bệnh dịch tả lợn châu Phi hết sức quyết liệt.

Tuy nhiên, nguy cơ bệnh dịch vẫn tiếp tục xảy ra, đe doạ tới ngành chăn nuôi. Khi dịch xảy ra, các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học đã được ngành nông nghiệp đặt lên hàng đầu, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu vắc xin.

Báo cáo về tình hình nghiên cứu bệnh dịch tả châu Phi, GS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hiện nay Học viện đang thực hiện 7 đề tài nghiên cứu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao. Trong đó đề tài nghiên cứu vắc xin vô hoạt thế hệ mới đã bước đầu đạt thành công trong phòng thí nghiệm.

Theo bà Lan, các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân lên số lượng lớn.

Cách đây 4 tháng, Học viện bắt đầu nghiên cứu 4 loại vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi gồm vắc xin vô hoạt (đã thử nghiệm trong phòng thí nghiệm), nhược độc truyền thống (đã làm các kỹ thuật tạo chủng virus, đang cấy chuyển thử nghiệm sinh học phân tử), vắc xin nhược độc tự nhiên (đang sàng lọc chọn chủng tự nhiên), vắc xin dùng công nghệ xóa gene (đang triển khai các nghiên cứu).

Ông Trần Xuân Hạnh, đại diện Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung ương Navetco cho biết, nếu vắc xin nghiên cứu thành công, chắc chắn công ty sản xuất được. 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cũng đã thông tin bước đầu việc sử dụng chế phẩm sinh học có lợi bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và các biện pháp an toàn sinh học. 

Đánh giá của một số mô hình áp dụng chế phẩm vi sinh có lợi (probiotic) kết hợp với các biện pháp an toàn sinh học cho thấy, việc sử dụng tổng thể giải pháp kép trên đang mang lại hiệu quả tích cực trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Đáng chú ý, công tác nghiên cứu vắc xin và thử nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi có sự tham gia tích cực của một số doanh nghiệp chăn nuôi. 

Việc áp dụng chế phẩm sinh học được các đơn vị sử dụng trong cả thức ăn và xử lý phế thải vật nuôi, bảo vệ môi trường, tránh lây lan bệnh dịch. Hầu hết các mô hình đều cho thấy những hiệu quả bước đầu rất tích cực.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, Việt Nam tham gia 2 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới EVFTA và CPTPP sẽ khiến thịt lợn bên ngoài thâm nhập sâu rộng vào Việt Nam. Do đó, Việt Nam có thể thua ngay trên sân nhà nếu không tích cực vào cuộc phòng, chống và sớm khống chế dịch tả lợn.

'Dịch tả lợn châu Phi có thể khiến Việt Nam thua trên sân nhà trong EVFTA và CPTPP'
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Nguồn ảnh: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Liên quan đến hướng sản xuất vắc xin, Bộ trưởng đề nghị Học viện Nông nghiệp Việt Nam đẩy nhanh nhất tiến độ thực hiện. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: “Thành công trong quy mô phòng thí nghiệm chỉ là bước đầu, ra được vắc xin thương mại lại là vấn đề khác. Do đó, các đơn vị không được chủ quan”.

Bộ trưởng khuyến nghị, phương thức tiếp cận sản xuất vắc xin cần theo hướng sáng tạo nhất, không đi theo lối mòn. Ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, chăn nuôi nói riêng định hướng đi theo phát triển nông sản đặc sản. Do đó, việc bảo tồn các nguồn lợi gien lợn khoẻ mạnh trong dịch bệnh là nhiệm vụ hết sức quan trọng.

Đối với giải pháp về sử dụng chế phẩm, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị tổng hợp các quy trình, đặc biệt là nhóm công nghệ Nhật Bản vì so với thế giới, Nhật Bản luôn đi đầu trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, cần rà soát hoàn thiện quy trình an toàn sinh học, tiến tới có hướng dẫn và phổ biến rộng rãi đến người chăn nuôi cả nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, an toàn sinh học và chế phẩm vi sinh là vũ khí “kép”, cũng là duy nhất hiện nay có hiệu quả đối với công tác phòng, chống dịch tả lợn. Trong việc áp dụng song hành hai giải pháp trên, cần lưu ý có giải pháp phù hợp, chi tiết cho cả chăn nuôi nhỏ và chăn nuôi lớn.

Trong suốt 100 năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu sản xuất được 7 dòng vắc xin dịch tả lợn Châu Phi (đã đánh giá tính hiệu lực) từ các chủng giống virus nhược độc.

Tuy nhiên, việc thương mại hóa các loại vắc xin này gặp nhiều khó khăn, do chi phí sản xuất rất cao, vì vậy việc phòng bệnh cho các trang trại chăn nuôi lợn với dịch tả lợn châu Phi không được thực hiện. Mỗi khi mầm bệnh lây lan, biện pháp được áp dụng là tiêu hủy đàn lợn.

Dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên 60 tỉnh, thành trên cả nước. Gần 3 triệu con lợn nhiễm bệnh đã bị tiêu hủy. Hiện dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm và nguy cơ tiếp tục lây lan các tỉnh còn lại, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chính phủ ban hành nghị quyết phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Chính phủ ban hành nghị quyết phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Tiêu điểm -  5 năm

Nguy cơ bệnh dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục phát sinh và lây lan nhanh và lan tỏa đến các địa bàn chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn.

Tạm ứng ngay 1.200 tỷ đồng hỗ trợ các vùng mắc dịch tả lợn châu Phi

Tạm ứng ngay 1.200 tỷ đồng hỗ trợ các vùng mắc dịch tả lợn châu Phi

Tiêu điểm -  5 năm

Ngoài khó khăn trong việc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi có lợn chết vì dịch, chi phí hỗ trợ cho công tác tiêu huỷ, chôn lấp lợn bị dịch cũng còn thấp.

Thủ tướng: 'Chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'

Thủ tướng: 'Chống dịch tả lợn châu Phi như chống giặc'

Tiêu điểm -  5 năm

Theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, hiện cả nước có khoảng 14 doanh nghiệp có kho lạnh và năng lực cấp đông. Tuy nhiên, khả năng hỗ trợ cấp đông lại quá nhỏ so với tổng sản lượng thịt lợn hiện nay.

Dịch tả gây thiệt hại lớn, tiêu huỷ 2 triệu con lợn

Dịch tả gây thiệt hại lớn, tiêu huỷ 2 triệu con lợn

Tiêu điểm -  5 năm

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cảnh báo nguy cơ dịch tả lợn châu Phi sẽ lan vào những hộ chăn nuôi lớn.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  1 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  1 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  2 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  3 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  19 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  22 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

Đọc nhiều