Doanh nghiệp
Dự án giấy An Hòa của Geleximco chưa thoát lỗ lũy kế
Một phần nguồn vốn của dự án giấy An Hòa để đầu tư dây chuyền sản xuất giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng ký với các ngân hàng Pháp từ năm 2009.
Năm ngoái Công ty Cổ phần Giấy An Hòa đã tăng vốn điều lệ lên 4.500 tỷ đồng từ mức 3.695 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông mới của công ty không được công bố, nhưng trước đó Tập đoàn Geleximco của doanh nhân Vũ Văn Tiền nắm giữ gần 70% cổ phần của công ty này.
Sau khi tăng vốn, các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh của Giấy An Hòa tăng thêm 462 tỷ đồng. Đồng thời các khoản vay ngắn và dài hạn cũng giảm khoảng 700 tỷ đồng so với cuối năm 2018.
Đến cuối năm ngoái, tổng vay nợ của Giấy An Hòa theo báo cáo công ty mẹ còn khoảng 3.350 tỷ đồng so với mức hơn 4.100 tỷ đồng năm 2018 và gần 5.000 tỷ đồng năm 2017. Việc duy trì quy mô nợ vay lớn khiến công ty phải trả lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong 3 năm qua.
Chi phí lãi vay lớn khiến Công ty Giấy An Hòa chỉ đạt lợi nhuận khiêm tốn 98 tỷ đồng năm ngoái, các năm trước đó đạt 282 tỷ đồng (2018) và 158 tỷ đồng (2017). Lợi nhuận tích lũy trong các năm gần đây vẫn chưa đủ bù lỗ lũy kế của công ty trong các năm đầu đi vào hoạt động phải ghi nhận chi phí khấu hao lớn. Cụ thể, đến cuối năm ngoái, công ty vẫn còn lỗ lũy kế 1.688 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, thành viên của Tập đoàn Geleximco, được thành lập năm 2002, là chủ đầu tư của nhà máy Bột giấy và Giấy An Hòa, được xây dựng trên quy mô 223ha tại tỉnh Quyên Quang.
Dự án bao gồm 2 dây chuyền sản xuất bột giấy có công suất 130.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2012 và giấy cao cấp có công suất 140.000 tấn/năm đi vào hoạt động thương mại từ năm 2014.
Tổng đầu tư của nhà máy được ghi nhận hơn 9.000 tỷ đồng và đã được khấu hao hơn 3.260 tỷ đồng tính đến cuối năm ngoái. Đáng chú ý, một phần nguồn vốn vay của dự án để đầu tư dây chuyên giấy tráng phấn cao cấp được Chính phủ bảo lãnh theo các hợp đồng tín dụng được ký vào cuối năm 2009.
Các ngân hàng cung cấp vốn vay cho dự án gồm Ngân hàng Calyon, Ngân hàng BNP Paribas và Ngân hàng Natixis. Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, Công ty Giấy An Hòa phải thế chấp các máy móc thiết bị và quyền liên quan tại Bộ Tài Chính. Đến cuối năm 2017, giá trị tài sản thế chấp còn khoảng 2.759 tỷ đồng.
Trước đó, năm 2015, Giấy An Hòa cũng đã phát hành cổ phiếu ưu đã hoàn lại để tăng vốn thêm 695 tỷ đồng cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn từ 3.000 tỷ đồng lên 3.695 tỷ đồng.
Các cổ đông góp vốn đợt này có quyền yêu cầu công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ cổ phần với giá không thấp hơn giá mua ban đầu sau 1 năm kể từ này góp vốn.
Thông báo phát hành khi đó của công ty cho biết, mục đích của đợt tăng vốn nhằm cơ cấu lại nguồn vốn, giảm tỷ lệ vay ngân hàng và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hé lộ bức tranh tài chính của tập đoàn Geleximco
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.