FDI vào Trung Quốc và các nước đang phát triển có dấu hiệu phục hồi

Phạm Sơn Thứ hai, 09/11/2020 - 09:23

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển đang suy giảm nặng nề, trong khi khu vực Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển đang có dấu hiệu phục hồi tương đối khả quan.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã suy giảm gần 50% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ 2019.

Số liệu từ Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) cho thấy, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu đã suy giảm gần 50% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân chủ yếu là do các tập đoàn đa quốc gia tạm dừng nhiều dự án đầu tư đang tiến hành cũng như từ bỏ kế hoạch đầu tư mới vì lo ngại về Covid-19.

Mức giảm mạnh nhất thuộc về các quốc gia phát triển, ước tính chỉ đạt 98 tỷ USD, giảm tới 75%, đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Hà Lan và Thụy Sĩ.

“Số liệu cho thấy tác động của đại dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn so với những gì chúng ta tưởng”, ông James Zhan, Giám đốc đầu tư và doanh nghiệp UNCTAD cho biết.

Hình thức đầu tư thông qua mua bán sáp nhập (M&A) trong ba quý đầu năm đạt 319 tỷ USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là trong lĩnh vực kỹ thuật số và dịch vụ tài chính.

Bên cạnh đó, tổng giá trị của các dự án đầu tư mới, hình thức đầu tư đang là xu thế của dòng vốn FDI toàn cầu đạt 358 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, giảm 37% so với năm 2019.

Châu Á đang phục hồi, Trung Quốc là ngôi sao sáng

Các khu vực bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ chứng kiến mức suy giảm nhẹ hơn, với 12% ở châu Á, 28% ở châu Phi và 25% đối với Nam Mỹ.

Trong bức tranh ảm đạm của FDI toàn cầu, Trung Quốc trở thành kẻ đi ngược với xu thế, với mức tăng trưởng trong thu hút FDI đạt 2,5%, trong đó giá trị các thương vụ M&A tăng tới 84%, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thương mại điện tử.

Các chuyên gia UNCTAD lý giải, mức tăng trưởng dương trong nguồn vốn FDI vào Trung Quốc chứng tỏ sức hút của thị trường đông dân nhất thế giới này vẫn còn rất mạnh mẽ, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ và dịch bệnh Covid-19.

Đặc biệt, ông Zhan cho biết, Trung Quốc đang có nhiều chính sách nhằm nới lỏng các quy định về thu hút FDI, thông qua việc mở rộng các danh mục đầu tư cũng như nhiều phương án hỗ trợ doanh nghiệp.

Tại khu vực Đông Nam Á, trong 6 tháng đầu năm thu hút FDI giảm tới 20% do sự suy giảm nặng nề ở 3 thị trường là Singapore (giảm 28%), Indonesia (giảm 24%) và Việt Nam (giảm 16%). Các thương vụ M&A cũng là động lực để duy trì tính ổn định của dòng vốn vào khu vực này, chủ yếu ở lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng.

Tính đến tháng 10/2020, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt 23,48 tỷ USD, bằng 80,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu vào lĩnh vực chế biến, chế tạo.

Cùng với đó, lĩnh vực năng lượng sạch đang được chú trọng ưu tiên thu hút đầu tư cũng đóng góp tương đối khả quan vào tổng nguồn vốn FDI tiếp nhận, đặc biệt với dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng tại Bạc Liêu của Singapore với vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD.

UNCTAD dự đoán, FDI toàn cầu năm 2020 chứng kiến mức suy giảm 30 – 40% do các nhà đầu tư vẫn còn giữ tâm lý dè dặt kể cả khi đại dịch không tiếp tục bùng phát mạnh mẽ. Trong đó các thị trường đang phát triển và khu vực Đông Á sẽ ổn định và phục hồi bền vững hơn so với phần còn lại của thế giới.

Các chuyên gia nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc, cùng với những rủi ro về địa chính trị, tạo ra một tương lai vô cùng khó lường cho đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên, FDI vẫn được xác định là động lực vô cùng quan trọng cho quá trình tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển.

Do đó, UNCTAD cùng nhiều tổ chức quốc tế đưa ra khuyến cáo các nước cần đảm bảo những biện pháp phòng chống dịch hiệu quả nhưng cũng duy trì chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại để không tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  18 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  1 ngày

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  1 ngày

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  7 phút

Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì

Nhịp cầu kinh doanh -  10 phút

Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  2 giờ

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  2 giờ

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  15 giờ

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.