Leader talk
Mở cửa rồi, du lịch làm gì tiếp theo?
Theo các chuyên gia, bình thường mới trong du lịch phải có yếu tố an toàn, không chỉ an toàn cho du khách, người làm du lịch, mà còn an toàn trong sản phẩm, trong môi trường du lịch.
Những bước tiếp theo cần cân nhắc
Mặc dù Việt Nam đã chính thức mở cửa du lịch với khách quốc tế vào ngày 15/3 vừa qua, ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn du lịch quốc gia (TAB), nhấn mạnh ngành du lịch cần tiếp tục cân nhắc và thực hiện nhanh chóng các hành động tiếp theo.
Theo đó, Việt Nam cần truyền thông nhanh, sớm, hiệu quả về việc mở cửa du lịch, khẳng định là điểm đến an toàn với du khách quốc tế, dù thời gian qua, hành động của Việt Nam đã được giới truyền thông nước ngoài dành sự quan tâm lớn và đưa tin nhiều.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo vận hành an toàn, chất lượng cao trong thời gian tới, vị chủ tịch TAB phân tích tại hội thảo mở cửa trở lại hoạt động du lịch tại Việt Nam tổ chức bởi Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN mới đây.
Ông Kiên lưu ý ưu tiên của khách là về môi trường, hoạt động an toàn, bền vững, do đó, các địa phương cần có chính sách đảm bảo hoạt động, vận hành hệ thống du lịch xanh, thân thiện.
Ngoài ra, Việt Nam cũng cần nhân cơ hội để hoàn thiện, làm tốt hơn chính sách thị thực và miễn thị thực.
Ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhấn mạnh việc mở cửa là thông tin rất tốt lành, nhưng phải đi kèm các chính sách cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở việc tuyên bố.
Việt Nam cần có các chính sách rõ ràng, thông thoáng, đơn cử như áp dụng yêu cầu thị thực như thời điểm trước dịch, tiến hành ngay vấn đề hộ chiếu vaccine và đưa đây thành hoạt động chính thức.
Trước đó, tại hội nghị phát động mở lại hoạt động du lịch Việt Nam, bà Nguyễn Minh Hằng, trợ lý bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Bộ Ngoại giao, cho biết bộ đã và đang hỗ trợ quảng bá, truyền thông du lịch Việt Nam ra nước ngoài, và hỗ trợ kết nối du lịch Việt Nam trong bối cảnh bình thường mới.
Theo bà Hằng, việc triển khai mở cửa du lịch của Việt Nam có một số thuận lợi như xu thế dịch bệnh đã thay đổi, chính sách mở cửa du lịch đã được hơn 50 quốc gia áp dụng.
Cùng với đó, nhu cầu du lịch của người dân trên thế giới có xu hướng tăng, cộng hưởng cùng đà phục hồi kinh tế trong nước cũng như các phương án triển khai cho việc mở cửa du lịch đã khá thông thoáng.
Về vấn đề truyền thông, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Phó tổng giám đốc Vietravel, cho rằng Việt Nam cần có thông điệp truyền thông mang tính tổng thể, kết nối các vùng, các tỉnh để gửi thông điệp tới thế giới rằng Việt Nam đang chào đón du khách.
Kế hoạch truyền thông cần phải được nhìn thấy, nghe thấy và lắng nghe để mọi người thấy rõ hơn được sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam trong khu vực.
Những xu hướng du lịch đáng chú ý
Theo ông Kiên, du lịch Việt Nam cũng sẽ ghi nhận một số xu hướng đáng chú ý giống như toàn cầu, đơn cử như xu hướng bảo tồn, phát triển du lịch xanh, đảm bảo tính bền vững sẽ tiếp tục nổi lên.
Bên cạnh đó, khách du lịch – những người có nhu cầu và thường đi du lịch – sẽ có mong muốn tiếp tục và có khả năng chi trả cao hơn. Dịch chuyển này đã được ghi nhận tại khu vực Tây Âu, bất chấp các ảnh hưởng từ nền kinh tế.
Ngoài các xu hướng chung, các khảo sát của TAB vừa qua cho thấy tại Việt Nam, khách hàng mong muốn các nhà cung cấp dịch vụ có những giảm giá lớn hơn so với quốc tế. Cùng với đó là xu hướng dịch chuyển xa hơn kể từ thành phố, tăng trải nghiệm thiên nhiên.

Với vai trò đứng đầu Thiên Minh Group – một doanh nghiệp lữ hành, hàng không, khách sạn, du lịch trực tuyến, ông Kiên nhấn mạnh xu hướng an toàn cực kỳ quan trọng, tại ra sự an toàn cao nhất cho nhân viên, khách hàng cũng như đối tác dù yếu tố này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.
Chia sẻ đồng quan điểm, ông Bình cho rằng trong bối cảnh chưa có nhiều chính sách cụ thể, bình thường mới trong du lịch là đưa sự an toàn vào mọi hoạt động của du lịch, từ sản phẩm du lịch, đến đào tạo nhân lực, thị trường du lịch.
“An toàn ở đây không chỉ là an toàn cho khách du lịch, mà còn phải an toàn cho người làm du lịch, cho cộng đồng dân cu xung quanh. An toàn còn nằm trong vấn đề môi trường – trách nhiệm của người làm du lịch, đi du lịch về vấn đề môi trường như thế nào”, ông phân tích.
Vị chủ tịch TAB cũng lưu ý thêm sự phục hồi của du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chính sách phù hợp và liên tục của chính phủ.
Ông cho biết cứ mỗi khi ngành du lịch mở ra một chút, hạn chế đi lại bỏ đi một chút thì doanh thu quay trở lại rất mạnh, tăng trưởng hàng tuần có thể lên tới 200 – 300%, thậm chí đang từ con số 0 có thể nhảy vọt lên mức hai con số mỗi ngày.
Xu hướng này thể hiện rõ nhất trong đợt Tết vừa qua khi thị trường du lịch nội địa ghi nhận nhiều chuyển động tích cực.
“Với các chính sách cởi mở và hợp lý như hiện nay thì cuối tháng 4, đầu tháng 5, phục hồi du lịch có thể đến rất nhanh, thậm chí có thể vượt qua mức được ghi nhận vào năm 2019”, ông dự báo.
Trong khi đó, du lịch quốc tế sẽ cần thời gian phục hồi và kinh nghiệm cho thấy sẽ khác nhau theo từng thị trường.
Ông Kiên cho rằng thị trường khách Trung Quốc sẽ chưa thể phục hồi trong thời gian ít nhất 12 tháng tới, còn những khu vực khác sẽ khả quan hơn, nhanh nhất là Anh, Ireland có thể mất ba tháng quay về ngưỡng 2019. Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý dù hạn chế một phần vì kinh tế nhưng cũng có thể phục hồi trong vòng 6 – 8 tháng tới, trong khi khách Mỹ sẽ mất khoảng 12 tháng.
Một trong những thị trường truyền thống đáng chú ý là Úc, với dự báo khoảng 6 – 8 tháng sẽ trở lại ngưỡng trước đại dịch.
Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào những thị trường này để có kế hoạch và hành động phù hợp, đón đầu làn sóng khách quốc tế trở lại.
‘Mở cửa du lịch không chỉ là đứng dậy thật nhanh’
Đo 'độ mở' của phương án mở cửa du lịch Việt Nam
Chính sách thị thực được khôi phục như trước đại dịch Covid-19, khách quốc tế chỉ yêu cầu kết quả âm tính trước khi xuất cảnh, còn khách nội tham gia du lịch không có bất cứ hạn chế nào.
‘Mỏ kim cương’ của du lịch Việt
Nếu như trước đây thế giới biết đến Việt Nam là quốc gia anh hùng trong chiến tranh thì nay các di sản như vịnh Hạ Long, hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, đô thị cổ Hội An, cố đô Huế… chính là những “thỏi nam châm” thu hút du khách quốc tế, đưa Việt Nam trở thành điểm đến du lịch di sản hấp dẫn hàng đầu thế giới.
Doanh nghiệp du lịch hoang mang sau đề nghị của Bộ Y tế
Trong bối cảnh du lịch chuẩn bị trên chủ trương mở cửa hoàn toàn với khách nước ngoài vào ngày 15/3 tới, những kiến nghị về quy định kiểm soát chặt chẽ hơn từ Bộ Y tế mới đây khiến nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”.
Du lịch vẫn chìm trong u ám
Mặc dù độ phủ vaccines lớn và du lịch nội địa đã mở cửa trở lại, phục hồi du lịch Nha Trang vẫn còn chậm với tăng trưởng lượng khách thấp, trong bối cảnh số lượng ca mắc mới liên tục tăng nhanh.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.