Doanh nghiệp bất động sản 'mắc cạn'

Phương Linh Thứ bảy, 11/03/2023 - 09:54

Pháp lý khó khăn, dòng vốn tắc nghẽn, thanh khoản đóng băng, các doanh nghiệp bất động sản đang mắc cạn, ách tắc cả "đầu vào và đầu ra" của dự án.

Ba cơn gió ngược

Nghiên cứu sâu lĩnh vực tài chính - tiền tệ và bất động sản nhưng chuyên gia kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực cũng phải thừa nhận rằng: "Cách đây đúng một năm trước, không ai nghĩ rằng, tình hình thị trường bất động sản sẽ rơi vào bất ổn như thời điểm hiện tại." 

Ông Lực nhìn nhận năm 2022 là một năm “họa vô đơn chí” đối với nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam do chịu ảnh hưởng bởi ba cơn gió ngược: khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu; thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại nhưng vẫn tăng trưởng chậm và thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu bất ổn.

“Nếu không có giải pháp cho những cơn gió ngược này, chúng ta sẽ đánh mất khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay”, ông Lực chia sẻ tại Diễn đàn Bất động sản mùa Xuân lần III do Reatimes tổ chức ngày 10/3/2022.

Doanh nghiệp bất động sản "mắc cạn"!
TS. Cấn Văn Lực

Vị chuyên gia này nhấn mạnh, ách tắc dòng vốn và vướng mắc pháp lý đang là hai khó khăn lớn nhất cho thị trường bất động sản hiện nay. Trong đó, liên quan đến dòng vốn, dư địa cho vay vẫn còn, nhưng vấn đề là cấu trúc vốn của thị trường đang bất hợp lý.

“Năm 2021, cấu trúc vốn bình thường nhưng sang đến năm 2022 là bất bình thường khi vốn tín dụng cho bất động sản chiếm đến 74%, tăng khoảng 24% so với cuối năm 2021. Các doanh nghiệp bất động sản cần cân đối lại cấu trúc nguồn vốn của để tránh lệ thuộc. Cụ thể, vốn tín dụng chỉ nên chiếm 40%”, ông Lực khẳng định.

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam cũng cho rằng, thị trường bất động sản đang "trong mùa đông băng giá", nhiều doanh nghiệp đang mắc cạn, chưa thấy mùa xuân trở lại với thị trường.

Ông Lộc dẫn chứng, so với năm 2021, năm 2022 đã tăng gần 40% số doanh nghiệp phá sản, giải thể. Tuy nhiên, đây chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Các doanh nghiệp còn lại đang duy trì hoạt động cũng rơi vào cảnh "vô cùng khốn đốn".

Những khó khăn nổi cộm nhất hiện nay được ông Lộc gói gọn trong mấy chữ: tài chính, pháp lý. 65% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản đến từ những vướng mắc chính sách, pháp lý; 20% từ nguồn vốn và 15% từ các yếu tố thị trường - doanh nghiệp. 

"Khi pháp lý khó khăn, dòng vốn ách tắc, doanh nghiệp bị tắc cả đầu vào lẫn đầu ra, rơi vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan”, ông Lộc nhận định.

Hoàn thiện thể chế để phát triển bền vững

Chính phủ, Quốc hội đang cố gắng tháo gỡ những bất cập về pháp lý, nhưng ông Lộc cho rằng, để thị trường nhanh chóng hồi phục, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế, vai trò của Nhà nước cần phải thể hiện rõ ràng, bởi đột phá về thể chế sẽ dẫn đường cho sự hồi sinh của thị trường bất động sản.

Ông Lộc nhấn mạnh, dư địa về cải cách thể chế, về pháp lý là vô tận. Đây là vấn đề lớn nhất cần có sự quan tâm sát sao và kịp thời. Vai trò của Nhà nước trong vấn đề này là rất lớn để có thể tiếp sức sức cho các doanh nghiệp. Song song với đó, cần thúc đẩy các ngân hàng giãn nợ, hoãn nợ, gỡ khó cho doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bất động sản
Diễn đàn Bất động sản Mùa Xuân lần thứ III và lễ vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2022 - 2023

Ông Trần Quang Trung, Giám đốc Phát triển kinh doanh OneHousing cũng cho rằng, thị trường bất động sản đang cần hỗ trợ pháp lý rất lớn, rất quan trọng vào lúc này.

Nếu so sánh với giai đoạn khủng hoảng cách đây 10 năm của thị trường thì hiện trên thị trường bất động sản, yếu tố đầu cơ vẫn còn nhiều, trong khi hành lang pháp lý chưa rõ ràng, chưa quản lý thật tốt. Đó là nguồn gốc gây khó khăn cho mọi vấn đề trên thị trường hiện nay.

Bên cạnh vấn đề pháp lý, việc điều tiết dòng tiền cũng quan trọng hơn bao giờ hết. Chính phủ cần tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về dòng vốn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có dự án tốt, pháp lý đầy đủ, phục vụ nhu cầu thực.

Mặt khác, ông Trung cho rằng, sau khủng hoảng, yếu tố quản trị doanh nghiệp và quản trị danh mục đầu tư càng cho thấy vai trò quan trọng. Đó là bài học sâu sắc cho các doanh nghiệp làm bất động sản trong thời gian vừa qua.

Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp cần tự cứu mình bằng cách tái cơ cấu doanh nghiệp, bán bớt các tài sản, quản trị tốt dòng tiền và quản trị rủi ro. Thị trường bất động sản trong khó khăn cũng có cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp. Đây là sự sàng lọc tất yếu của thị trường.

Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Bất động sản -  2 năm
Từ cuối 2022 đến nay, thị trường bất động sản bị siết trong “gọng kiềm” của lãi suất cao - hạn chế tín dụng, pháp lý “đóng băng" nên thiếu nguồn hàng mới, trái phiếu… đã ảnh hưởng đến tâm lý người mua và tình hình giao dịch chung. Khơi thông thị trường, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư đang là mối bận tâm của rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Bất động sản -  2 năm
Từ cuối 2022 đến nay, thị trường bất động sản bị siết trong “gọng kiềm” của lãi suất cao - hạn chế tín dụng, pháp lý “đóng băng" nên thiếu nguồn hàng mới, trái phiếu… đã ảnh hưởng đến tâm lý người mua và tình hình giao dịch chung. Khơi thông thị trường, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư đang là mối bận tâm của rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.
Kinh tế khởi sắc, bất động sản trở lại 'đường đua'

Kinh tế khởi sắc, bất động sản trở lại 'đường đua'

Bất động sản -  2 năm

Tiếp đà tăng trưởng trong năm ngoái, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ có thêm những bứt phá mạnh mẽ trong năm nay, tạo thêm lực đẩy để thị trường bất động sản phục hồi như giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Khơi thông 'nút thắt' thị trường bất động sản

Bất động sản -  2 năm

Từ cuối 2022 đến nay, thị trường bất động sản bị siết trong “gọng kiềm” của lãi suất cao - hạn chế tín dụng, pháp lý “đóng băng" nên thiếu nguồn hàng mới, trái phiếu… đã ảnh hưởng đến tâm lý người mua và tình hình giao dịch chung. Khơi thông thị trường, lấy lại niềm tin của nhà đầu tư đang là mối bận tâm của rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Chính thức cho phép thanh toán trái phiếu bằng bất động sản

Chính thức cho phép thanh toán trái phiếu bằng bất động sản

Tài chính -  2 năm

Nghị định số 08/2023/NĐ-CP bổ sung quy định trong trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu theo phương án phát hành đã công bố cho nhà đầu tư , doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác.

Giá bán bất động sản Hưng Yên tiệm cận Hà Nội

Giá bán bất động sản Hưng Yên tiệm cận Hà Nội

Bất động sản -  2 năm

Giá bán căn hộ cung cư và biệt thự liền kề tại Hưng Yên đang tiệm cận mức giá tại Hà Nội khi chỉ thấp hơn lần lượt 14% và 17%.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  4 ngày

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Bất động sản -  6 ngày

Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Bất động sản -  1 tuần

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  1 tuần

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Bất động sản -  1 tuần

Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?

Tiêu điểm -  3 giờ

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ

Tiêu điểm -  5 giờ

Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng

Tài chính -  6 giờ

ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại

Tài chính -  6 giờ

Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68

Leader talk -  6 giờ

Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.