Doanh nghiệp bất động sản nín thở chờ phục hồi

Phương Linh Thứ bảy, 08/04/2023 - 10:41

Trong bối cảnh khó khăn, thách thức chưa từng có như hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang tìm mọi cách để tồn tại, cố gắng vượt qua giai đoạn thị trường này để chờ đợi thời cơ phát triển sắp tới.

Các doanh nghiệp bất động sản đang tiếp tục thu hẹp hoạt động, tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm giảm bớt khó khăn, áp lực

Khó khăn chưa từng có trong lịch sử

Chia sẻ về những khó khăn mà thị trường bất động sản đang phải đối mặt, ông Tô Văn Hùng, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Hải Phòng nhìn nhận, các doanh nghiệp chủ đầu tư, sàn giao dịch bất động sản và nhân viên môi giới đang gặp phải những thách thức lớn chưa từng có. 

Ông Hùng cho rằng, chưa bao giờ các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khó khăn như hiện nay khi mà dự án đóng băng thanh khoản, doanh nghiệp không có dòng tiền trong khi niềm tin của khách hàng giảm sút nghiêm trọng. Nhiều khách hàng kiện cáo, trả lại bất động sản, đòi chủ đầu tư thanh lý hợp đồng nhưng không đòi được tiền về hoặc chủ đầu tư trả bằng cách hoán đổi bất động sản tại các dự án khác. 

Đây là điều chưa từng có tiền lệ trên thị trường. Điều này càng làm lòng tin của khách hàng đối với các chủ đầu tư và thị trường chung bị ảnh hưởng nặng nề. Không chỉ các khách hàng đã mua bất động sản mà còn đối với cả các nhà đầu tư đang có ý định vào thị trường cũng xuất hiện tâm lý dè chừng, ngần ngại xuống tiền ở thời điểm hiện tại. 

Tất cả các yếu tố đó đã kéo thanh khoản bất động sản đóng băng, doanh nghiệp ngày càng rơi vào bế tắc dòng tiền từ phát triển dự án. 

Cuộc chiến sinh tồn của doanh nghiệp bất động sản

Cùng chung những nhận định về khó khăn của thị trường bất động sản thời điểm hiện tại, tại hội thảo với chủ đề "Toàn cảnh quý I và diễn biến quý II thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023", ông Đỗ Phúc Quyết, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư bất động sản Happy Group cũng cho rằng, hiện có đến 40 - 50% các doanh nghiệp trên thị trường đã thu nhỏ mô hình kinh doanh đến 60% quy mô so với thời điểm trước đó. Nếu như trước đây, doanh nghiệp có quy mô 100 nhân viên thì hiện tại chỉ còn 30 - 40 người còn ở lại làm việc. 

Đối với các sàn giao dịch, khó khăn là rất lớn khi không bán được hàng, không có nguồn doanh thu. Đặc biệt, một số sàn môi giới đất nền đất lẻ đã buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động.

Thị trường hiện chỉ còn một số các doanh nghiệp phát triển bất động sản chuyên nghiệp, uy tín và các môi giới có kinh nghiệm, thâm niên với nghề vẫn còn tiếp tục hoạt động. Số lượng môi giới trên thị trường đã suy giảm rất nhiều để chuyển sang các ngành nghề khác, ông Quyết nhận định.

Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2023 của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, các doanh nghiệp phát triến dự án hiện phần lớn đang tiếp tục thu hẹp hoạt động sản xuất, quy mô và số lượng dự án, tiếp tục tái cấu trúc doanh nghiệp, dừng dự án, bán hoặc đình chỉ hoạt động đầu tư dự án nhằm giảm bớt khó khăn, áp lực.

Với các doanh nghiệp dịch vụ bất động sản, hầu hết các sàn giao dịch mới thành lập (khoảng 2 năm đổ lại) đều phải đóng cửa. Theo thống kê từ các sàn giao dịch bất động sản là hội viên của VARS, trong quý I tiếp tục có thêm 30%-50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. Đặc biệt, có khu vực con số này lên tới 80%.

Với các môi giới bất động sản, số lượng môi giới nghỉ việc không ngừng gia tăng. Ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30% - 40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Cá biệt, tại một số khu vực, số lượng môi giới bất động sản tiếp tục nghỉ việc lên tới 80%.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, đây là giai đoạn đầy thách thức đối với những đơn vị môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại, nhưng cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn.

Theo điều tra, phần lớn môi giới bất động sản nghỉ việc đều thuộc nhóm “lính mới” hoặc “tay ngang”. Điển hình là nhóm môi giới bắt sóng các đợt sốt ảo, quá “phấn khích” và duy trì song song hai trạng thái tay ngang vừa là “nhà đầu tư” vừa “môi giới bất động sản”.

Để tồn tại qua thời gian này, một số môi giới bất động sản đã tìm hướng mới bằng cách chuyển sang mảng cho thuê. Trên thị trường chỉ còn một số ít môi giới thuộc nhóm môi giới bất động sản chuyên nghiệp tuy có khó khăn nhưng vẫn bám trụ được với thị trường.

Chưa hết khó khăn trong ngắn hạn

Theo ông Hùng, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp đều đang bằng mọi cách để tồn tại, cố gắng vượt qua giai đoạn thị trường này để chờ thời cơ phát triển trong giai đoạn tới. 

Trong đó, việc thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự, cơ cấu lại các tải sản, dự án là cách giúp doanh nghiệp có thể giữ lại công ty, tránh sự đổ vỡ, phá sản. 

Hàng trăm nghìn môi giới bất động sản lao đao

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cũng cho rằng, trong quý I/2023, thị trường bất động sản tiếp tục trạng thái trầm lắng, chưa có dấu hiệu phục hồi. Các doanh nghiệp, môi giới bất động sản, khách hàng, nhà đầu tư cùng nhau “ấn nút chờ” các thông tin tích cực từ thị trường.

Toàn bộ thị trường “nín thở”, không hoàn toàn “án binh bất động” nhưng luôn trong trạng thái nghe ngóng, chờ đợi từng động thái từ phía Chính phủ.

Hai tháng cuối quý I vừa qua, , thị trường đã đón nhận những tín hiệu tích cực từ việc ban hành nghị định 08/2023/NĐ- CP, nghị quyết 33/NQ-CP, thông tin về gói tín dụng 120 nghìn tỷ của các ngân hàng thương mại, 5 quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và thông tin sửa đổi, bổ sung Thông tư số 16/2021/TT-NHNN.

Các giải pháp nhằm “gỡ rối” cho thị trường thể hiện được quyết tâm đồng hành từ phía Chính phủ đối với các doanh nghiệp nhằm tiếp thêm niềm tin cho các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia thị trường.

Tuy nhiên, các giải pháp mới đang phát huy ở giai đoạn “trấn an tinh thần”. Chưa đủ độ ngấm và lực để trở thành đòn bẩy, tạo cú hích cho thị trường “bật dậy”. Hiện Chính phủ vẫn chưa ban hành điều chỉnh luật mới, văn bản dưới luật như nghị định, thông tư... dẫn đến chưa thể tháo gỡ một cách triệt để các rào cản cho thị trường hồi phục.

Thị trường có tín hiệu tích cực nhưng chưa có kết quả cụ thể, chưa thực sự thoát ra khỏi khó khăn, trầm lắng. Nhiều doanh nghiệp vẫn lao đao, đối mặt với khủng hoảng và phá sản trong thời gian tới, thông tin từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay.

'Chỉ báo đáy' cho đầu tư bất động sản

'Chỉ báo đáy' cho đầu tư bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Giá bất động sản nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đợt giảm sâu trong thời gian tới trước khi bắt đầu chu kỳ phục hồi và tiếp tục đi lên.
'Chỉ báo đáy' cho đầu tư bất động sản

'Chỉ báo đáy' cho đầu tư bất động sản

Bất động sản -  1 năm
Giá bất động sản nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đợt giảm sâu trong thời gian tới trước khi bắt đầu chu kỳ phục hồi và tiếp tục đi lên.
Giải pháp đẩy nhanh sự phục hồi của bất động sản

Giải pháp đẩy nhanh sự phục hồi của bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Thị trường bất động sản cần các nhóm chính sách tháo gỡ khó khăn cả trong ngắn hạn và dài hạn để có thể sớm phục hồi.

Vì sao giá bất động sản vẫn chưa giảm?

Vì sao giá bất động sản vẫn chưa giảm?

Bất động sản -  1 năm

Thị trường bất động sản đang chờ đợi một đợt điều chỉnh giảm giá để vượt qua khủng hoảng.

Cuộc chiến sinh tồn của doanh nghiệp bất động sản

Cuộc chiến sinh tồn của doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Trong suốt nhiều năm qua, đầu tư lớn, mở rộng quy mô dự án một cách nhanh chóng, thần tốc từng được coi là con đường phát triển và thước đo thành công của nhiều doanh nghiệp bất động sản. Thế nhưng giờ đây, mục tiêu chính của họ chỉ là bằng mọi cách để "sinh tồn".

Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Vẫn u ám bức tranh bất động sản nghỉ dưỡng 2023

Bất động sản -  1 năm

Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang đứng trước những thách thức rất lớn do sự phục hồi chậm của ngành du lịch, nguồn cung quá lớn và thiếu các dòng sản phẩm phù hợp.

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  8 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  8 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  8 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  8 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  8 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  14 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.