Tiêu điểm
Samsung hỗ trợ đào tạo 200 chuyên gia tư vấn Việt Nam
Chương trình khai mạc ngày 17/4, thực hiện trong vòng 2 năm 2018 - 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần, mỗi năm đào tạo 100 chuyên gia.
Các chuyên gia tư vấn người Việt sẽ được đào tạo để có đủ năng lực trong tư vấn và đào tạo lại cho các doanh nghiệp cung ứng trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam, giúp các doanh nghiệp này nâng cao năng lực cạnh tranh để nắm bắt được cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ông Shim Won Hwan, Tổng giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết sự hợp tác này đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình hợp tác giữa Samsung và Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
“200 chuyên gia cốt cán người Việt Nam được đào tạo trong chương trình sẽ đóng vai trò hạt nhân để đào tạo nhân rộng cho các doanh nghiệp trong cả nước, từ đó sẽ tạo ra sự lan tỏa lớn tác động đến quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam”, lãnh đạo Samsung khẳng định.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhận định, sự hợp tác này sẽ góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy khả năng cạnh tranh và mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có tập đoàn Samsung.

Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hàn Quốc tại Việt Nam vào tháng 3/2018 tại Hà Nội, đại diện Bộ Công thương Việt Nam và Tổ hợp Samsung Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ về việc triển khai chương trình đào tạo này.
Theo đó, chương trình đào tạo sẽ kéo dài trong hai năm 2018 – 2019 với 8 khóa học, mỗi khóa học kéo dài 12 tuần bao gồm 4 tuần cho việc đào tạo lý thuyết và 8 tuần cho việc đào tạo thực hành tại doanh nghiệp nội địa.
Mỗi năm, chương trình sẽ đào tạo 100 chuyên gia tư vấn lành nghề theo một quy trình tư vấn đã được Samsung áp dung rất thành công bao gồm: Đánh giá tình hình hoạt động và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam; Tư vấn đổi mới sản xuất, quản lý chất lượng và lưu thông hàng hóa thông qua việc duy trì môi trường làm việc (5S3D) và cải tiến năng suất; Cải thiện cơ sở sản xuất như chất lượng và lưu thông hàng hoá.
Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ là một trong những lĩnh vực đang được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, chú trọng phát triển. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực này đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện, các chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ cũng đang được triển khai thực hiện.
Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp cung ứng linh phụ kiện, phụ tùng của Việt Nam vẫn còn yếu, số lượng doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu khắt khe về chất lượng và tham gia sâu được vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia trong đó có Samsung còn hạn chế.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, chất lượng của đội ngũ chuyên gia tư vấn tại Việt Nam là một trong những yếu tố then chốt.
Được biết song song với chương trình đào tạo cho chuyên gia cốt cán người Việt Nam, Samsung Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai chương trình tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp Việt Nam tiềm năng do chuyên gia Hàn Quốc đảm nhiệm.
Sau ba tháng tư vấn, các doanh nghiệp đều báo cáo đạt được những kết quả đáng kể trong việc cải tổ sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tính đến hết năm 2018, dự kiến sẽ có 38 doanh nghiệp Việt Nam được tư vấn trong chương trình này, trong đó gồm 4 doanh nghiệp đã được tư vấn trong năm 2015, 10 doanh nghiệp trong năm 2016, 12 doanh nghiệp trong năm 2017 và dự kiến 12 doanh nghiệp sẽ được tư vấn trong năm 2018.
Tính đến thời điểm hiện tại, con số các doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cứng cấp 1 của Samsung đã tăng lên mạnh mẽ, từ 4 doanh nghiệp năm 2014 lên tới 29 doanh nghiệp vào năm 2017 và dự kiến tiến tới 50 doanh nghiệp vào năm 2020.
Các doanh nghiệp này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho các nhà máy của Samsung tại Việt Nam bao gồm: Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), Tổ hợp SEHC (TP.HCM), Samsung Display Vietnam (Bắc Ninh), Samsung SDI Việt Nam (Bắc Ninh) và Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên).
Gần 1/3 doanh thu của Samsung đến từ các công ty ở Việt Nam
Nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới: 60.000 nhân công, ăn 13 tấn gạo mỗi ngày
Nhân công giá rẻ làm việc trong các nhà máy Samsung giúp họ tạo ra những chiếc smartphone với giá thành rẻ hơn so với đối thủ Apple.
Phó tổng giám đốc Samsung lý giải nguyên do năng suất lao động Việt Nam thấp
Nhìn từ câu chuyện đội tuyển U23 Việt Nam, ông Bang Hyun Woo, Phó tổng giám đốc Samsung Việt Nam cho rằng một CEO giỏi cũng giống như một huấn luyện viên biết dùng người sẽ khai thác được tiềm năng và giá trị của người lao động.
Samsung Electronics đạt lợi nhuận quý kỉ lục lần thứ tư liên tiếp
Samsung Electronics mới đây đã đánh dấu mức lợi nhuận hoạt động quý cao nhất trong lịch sử với 14,7 tỷ USD nhờ vào nhu cầu chíp nhớ cho điện thoại di động tăng cao.
Gần 1/3 doanh thu của Samsung đến từ các công ty ở Việt Nam
Việt Nam tiếp tục đóng vai trò là “công xưởng sản xuất” lớn của Samsung khi 4 công ty của doanh nghiệp này tại Việt Nam đạt doanh thu trên 61 tỉ USD, tương đương với khoảng 30% tổng doanh thu Samsung toàn cầu.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Chi phí không chính thức có dấu hiệu 'lan rộng'
Số doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức trong năm 2024 tăng mạnh so với kết khảo sát năm 2023 của Liên đoàn Công nghiệp và thương mại Việt Nam.
Loạt cơ chế đặc thù cho các dự án đường sắt tỷ đô
Cơ chế đặc thù để đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá cho các dự án động lực quốc gia.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Cận cảnh toa tàu quý tộc tuyến Hà Nội - Hải Phòng
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.