Tiêu điểm
Ngành bán lẻ sẽ ra sao nếu thiếu công nghệ?
Vài năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến rất nhiều nhà bán lẻ do không kịp thích ứng với thời đại mới đã phải đóng cửa.
Năm 2019, chỉ tính riêng các hãng bán lẻ Mỹ đã đóng cửa hơn 8.200 cửa hàng, vượt qua tổng số 5.589 cửa hàng của năm trước nữa, theo dữ liệu từ Coresight Research. Trong khi đó, các kênh bán hàng online lại phát triển bùng nổ và trở thành những ông lớn trong ngành bán lẻ, như các tập đoàn Amazon, Alibaba,...
Điều này chứng minh một thực tế: thị trường bán lẻ đang cực kỳ cạnh tranh và những thay đổi, xu hướng sẽ đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Trong đó, vai trò của chuyển đổi số và công nghệ là rất quan trọng. Các ứng dụng công nghệ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nhân sự, dễ dàng quản lý hệ thống, đem lại năng suất lao động cao hơn giúp các nhà bán lẻ nâng cao khả năng cạnh tranh.
Không chỉ áp dụng trong kinh doanh, công nghệ còn tạo ra sự kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, tạo ra sự minh bạch và phát triển bền vững. Nếu không có công nghệ thì các nghiệp vụ như thanh toán, logistics... khó mà phát triển nhanh và hiệu quả.
Ngày nay, khách hàng hiện đại luôn có xu hướng tìm kiếm sự tiện lợi để tiết kiệm thời gian. Do đó, trải nghiệm mua sắm suôn sẻ mọi lúc mọi nơi chính là mong muốn của họ. Việc tối ưu hoá trải nghiệm của người tiêu dùng và các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách cho phép khách hàng được truy cập liên tục các dữ liệu đa dạng để nắm bắt sản phẩm và dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu khách hàng một cách thuận lợi, tiết kiệm thời gian nhất.
Cú hích Covid-19
"Thiên nga đen" Covid-19 vẫn đang không ngừng lan rộng ra toàn cầu, len vào mọi ngõ ngách khiến nền kinh tế nghiêng ngả.
Tuy nhiên, trái ngược với bức tranh ảm đạm của các trung tâm thương mại dưới sự ảnh hưởng của đại dịch, kinh doanh mua sắm trực tuyến lại có mức tăng trưởng khả quan. Theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2/2020, các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte… ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2-4 lần. Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4-5 lần trong cùng giai đoạn.
Các ứng dụng gọi xe nhanh chóng ra mắt dịch vụ đi chợ hộ giúp người tiêu dùng. Đây là những động thái rất nhanh thích ứng với thị trường từ phía các đơn vị bán lẻ.
Thực tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm, xây dựng những kênh giao tiếp, mua bán với khách hàng một cách gần gũi và hiệu quả hơn. Ở những điểm chạm này, các giải pháp công nghệ phát triển giúp cho sự chuyển đổi ngày càng trở nên nhanh chóng hơn.
Sự thay đổi này vô tình đã và đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong cách thức các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động - điều mà trước đây họ chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc chuẩn bị và thích ứng. Dù quy mô lớn hay nhỏ, nếu doanh nghiệp không chịu hòa theo dòng chảy này thì việc bị loại ra khỏi cuộc chơi là điều vô cùng dễ hiểu - giống như hàng loạt doanh nghiệp buộc phải đóng cửa hậu Covid-19.
Số hóa ngành bán lẻ thế nào?
Qua thời gian, nhu cầu mua sắm của con người ngày càng tăng cùng sự phát triển kinh tế, nhưng cách con người mua sắm đã không còn như trước. Công nghệ trong bán lẻ ở đây không đơn thuần là đưa mọi thứ lên mạng thông qua hình thức thương mại điện tử.
Nhiều nhà bán lẻ đã hợp nhất trải nghiệm tại cửa hàng với các nền tảng trực tuyến. Một trong số đó là mua trực tuyến, nhận tại cửa hàng. Dịch vụ này cho phép các công ty mở rộng dịch vụ giao hàng của mình cho người mua hàng trực tuyến, đồng thời tạo kết nối vật lý bằng cách giới thiệu khách hàng tại cửa hàng và cung cấp các ưu đãi kèm theo.
Bên cạnh đó, các công nghệ mới như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (VR) đang ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực bán lẻ. AR được ứng dụng với mục tiêu là giúp khách hàng có thể mua sản phẩm nội thất và đồ trang trí trong nhà một cách thuận tiện và phù hợp ngay trên thiết bị thông minh di động (như Ikea thực hiện).
Internet vạn vật (IoT) cũng được dự đoán là một trong những xu hướng đáng chú ý của ngành bán lẻ. Theo đó, các cửa hàng không cần người thu ngân dự kiến sẽ trở nên phổ biến hơn khi các nhà bán lẻ sử dụng hệ thống thẻ đọc tự động khấu trừ chi phí các mặt hàng từ ứng dụng thanh toán di động của người dùng.
Robot bán lẻ, kệ thông minh cũng sẽ gia tăng, từ đó giảm các tác vụ cần sự can thiệp của con người như ghi chú các mặt hàng bị hết hoặc thất lạc...
Trí tuệ nhân tạo (AI), động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo cũng sẽ gia tăng ứng dụng vào ngành bán lẻ, giúp giảm chi phí vận chuyển, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng, cá nhân hóa trải nghiệm mua sắm và cao hơn là "điều hành" một hệ thống bán lẻ... Mở đầu là cửa hàng Amazon Go khai trương hồi cuối năm ngoái tại trung tâm thành phố San Francisco, Mỹ, được vận hành hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo.
Nhờ AI, người tiêu dùng cũng có thể đặt câu hỏi và nhận được các kết quả đề xuất được cá nhân hóa từ các lần mua trước dựa trên hành vi, tính cách và đặc điểm của họ. Theo một số báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường, năm 2018, chi tiêu cho AI đã đạt 219 tỷ USD, với 71% doanh nghiệp ở Anh và Mỹ áp dụng một số hình thức AI.
Phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam
Tại một buổi tọa đàm diễn ra vào trung tuần tháng 5/2020, ông Lê Trí Thông - CEO PNJ cho biết: "Chúng tôi cũng xác định là phải tận dụng sức gió Covid-19 để đẩy nhanh hơn nữa quá trình F5 - Nhấn nút tái tạo trong hành trình chuyển đổi số".
Ngay khi chính sách giãn cách xã hội diễn ra, PNJ đã nhanh chóng đưa chương trình bán hàng online kết hợp offline và bước đầu cũng thu được hiệu quả tốt. Không chỉ có PNJ, nhiều doanh nghiệp khác cũng bắt đầu thay đổi và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phù hợp với mô hình kinh doanh hậu Covid-19.
Ông Bùi Hải Hà, Phó Giám đốc Hệ thống Thông tin tại FPT Retail chia sẻ, từ năm 2019, mục tiêu chuyển đổi số đã là chiến lược chung của FPT Retail. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số đa phần gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo ông Hà, với một doanh nghiệp bán lẻ vận hành một lúc nhiều chuỗi, với các mặt hàng đa dạng, dẫn đến khách hàng đa dạng, thách thức của FPT Retail trong chuyển đổi số là phải liên tục điều chỉnh chiến lược thích hợp trong tình hình mới.
Phần phức tạp nhất là đảm bảo việc phát triển và vận hành hệ thống. Thách thức đến từ nhân sự bên trong công ty, khi chuyển đổi số diễn ra nhanh với qui mô lớn, FPT Retail không thể lập tức thay đổi theo số lượng nhân sự bộ phận IT.
"Bên cạnh đó, các khách hàng khác nhau có trải nghiệm khác nhau. Nhân viên, quản lí của doanh nghiệp cũng có những trải nghiệm đa dạng với sự đa dạng của sản phẩm kinh doanh. Tuy nhiên, FPT Retail muốn ưu tiên cho trải nghiệm khách hàng", ông nói.
Do đó, tại FPT Retail, tất cả các nhân viên đều sử dụng một ứng dụng chung. Trong đó, nhân viên marketing có thể kiểm tra những chương trình khuyến mãi của công ty hay nhân viên kinh doanh có thể kiểm tra doanh số trong ngày ở bất cứ thời điểm nào.
Cũng theo ông Hà, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng bán lẻ đứng đầu. FPT Retail là một trong những nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam và định vị việc đa dạng hóa chuỗi. Vấn đề làm sao để vượt qua khỏi ranh giới.
"FPT Retail đang có hệ thống chuỗi bán lẻ điện thoại, chuỗi dược phẩm và gần đây nhất là việc thử nghiệm mở cửa hàng mỹ phẩm", Phó Giám đốc Hệ thống Thông tin tại FPT Retail chia sẻ.
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, doanh thu trong quý 1 ngành F&B, dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch giảm lần lượt 9,6% và 27,8%. Số liệu của CBRE Việt Nam cũng cho biết, lượng khách đến tại các trung tâm mua sắm giảm khoảng 80% ở cả TP. HCM và Hà Nội trong thời gian dịch.
Trong bối cảnh doanh thu mua sắm trực tiếp sụt giảm, thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến trở thành giải pháp của nhiều doanh nghiệp bán lẻ theo nhận định của cơ quan này.
Hành trình số hóa các doanh nghiệp bán lẻ của KiotViet
Giá xăng dầu tiếp tục tăng từ chiều 27/6
Giá xăng dầu trong nước tăng tới 893 đồng/lít từ chiều 27/6, ghi nhận kỳ tăng giá thứ tư liên tiếp.
Bài toán giá dịch vụ du lịch hậu Covid-19
Các doanh nghiệp du lịch khẳng định, với chiến lược giá mới, du khách hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp với mức giá phải chăng mà trước đây họ khó có đủ khả năng chi trả.
Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa hậu Covid-19
Các chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng có thể lên tới 100% thay vì tối đa chỉ 50% như theo quy định.
Cuộc đua hút khách của hàng không Việt sắp đến hồi kết?
Các hãng hàng không vẫn liên tục gia tăng tần suất bay, thiết lập thêm hàng loạt đường bay mới nhưng mức giá không còn quá rẻ so với cùng thời điểm năm ngoái.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.