Sự thật trần trụi về tiền
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Đàm phán là năng lực chiến lược của nhà quản trị hiện đại. Cuốn sách "Thuật Đàm Phán" của Brian Tracy giúp tháo gỡ nút thắt trong mọi cuộc thương lượng.
Năng lực đàm phán không chỉ là kỹ năng dành cho nhân viên bán hàng hay đối ngoại mà ngày càng trở thành một yếu tố sống còn đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Cuốn sách “Thuật Đàm Phán” của Brian Tracy có thể xem là cẩm nang giúp các nhà quản trị tháo gỡ nhiều nút thắt trong quá trình thương lượng, hợp tác và xử lý bất đồng.
Khác với quan niệm trước đây rằng đàm phán chỉ xuất hiện trên bàn hội nghị hay trong các cuộc ký kết hợp đồng lớn, thực tế cho thấy nhà quản trị hiện đại phải đàm phán mỗi ngày: với đối tác, khách hàng, nhà cung cấp, thậm chí là với nhân viên trong chính tổ chức của mình.
Một đề xuất tăng trưởng, một kế hoạch tái cấu trúc, một cuộc chuyển nhượng hay một thương vụ M&A, tất cả đều đòi hỏi năng lực thương lượng bài bản.
Điểm khác biệt lớn nhất ở vai trò của nhà quản trị so với nhân viên nghiệp vụ là mỗi cuộc đàm phán của họ thường gắn liền với tầm ảnh hưởng và hệ quả dài hạn đối với tổ chức.
Một quyết định nhượng bộ hay một động thái cứng rắn của nhà lãnh đạo trong quá trình đàm phán có thể dẫn đến những chuyển dịch về lợi ích, vị thế và quan hệ đối tác của doanh nghiệp trong nhiều năm tiếp theo.
Vì thế, đàm phán với nhà quản trị không chỉ dừng ở việc đạt được một thỏa thuận có lợi tức thời, mà còn phải tính đến các yếu tố chiến lược: vị thế đàm phán dài hạn, tính bền vững của quan hệ đối tác và sự cân bằng lợi ích đa bên.
Vấn đề đặt ra là, không phải nhà lãnh đạo nào cũng được đào tạo chuyên sâu về nghệ thuật đàm phán, và không ít người vẫn tiếp cận các cuộc thương lượng bằng trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân.
Hơn thế, trong môi trường kinh doanh biến động và hội nhập sâu rộng như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các cuộc chơi toàn cầu, nơi mà văn hóa đàm phán, chuẩn mực pháp lý và tiêu chuẩn lợi ích giữa các bên thường khác biệt rất lớn.
Việc thiếu kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp không chỉ khiến doanh nghiệp mất cơ hội hoặc rơi vào thế bất lợi mà còn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến các tranh chấp, ảnh hưởng tới danh tiếng và khả năng cạnh tranh.
Đó là lý do vì sao những cuốn sách như “Thuật Đàm Phán” của Brian Tracy, với hệ thống nguyên tắc và chiến thuật thương lượng được đúc kết từ hàng ngàn tình huống thực tiễn quốc tế, đang ngày càng được nhiều nhà lãnh đạo lựa chọn như một công cụ hỗ trợ chiến lược trong quá trình vận hành doanh nghiệp.
Trong cuốn sách này, Brian Tracy hệ thống hóa toàn bộ quá trình đàm phán thành những bước chuẩn bị và thực thi cụ thể, từ khâu xác định mục tiêu tối thiểu và tối ưu, thu thập thông tin về đối tác, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc đàm phán, cho đến cách kiểm soát cảm xúc, quản lý nhịp độ cuộc đối thoại và xử lý tình huống phát sinh.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào bất kỳ cuộc thương lượng nào — từ việc xác định mục tiêu tối thiểu và tối ưu, phân tích đối tác, cho đến việc dự báo các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Một trong những nguyên tắc được ông nhấn mạnh là “Ai càng ít vội vàng, người đó càng có lợi thế”. Trong môi trường kinh doanh thực tế, việc kiểm soát tâm lý chốt nhanh hay nóng vội ký kết thường dẫn đến những điều khoản bất lợi hoặc đánh mất các cơ hội thương lượng bổ sung.
Theo Tracy, bên nào duy trì được thái độ bình tĩnh, sẵn sàng trì hoãn quyết định để đạt được thỏa thuận tối ưu hơn, bên đó thường chiếm ưu thế.
Mọi thứ đều có thể thương lượng, và đàm phán là kỹ năng có thể học được.
Tracy cũng chỉ ra một chiến thuật đàm phán cổ điển mà nhiều nhà quản trị giàu kinh nghiệm vẫn áp dụng: đừng bao giờ chấp nhận đề nghị đầu tiên.
Đề nghị ban đầu trong bất kỳ cuộc đàm phán nào hầu như luôn là mức mà đối tác đã có sự chuẩn bị nhượng bộ tiếp theo. Việc vội vàng chấp nhận đồng nghĩa với việc tự mình hạn chế cơ hội thương lượng tiếp các điều khoản tốt hơn cho doanh nghiệp.
Điều đặc biệt trong phương pháp của Brian Tracy là khả năng biến các cuộc đàm phán đối đầu thành cơ hội hợp tác dài hạn.
Thay vì tư duy thắng – thua, ông đề cao việc đạt được thỏa thuận “đôi bên cùng có lợi”, nơi mỗi bên đều cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng với các nhà quản trị doanh nghiệp trong bối cảnh các mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược ngày càng đóng vai trò thiết yếu với sự phát triển bền vững.
Một điểm đáng chú ý khác mà “Thuật Đàm Phán” đem lại cho giới quản trị là tính ứng dụng đa dạng của các nguyên tắc thương lượng mà Brian Tracy đề xuất.
Khác với nhiều cuốn sách cùng thể loại chỉ tập trung vào các cuộc đàm phán kinh doanh chính thức hoặc thương thảo hợp đồng quốc tế, cuốn sách này mở rộng phạm vi áp dụng sang cả các tình huống nội bộ doanh nghiệp, nơi đàm phán cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng thường bị bỏ qua.
Thực tế trong quá trình điều hành doanh nghiệp cho thấy, rất nhiều vấn đề mà nhà quản trị phải xử lý hàng ngày đều cần đến kỹ năng đàm phán: thương lượng về ngân sách với các phòng ban, phân bổ nguồn lực giữa các dự án ưu tiên, giải quyết bất đồng giữa các bộ phận chức năng hay thậm chí là đàm phán với nhân viên về quyền lợi và nghĩa vụ.
Trong những tình huống này, việc áp dụng đúng nguyên tắc thương lượng sẽ giúp nhà quản trị không chỉ giữ vững quyền uy lãnh đạo mà còn tạo dựng được sự đồng thuận và động lực cho đội ngũ.
Như Tracy phân tích, một cuộc đàm phán nội bộ thành công không phải là khi người lãnh đạo áp đặt được quyết định, mà là khi các bên liên quan đều cảm thấy được lắng nghe, được tôn trọng và sẵn sàng cam kết thực thi các thỏa thuận đạt được.
Thậm chí, trong bối cảnh doanh nghiệp phải tái cấu trúc, cắt giảm chi phí hay thay đổi mô hình kinh doanh, việc nhà quản trị sở hữu kỹ năng thương lượng tốt sẽ giúp quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn, hạn chế xung đột và giữ chân được nhân sự chủ chốt.
Ngoài ra, với các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, nơi mỗi hợp đồng đều đi kèm hàng loạt điều khoản pháp lý và ràng buộc tài chính phức tạp, khả năng thương lượng linh hoạt, khéo léo và kiểm soát được rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các bất lợi về pháp lý và tài chính lâu dài.
Đọc thêm cuốn sách tại đây.
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Khám phá sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng trong quản trị doanh nghiệp với mô hình Mandala và bảy quy tắc vàng.
Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Một doanh nghiệp hiểu rõ tiền là gì, kinh tế vận hành ra sao, và chính sách tác động thế nào đến hành vi thị trường, sẽ có khả năng đưa ra quyết định chính xác hơn.
Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Hiểu rõ logic của tâm trí để tránh sai lệch tư duy, tối ưu hóa quyết định chiến lược và nâng cao hiệu quả quản trị trong doanh nghiệp.
Khám phá sức mạnh của việc đặt câu hỏi đúng trong quản trị doanh nghiệp với mô hình Mandala và bảy quy tắc vàng.
Đàm phán là năng lực chiến lược của nhà quản trị hiện đại. Cuốn sách "Thuật Đàm Phán" của Brian Tracy giúp tháo gỡ nút thắt trong mọi cuộc thương lượng.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đã mở ra dư địa rộng cho điện tái tạo, cùng với minh định cho số phận của một số dự án điện vướng mắc.
Trong tình hình hiện nay, Tổng bí thư nhấn mạnh không có chỗ cho những cán bộ cơ hội, bon chen, trung bình chủ nghĩa, lừng chừng, ngại đổi mới, thu vén cá nhân.
Dù “tick xanh trách nhiệm” mang lại nhiều lợi thế nhưng các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp cung cấp vẫn “ngó lơ”.
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.
Trong phần II của cuộc trao đổi, Chủ tịch Cen Group Nguyễn Trung Vũ nhận định về những thay đổi sẽ diễn ra trên thị trường bất động sản mà nhà đầu tư và người mua cần nắm bắt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Không chỉ là doanh nghiệp “đầu đàn” phát triển vững mạnh, Vinamilk còn là thương hiệu mang đậm bản sắc sáng tạo, tự chủ và quyết liệt của TP.HCM trong hành trình vươn tầm.