Việt Nam là địa điểm sống rẻ thứ hai thế giới 2020
Chi phí sinh hoạt thấp tiếp tục tạo ra sức hút của Việt Nam đối với người nước ngoài.
Vậy mà có một nơi ở Việt Nam, cứ ngồi một chỗ đón luôn giao thừa hai nước. Đó là ở Lào Cai, thành phố ngã ba sông đúng nghĩa. Thành phố nép mình bên sông Hồng, nối hai nước Việt Nam – Trung Quốc.
Theo học giả Đào Duy Anh, giao thừa là “Cũ giao lại, mới tiếp lấy” giữa năm cũ và năm mới. Với các nước ăn “Tết mặt trăng” hay “Tết Âm lịch” đây là thời khắc thiêng liêng với những nghi thức riêng tùy theo quốc gia. Việt Nam và các nước có nguồn gốc chữ viết tượng hình, gọi là tiếng Hán (như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc… đều có tết chung.
Nước nào cũng có đường biên giới riêng. Ngồi ở nước này mà đón giao thừa nước khác thì chỉ có thể là xem truyền hình hoặc đọc sách báo rồi tưởng tưởng.
Vậy mà có một nơi ở Việt Nam, cứ ngồi một chỗ đón luôn giao thừa hai nước. Đó là ở Lào Cai, thành phố ngã ba sông đúng nghĩa. Thành phố nép mình bên sông Hồng, nối hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Ngoài các phụ lưu chính như sông Đà, sông Lô, sông Nâm Na, sông Nho Quế… còn có các phụ lưu nhỏ hơn như Nậm Thi, còn gọi là sông Ngâu hay Ngưu.
Nậm Thi cung cấp nước cho thành phố Lào Cai, là biên giới tự nhiên giữa Lào Cai và Vân Nam, vùng biên ải trọng yếu nhộn nhịp giao thương; chứng kiến bao dâu bể, thăng trầm của mối quan hệ Việt - Trung.
Thị trấn Hà Khẩu (Vân Nam) và thành phố Lào Cai chỉ cách nhau dòng sông Nậm Thi, được nối bởi cầu Hồ Kiều dài 138m và rộng 14m, khánh thành ngày 8/1/2001. Cầu cũ hẹp hơn, làm bằng sắt, hoạt động từ ngày 29/3/1898, trước cả cầu Long Biên, Hà Nội.
Việt Nam – Trung Quốc có 1.406 km đường biên giới chung với hàng chục cửa khẩu nhưng chỉ có Lào Cai - Hà Khẩu là có thể nói chuyện xuyên quốc gia. Nhà bên này cãi nhau, nhà bên kia thính tai là nghe rõ. Bên này làm gì, bên kia cũng thấy, nếu mắt tinh tường. Múi giờ cách nhau một tiếng, nên các hoạt động truyền thống như lễ - tết với nhiều điểm tương đồng, có thể tham gia cùng lúc cả hai bên.
Đây là điểm nhấn đặc biệt mà không nơi nào ở Việt Nam có được.
Lên Lào Cai, tôi thường tha thẩn dọc ngã ba sông, ngắm bên này Lào Cai, bên kia Hà Khẩu. Thích nhất là vào mấy quán nhâm nhi cà phê, nghe hai dòng sông thầm thì kể chuyện và ríu rít đùa vui. Sông Hồng cuối năm trong xanh tĩnh lặng, êm đềm như tiếng mẹ ru. Sông Nậm Thi ít xanh hơn nhưng cũng bảng lảng sương mù hoặc điệu đàng nắng sớm.
Năm hết, tết đến; dòng người hối hả ngược xuôi, tất bật; chẳng biết ai là Việt, ai là Hoa. Ngoài hoa kiểng, trái cây, thịt cá, bao lì xì, đi chùa…; Tết Việt có thêm bánh chưng; người Hoa thêm tục đốt pháo. Trung Quốc cấm đốt pháo tại các thành phố lớn, còn vùng quê thì tha hồ.
Hơn chục năm nay, việc cấm đốt pháo ở Việt Nam là nét văn hóa mới, tiết kiệm lại an toàn. Nhưng nhiều người ghiền màu đỏ, mê mùi thuốc pháo nên gần giao thừa là đứng bên này sông, nghe ké Hà Khẩu pháo đốt xả láng. Múi giờ Trung Quốc trước Việt Nam một tiếng, nên dân hai nước cùng được đón giao thừa của nhau.
Giao thừa Hà Khẩu thì trên trời rực rỡ pháo hoa, dưới đất đinh tai pháo trái. Thi nhau “đốt tiền”, càng nhiều càng tốt. Chỉ khổ người già và trẻ con, no tai vì tiếng nổ nhức óc, ngập phổi vì khói thuốc pháo và bụi đường. Giao thừa Lào Cai thì pháo hoa khoe sắc trên trời, người người trẩy hội xông đất, khoe sắc hái lộc, chúc xuân. Người Việt, người Hoa đều có thói quen viếng đền, chùa đầu năm mới.
Ở Lào Cai, khi giao thừa vừa sang là dòng người lũ lượt đổ về đền Thượng và đền Mẫu, bên cạnh dòng Nậm Thi, cầu quốc thái dân an, gia cang hạnh phúc, non sông vững bền.
Đền Mẫu thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, xây dựng từ đầu thế kỷ XVIII. Đền thượng thờ Quốc công Tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, xây dựng từ cuối thế kỷ XVII trên gò Mai Lĩnh, còn gọi là núi Hỏa Hiệu.
Đây là vị trí chiến lược, dân quân nước Việt từng dùng lửa làm hiệu lệnh chống giặc. Tương truyền Đức Thánh Trần từng đến đây thị sát phòng tuyến chống quân Mông Cổ vào cuối thế kỷ XIII. “Đứng trước đền Quốc Công, tôi hỏi các cụ già – Sao những cổng đền thường quay hướng Bắc. Các cụ cười rung chòm râu thưa – Phía ấy, ngày xưa, thường có giặc!...”
Ngã ba sông bình yên và xinh đẹp này từng chứng kiến bao cuộc chiến tranh giữ nước oai hùng, khốc liệt và bi tráng, chống lại những kẻ thù từ bên kia sông. Không phải tự nhiên mà cha ông mình lại xây đền Thượng, thờ Quốc công Tiết chế; biểu tượng cho ý chí vệ quốc ngay cửa ngõ biên giới. Để cháu con, cứ mỗi dịp xuân về là “Ôn cố tri tân”, cầu cho giang sơn xã tắc bền vững.
Hơn 40 năm trước (1979), thành phố Lào Cai từng bị san bằng, đền Thượng bị phá hủy. “Sau bão giông là sóng yên, biển lặng”; thành phố và đền Thượng được xây dựng lại, “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Người Việt nhắc lại chuyện xưa để đề cao cảnh giác, hành xử đúng mực và trân trọng hòa bình. Người Hoa cũng không ai thích đánh nhau, bởi “Chiến tranh đâu phải trò đùa”. Cuộc chiến nào thì nhân dân cũng là người thất bại. Gặp những người dân Hà Khẩu, họ ngại nhắc lại chuyện xưa. Ai cũng mong muốn hòa bình để yên ổn làm ăn. Xảy ra xung đột thì bên nào cũng thiệt và người dân đều khổ. Người Việt, người Hoa đều có niềm tin và ước mơ tương tự.
Lễ hội đền Thượng thờ Hưng Đạo đại vương ở Lào Cai tổ chức vào dịp đầu xuân thay vì tháng 8 là nét văn hóa độc đáo. Trong dòng người lũ lượt về dự, có nhiều người Hoa. Quốc Công là vị thần chung của vùng biên ải. Người xưa từng truyền tụng “Nếu dân tộc Việt Nam sinh ra ở phương Bắc, thì vó ngựa quân Mông Cổ không thể dẫm nát châu Âu. Nếu Trần Quốc Tuấn sinh ra ở nhà Tống thì người Trung Quốc không bị quân Nguyên đô hộ cả trăm năm!”.
Chiều tối 30, tản bộ dọc sông Hồng hay sông Nậm Thi, hoặc ngồi trong quán, chứng kiến sự giao thoa trời đất giữa năm cũ - mới và suy gẫm chuyện đời, thấy cuộc sống sao mà thú vị và đáng yêu như vậy. Vào viếng đền Thượng, cầu mong một năm mới AN VUI, luôn BIẾT và DÁM SỐNG TỐT VỚI ĐỜI.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Lửa Việt Tours.
Chi phí sinh hoạt thấp tiếp tục tạo ra sức hút của Việt Nam đối với người nước ngoài.
40 món ăn đặc sắc được chế biến từ cá tra - cá da trơn “tỷ đô” của Việt Nam được giới thiệu đến thực khách chiều ngày 5/1 vừa qua tại khu du lịch Văn ThánhTPHCM đã để lại nhiều ấn tượng cho thực khách, mở ra nhiều cơ hội cho hành trình đưa cá tra "trở về" làm thành viên của bữa ăn Việt.
Nếu một lần đến với Phú Quốc, du khách có lẽ chẳng thể quên được những người dân nồng hậu, những món ăn đặc sắc, hấp dẫn. Nhưng hình ảnh khiến người ta mãi ôm ấp về hòn đảo này chính là khung cảnh của mỗi buổi hoàng hôn.
Cả chính quyền thành phố cho đến doanh nghiệp địa phương và người dân đều quyết tâm với khát vọng biến Pleiku thành điểm sáng du lịch không chỉ của Bắc Tây Nguyên mà của cả Việt Nam và khu vực.
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
20 toa tàu hạng sang tuyến Hà Nội - Hải Phòng, mang phong cách Indochine sắp được đưa vào vận hành.
Những ghềnh đá nhấp nhô ẩn hiện trong làn nước trong có thể nhìn thấu đáy, vừa là bãi tắm tự nhiên vừa là điểm cắm trại trong những ngày hè oi bức.
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Việc đưa vào khai thác bến số 3, 4 Lạch Huyện giúp Cảng Hải Phòng tăng đáng kể năng lực tiếp nhận tàu lớn, củng cố vị thế là doanh nghiệp cảng biển có quy mô và mạng lưới khai thác lớn nhất tại Hải Phòng.
Công ty thành viên của Tập đoàn Sun Group vừa trúng đấu giá khu đất rộng gần 60ha ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với giá hơn 7.728 tỷ đồng.
Chưa đầy hai tuần để một chiếc thẻ Visa mang dấu ấn lịch sử dân tộc được hiện thực hóa từ ý tưởng đến tay người dùng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) vừa tạo nên một kỳ tích ấn tượng trong ngành ngân hàng về sự sáng tạo, linh hoạt và công tác vận hành trong lĩnh vực này.
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.