Bất động sản
Người Hà Nội ngày càng khó mua nhà
Người dân sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc sở hữu nhà ở do tốc độ tăng thu nhập không đuổi kịp tốc độ tăng giá nhà.

Dữ liệu do công ty tư vấn Savils mới công bố cho thấy, các chủ đầu tư ở Hà Nội vẫn tiếp tục tăng giá bán nhà bất chấp giao dịch vẫn trầm lắng.
Giá bán sơ cấp căn hộ trung bình tại thị trường Hà Nội trong quý II đạt 53 triệu đồng/m2, tăng mạnh 17% so với năm ngoái. Như vậy, giá căn hộ đã tăng trong 18 quý liên tiếp và cao hơn 73% so với cùng kỳ năm 2019.
Giá nhà thấp tầng vẫn neo ở mức cao, đặc biệt ở những khu vực cận kề vành đai 2, vành đai 3 và những khu vực đã phát triển, đã có những quy hoạch về hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông ổn định, những khu có mật độ dân cư cao.
Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao, bộ phận tư vấn và nghiên cứu Savills Hà Nội, thị trường nhà ở Hà Nội trong quý II vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá do chi phí giá đất và chi phí xây dựng ngày càng tăng cao.
Ngoài ra, việc chủ đầu tư phải nâng cao chất lượng của sản phẩm và các hạ tầng tiện ích xung quanh, dự án nội khu cũng dẫn đến giá thị trường sơ cấp, hay giá của những dự án mới tung ra luôn ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường trước đó.
Bên cạnh đó, do vướng mắc pháp lý, nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Theo báo cáo thị trường sáu tháng đầu năm 2023 của Savills, nguồn cung căn hộ mới chỉ đạt 3.596 căn và không có thêm dự án biệt thự và nhà liền kề chào bán mới trong quý.
Với tốc độ tăng giá bất động sản hiện nay, bà Hằng cho rằng, người dân sẽ ngày càng khó khăn hơn trong việc sở hữu nhà ở. Tốc độ tăng thu nhập hiện chưa đuổi kịp tốc độ tăng giá.
Hà Nội phấn đấu có thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 150 triệu/người. Xét về tương quan so với 2019, mức tăng trưởng trung bình thu nhập là 6%/năm.
"Rõ ràng thực tế là sự tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đang ở mức thấp hơn so với mức tăng trưởng giá căn hộ. Đây là ví dụ để thấy việc sở hữu nhà của người dân sẽ lâu hơn nếu khoảng cách này còn được nới rộng.
Nếu hai con số này không tịnh tiến lại gần nhau sẽ khiến cho việc sở hữu nhà ở của người dân nói chung, những người đang sống ở Hà Nội và những người dân ngoại tỉnh muốn có nhà ở Hà Nội để làm việc hay cho con cái sẽ lâu và khó khăn hơn.
Chưa kể những dòng sản phẩm nhà ở thấp tầng, khi giá ở mức cao, người mua cũng sẽ cân nhắc mức độ hợp lý về giá cũng như xem xét mức độ phù hợp với giá trị thực của sản phẩm hay không. Từ đây dẫn đến việc ra quyết định của người mua sẽ chậm hơn và lâu hơn”, bà Hằng chia sẻ.
Trước việc nguồn cung sơ cấp hạn chế, giá cao, theo bà Hằng, người mua nhà hiện nay đang có xu hướng lựa chọn thị trường thứ cấp - với nhiều sản phẩm đã được phát triển từ trước, được đảm bảo về mặt pháp lý và giá bán hợp lý hơn.
Trong điều kiện hiện nay, giá của thị trường thứ cấp vẫn có mức cạnh tranh so với thị trường sơ cấp. Điển hình là sản phẩm thấp tầng, nguồn cung thứ cấp có giá thấp hơn 20% so với các căn sơ cấp.
Thị trường sơ cấp không có nhiều sự lựa chọn trong khi đó thị trường thứ cấp có nhiều sự lựa chọn hơn về giá, tuy rằng sản phẩm không còn mới nhưng đổi lại người mua có thể sẵn sàng đưa vào sự dụng hoặc có thể sử dụng được ngay.
Với thị trường biệt thự và nhà liền kề, sản phẩm có giá ở ngưỡng hợp lý và dự án có quy hoạch bài bản vẫn thu hút được người mua. Những dự án có giá sơ cấp dưới 10 tỷ đồng mỗi căn chiếm 39% lượng giao dịch, căn 10 - 20 tỷ đồng chiếm 28% và những căn trên 30 tỷ đồng chỉ chiếm 13%.
Trong thời gian tới, khi Hà Nội đẩy mạnh việc giải ngân đầu tư công, khi đường Vành đai 4 được thông xe vào năm 2027, nguồn cung nhà ở tại các khu vực quanh vành đai này được dự báo sẽ tăng 36% so với hiện tại. Với việc di chuyển thuận lợi, người dân có nhu cầu sẽ sẵn sàng di chuyển đến với các khu vực có mức giá hợp lý hơn.
Bất động sản nhà ở tại Hà Nội ảm đạm
Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ có bước lội ngược dòng?
Nhiều ý kiến cho rằng, từ nay đến cuối năm 2023, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng nhiều khả năng sẽ có sự phục hồi nhẹ, thậm chí "lội ngược dòng" nhờ những tháo gỡ về pháp lý của Chính phủ và sự hồi phục của kinh tế, du lịch.
Không cần ‘giải cứu’ bất động sản?
Các chuyên gia thường lập luận bất động sản đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế để kêu gọi ‘giải cứu’ khi thị trường bất động sản ‘đóng băng’. Nhưng cần nhìn vào bản chất đặc thù của bất động sản ở Việt Nam để có giải pháp phù hợp.
Bất động sản Hà Nội chạm đáy?
Savills Việt Nam dự báo, thị trường bất động sản trong 6 tháng cuối năm sẽ có những chuyển biến tích cực hơn nhờ một loạt các giải pháp từ Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Dòng tiền lăm le quay lại bất động sản
Công ty tư vấn bất động sản BHS Group nhận định, với xu hướng giảm lãi suất vẫn tiếp diễn từ nay đến cuối năm 2023, dòng tiền từ gửi tiết kiệm ngân hàng, vàng, chứng khoán, sẽ dịch chuyển sang kênh bất động sản.
Phê duyệt khu đô thị 1,5 tỷ USD tại Hưng Yên
Khu đô thị tại huyện Khoái Châu, Hưng Yên tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD vừa được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Sun Group khởi công khu đô thị biển 37.000 tỷ tại Vũng Tàu
Sun Group phát triển khu đô thị biển trở thành biểu tượng mới của Vũng Tàu, nơi giao thoa giữa giá trị lịch sử, văn hóa bản địa và phong cách sống hiện đại.
Dòng tiền đầu tư dịch chuyển ra vùng ven sau cơn sốt giá đất ở Hà Nội
Nguồn tiền đầu tư bất động sản đang có xu hướng di chuyển sang các tỉnh lân cận sau cơn sốt giá chung cư Hà Nội.
BIM Land ra mắt bộ sưu tập biệt thự phố Valley Town giữa lòng Thanh Xuan Valley
Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây dự án Thanh Xuan Valley, Valley Town là phân khu thương mại duy nhất được BIM Land giới thiệu với số lượng giới hạn chỉ 81 căn biệt thự phố mang phong cách Địa Trung Hải, kết hợp giữa không gian sống, nghỉ dưỡng và khai thác kinh doanh.
Án phạt 119 tỷ đồng rung chuông báo động các ban quản trị chung cư
Ban quản trị chỉ nên giữ vai trò kiểm soát hoạt động của đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, thay vì tự đứng ra thu phí dịch vụ và thực hiện các hoạt động quản lý vận hành toà nhà.
Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt
Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.
'Bộ tứ trụ cột' tạo động lực để Việt Nam cất cánh
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, bốn nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị là những trụ cột thể chế nền tảng, tạo động lực mạnh mẽ đưa đất nước tiến lên trong kỷ nguyên mới.
Khối ngoại bất ngờ mua ròng nghìn tỷ trên thị trường chứng khoán
Sự trở lại của khối ngoại diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang lấy lại đà tăng. Dòng tiền tiếp tục tập trung vào các cổ phiếu đầu ngành.
Quản trị trong thời khủng hoảng
Cuốn sách kinh điển "Quản trị trong thời khủng hoảng" của Peter Drucker cung cấp tư duy chiến lược giúp CEO điều hướng doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng và tái định hình tăng trưởng.
Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D
Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
'Gà đẻ trứng vàng' Gemalink giúp Gemadept bội thu quý I/2025
Quý I/2025 chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi cao nhất trong lịch sử hoạt động của Gemadept.