Phát triển bền vững
Nhật Bản tài trợ gần 400 tỷ đồng cải tạo đường ống thoát nước cũ tại TP. HCM
Công việc cải tạo và phục hồi đường ống thoát nước cũ sẽ được các công ty giàu kinh nghiệm Nhật Bản thực hiện trong 24 tháng dưới sự giám sát của công ty tư vấn của Nhật Bản, dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2023.
Hiệp định viện trợ không hoàn lại của dự án cải tạo phục hồi đường cống thoát nước cũ, xuống cấp bằng công nghệ không đào hở tại TP. HCM vừa được ký kết giữa Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam và UBND TP. HCM ngày 21/2/2020.
Khoản viện trợ không hoàn lại, trị giá 1,882 tỷ yên (gần 400 tỷ đồng) đã được Chính phủ Nhật Bản cam kết vào năm 2018, sẽ được dùng để cải thiện năng lực thoát nước và năng lực chịu tải thông qua việc cải tạo và khôi phục các đường ống thoát nước cũ tại TP. HCM.
Công việc cải tạo và phục hồi đường ống thoát nước cũ sẽ được các công ty giàu kinh nghiệm Nhật Bản thực hiện trong 24 tháng dưới sự giám sát của công ty tư vấn có năng lực của Nhật Bản, và dự kiến sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2023.
Theo nhận định của JICA, quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đòi hỏi cấp thiết phải xây dựng cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường đồng thời đáp ứng nhu cầu về cung cấp nước sạch và bảo vệ môi trường nước.
Trong khi TP.HCM đang nỗ lực hết sức mình để xây dựng hệ thống thoát nước mới bao gồm các nhà máy xử lý nước thải và hệ thống đường ống để cải thiện môi trường nước, việc cải tạo phục hồi các đường ống thoát nước cũ được xây dựng từ thời Pháp thuộc là một thách thức lớn trong tình trạng giao thông đông đúc như hiện nay, đặc biệt tại các quận trung tâm như quận 1 và quận 3.
Trong năm 2015, JICA đã cung cấp một dự án hợp tác kỹ thuật do Sở Xây dựng thành phố Osaka và Công ty Sekisui Chemical thực hiện nhằm thí điểm công nghệ không đào hở trong việc cải tạo phục hồi các đường ống đã xuống cấp ở nút giao Cống Quỳnh – Nguyễn Cư Trinh tại quận 1.
Dự án thí điểm này đã chứng minh đây là phương pháp phù hợp để cải tạo phục hồi các đường ống thoát nước, thích hợp tại các quận có lưu lượng giao thông lớn tại TP.HCM mà không làm xáo trộn đời sống xã hội cũng như không làm hư hỏng mặt đường như phương pháp đào hở truyền thống.
JICA cho biết, thành phố Osaka sẽ tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho dự án mới dựa trên hợp tác trong lĩnh vực nước thải sẵn có giữa TP. HCM và Osaka.
JICA bắt đầu hỗ trợ TP. HCM cải thiện hệ thống thoát nước thải từ năm 1999 thông qua việc xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP. HCM đến năm 2020. Dự án cải thiện môi trường nước tại lưu vực sông Tàu Hũ - Bến Nghé (giai đoạn 1) nằm trong quy hoạch tổng thể này đã được thực hiện. Dự án này đã đưa vào hoạt động một nhà máy xử lý nước thải với công suất là 141.000 m3/ngày đêm, hệ thống cống bao thu gom nước thải và đường ống mới và cải thiện lưu lượng thoát nước tại kênh Tàu Hũ và Bến Nghé.
Giai đoạn hai của dự án dự kiến được hoàn thành vào năm 2022. Giai đoạn này sẽ bổ sung thêm một nhà máy xử lý nước thải với công suất là 330.000m3/ngày đêm và mở rộng hệ thống cống bao thu gom nước thải và đường ống tại lưu vực kênh Đôi - Tẻ. Trong giai đoạn hai của dự án, công nghệ khoan kích ngầm đã và đang được áp dụng để xây dựng hệ thống cống bao thu gom nước thải nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến giao thông ở các khu vực đông đúc tại các quận 4, 5, 6, 8 và 10 trong thành phố.
Sếp JICA tiết lộ 3 trụ cột trong quản trị của doanh nghiệp Nhật
Nhật Bản hiến kế giúp Việt Nam giải quyết ô nhiễm môi trường
Những quy định rõ ràng, được chuẩn hóa và thực hiện một cách nghiêm túc, bắt buộc được xem là giải pháp "đinh" cho những vấn đề môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam.
Nhật Bản cấp thêm hơn 2.600 tỷ đồng cho 2 dự án môi trường của Việt Nam
Hai dự án gồm dự án Thoát nước và xử lý nước thải thành phố Hạ Long trị giá hơn 2.550 tỷ đồng và dự án Tiếp nhận trang thiết bị phân tích dioxin và môi trường trị giá 62,7 tỷ đồng.
Thế kiềng 3 chân trong giải pháp cho vấn nạn môi trường
Trước những vấn đề môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, công trình xanh nổi lên là một trong những giải pháp dài hạn, tuy nhiên yêu cầu sự tham gia của người dân, chủ đầu tư và cả Nhà nước để phát triển bền vững.
Cơ hội tìm kiếm công nghệ trong cấp thoát nước và xử lý chất thải
Triển lãm quốc tế ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước và xử lý chất thải tại Việt Nam VIETWATER sẽ là cơ hội tìm ra những giải pháp công nghệ để bảo vệ và bảo tồn nguồn nước.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?