Tiêu điểm
Quy hoạch điện VIII và bài toán cân đối lượng đăng ký ‘khủng’
Phó thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ Quy hoạch điện VIII tạo điều kiện cho các địa phương phát triển, nhưng cũng tính đến tổng thể để bảo đảm hiệu quả, an ninh năng lượng, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành mới đây đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII).
Thông tin cho biết nhu cầu của các doanh nghiệp, các địa phương rất lớn, với công suất đăng ký quy hoạch khoảng gần 520.000MW, gấp khoảng 3,5 lần dự kiến tổng công suất đặt hệ thống điện quốc gia năm 2030.
Theo các địa phương, dựa trên tiềm năng, lợi thế, tốc độ phát triển trong thời gian tới là rất cao, nên đề nghị tăng thêm quy hoạch điện.
Cần dũng cảm lựa chọn tương lai trong dự thảo Quy hoạch điện VIII
Ghi nhận ý kiến, Phó thủ tướng khẳng định “đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết” là quan điểm xuyên suốt trong chỉ đạo hoàn thiện Quy hoạch điện VIII của Chính phủ.
Theo đó, mỗi địa phương phải xác định phát triển cho địa phương phải đồng thời phát triển cho đất nước, vì lợi ích nhân dân. “Nếu phát triển điện cho địa phương nhưng phải vận chuyển điện đi xa thì giá thành sẽ cao, khi đó, người dân lại phải gánh mức giá cao này”.
Phó thủ tướng cũng lưu ý với tinh thần trên, bảo đảm an ninh năng lượng, khoa học, hiệu quả, quy hoạch không thể đáp ứng được hết các yêu cầu của doanh nghiệp, địa phương với số lượng đăng ký lớn như vậy.
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm cần tính đến bài toán kinh tế trên phạm vi cả nước, chứ không chỉ vùng, địa phương.
Khi đề xuất quy hoạch, các địa phương chủ yếu căn cứ vào điều kiện tự nhiên, thuận lợi của địa phương mình, mà chưa tính toán được các ràng buộc tổng thể về liên kết vùng, hiệu quả kinh tế tổng thể quốc gia.
Trong khi đó, Bộ Công thương tiếp cận theo phương pháp tổng thể, vừa từ dưới lên – nghĩa là quan tâm tới đề xuất của địa phương để khai thác tiềm năng, lợi thế, và vừa từ trên xuống – nghĩa là cân đối để tối thiểu hóa chi phí toàn hệ thống, cân đối vùng miền, hài hòa lợi ích giữa nhà nước, người dân, nhà đầu tư.
“Có thể nói Quy hoạch điện VIII giống như chúng ta đang vẽ một bức tranh trên nền các bức tranh có sẵn sao cho hài hòa, hợp lý. Chỉ có phương án tối ưu chứ không có phương án hoàn hảo”, bộ trưởng chia sẻ.
Cân đối nguồn điện, cân đối vùng miền
Theo quy hoạch được trình mới nhất, tổng quy mô công suất nguồn điện dự kiến phát triển đến năm 2030 đạt khoảng 146.000MW, giảm khoảng 35.000MW so với dự thảo trình ngày 26/3/2021.
Quy mô đầu tư theo quy hoạch giảm gần 2 triệu tỷ đồng, trong đó giảm đầu tư công suất nguồn khoảng 35.000MW, giảm đầu tư hệ thống truyền tải gần 300 nghìn tỷ đồng.
Quy hoạch cũng đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Đến 2045, toàn hệ thống chỉ còn 9,6% điện than, trong khi điện gió, điện mặt trời chiếm 50,7%, đảm bảo các cam kết về chuyển đổi năng lượng, bảo vệ môi trường.
So với các phương án đã trình trước đây, dự thảo lần này đã giảm triệt để phát thải khí CO2 do không phát triển các nhà máy nhiệt điện than trong thời kỳ quy hoạch. Cùng với đó, thực hiện chuyển đổi nhiên liệu từ than sang biomass và amoniac, từ khí tự nhiên, LNG sang hydrogen.
Nguy cơ thiệt hại hàng trăm triệu USD từ Quy hoạch điện VIII
Một số địa phương miền Trung cho rằng khu vực này có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, nhưng nhu cầu tiêu thụ điện của khu vực lại thấp. Do đó, khi căn cứ vào phụ tải thì khu vực được bố trí nguồn điện thấp. Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm, “nên quy hoạch nguồn điện theo địa bàn tỉnh chứ không chỉ theo vùng”.
Đồng quan điểm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long cho rằng cần quy hoạch chi tiết, phân bổ nguồn điện đến cấp tỉnh, cùng với hạn chế phát triển thủy điện tại miền Trung.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An cho biết cân đối vùng miền rất quan trọng với đường dây 500KV lẽ ra chỉ đóng vai trò liên kết hệ thống. Tuy nhiên, đường dây này hiện nay mang vai trò như đoàn tàu chở hàng, nếu tiếp tục dồn tải lên sẽ không thể tiếp tục vì bị giới hạn bởi kích cỡ đường dây, hay vấn đề ổn định hệ thống.
Theo ông An, việc truyền tải điện đi xa là “chuyện cực chẳng đã”.
Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết thêm để bảo đảm hiệu quả, an ninh năng lượng, hạn chế truyền tải điện đi xa để giảm giá thành chung, vừa phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương.
Trong quy hoạch, dự phòng nguồn điện cho khu vực miền Trung vẫn để ở mức lớn nhất với lợi thế phát triển điện trong khu vực rất tốt (gồm điện gió, điện mặt trời), và các địa phương trong khu vực còn khó khăn nên cần ưu tiên.
Những điểm nhấn trong Quy hoạch điện VIII
Dự thảo Quy hoạch điện VIII đang đi vào vết xe đổ?
Các liên minh, tổ chức cảnh báo dự thảo Quy hoạch điện VIII có nguy cơ cao lặp lại bài học thất bại từ Quy hoạch điện VII và VII điều chỉnh.
Dự thảo Quy hoạch điện VIII chưa đáp ứng Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị
Đó là ý kiến của TS. Ngô Đức Lâm, nguyên Cục trưởng Cục An toàn kỹ thuật và môi trường, Bộ Công thương. Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đề cập đến mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản xuất điện.
Ba bước cho Quy hoạch điện VIII thành công
Chuyên gia nhận định để đảm bảo nền móng vững chắc cho Quy hoạch điện VIII, Việt Nam nên thúc đẩy, thay vì cạnh tranh giữa các nhà đầu tư điện tái tạo và các nhà đầu tư dự án điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Thứ trưởng Bộ công thương giải đáp tính khả thi của Quy hoạch điện VIII
Quy hoạch điện VIII đã được trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi Hội đồng thẩm định Quy hoạch điện VIII bỏ phiếu nhất trí thông qua các nội dung của đề án.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Để tiêu chuẩn kỹ thuật không trở thành rào cản kinh doanh
Nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được ban hành không có tính khả thi là thực trạng diễn ra suốt nhiều năm qua, gây phiền hà, rắc rối cho doanh nghiệp.
Nghị quyết 66: 'Đột phá của đột phá' trong xây dựng pháp luật
Nghị quyết 66 vừa được Bộ Chính trị ban hành không chỉ là một bước đột phá chiến lược trong xây dựng và thực thi pháp luật, mà còn là sự khẳng định nỗ lực cải cách quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Taseco Land giải bài toán dòng tiền cho tham vọng quỹ đất 1.000ha
Chủ tịch Taseco Land Phạm Ngọc Thanh nói về việc cân đối giữa nợ vay và doanh thu để hiện thực hoá kế hoạch mở rộng quỹ đất đầy tham vọng.
Đầu tư đại đô thị: Làn sóng cơ hội và vòng xoáy rủi ro
Một làn sóng đầu tư vào các dự án đại đô thị đang lan rộng trên thị trường bất động sản, tạo ra những cú hích tăng trưởng đáng kể nhưng cũng kéo theo nhiều thách thức về pháp lý, thanh khoản và quản trị rủi ro.
Phân bón Bình Điền 'cài số lùi' trước áp lực lớn trên sân nhà
Giá nguyên liệu tăng cao và bất ngờ khiến Bình Điền buộc phải đặt ra mục tiêu giảm so với năm trước nhưng vẫn sàng bứt phá nếu thị trường thuận lợi.
Ngành ngân hàng tìm lời giải tăng trưởng giữa 'lằn ranh' nợ xấu
Bên cạnh vẽ lên bức tranh tăng trưởng khá tham vọng, ngành ngân hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là nợ xấu gia tăng trong lĩnh vực bất động sản.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.