Sở hữu trí tuệ

Thất thoát 348 triệu USD doanh thu ngành video do vi phạm bản quyền

Hương Giang Thứ sáu, 28/07/2023 - 11:53

Theo báo cáo của Media Partners Asia, cho đến năm 2027, 4.870 việc làm mới sẽ bị tước đoạt nếu Việt Nam không kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền.

Người dùng Việt Nam vẫn đang có thói quen dùng những trang web, nền tảng phim, chương trình thể thao lậu mà chưa quan tâm chuyện bản quyền

Số lượng người dùng vi phạm bản quyền đang ngày càng tăng lên

Báo cáo của Media Partners Asia chỉ ra rằng, hoạt động vi phạm bản quyền video trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến.

Cụ thể, năm 2022, số lượng người dùng trái phép tại Việt Nam là 15,5 triệu người, làm thất thoát 348 triệu USD (chiếm đến 18% doanh thu của toàn ngành video hợp pháp).

Theo xu hướng này, đến năm 2027, số lượng người dùng vi phạm bản quyền có thể tăng tới 19,5 triệu, dẫn tới lượng doanh thu bị thất thoát ở mức 456 triệu USD.

Trong khi đó, nếu kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát vi phạm bản quyền một cách hiệu quả có thể khiến khoảng 60% hoặc hơn số thuê bao trái phép phải chuyển đổi sang các dịch vụ SVOD (dịch vụ video theo yêu cầu) chi phí thấp và phổ biến tại Việt Nam như Netflix, K+…

Tương tự, kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền doanh thu trong lĩnh vực video trực tuyến cao cấp cũng giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng của các nội dung video trực tuyến trong nước, từ mức 75 triệu năm 2023 lên mức 150 USD vào năm 2027.

Đồng thời, kiểm soát được tình trạng vi phạm bản quyền sẽ tạo thêm 4.870 việc làm mới cho thị trường lao động nhờ sản lượng lao động trong lĩnh vực video tăng lên 351 triệu USD vào năm 2027, một mức tăng đáng kể so với con số 134 triệu USD hiện nay.

Có thể thấy, tình trạng vi phạm bản quyền hiện tại đã làm thất thoát nhiều tiền của, công sức và cơ hội của doanh nghiệp, nhà đầu tư và chính người lao động.

Vi phạm đa dạng trên đa nền tảng

Theo ông Phạm Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, hiện tại, việc vi phạm bản quyền trên môi trường số đang diễn ra công khai trên nhiều nền tảng khác nhau. Nội dung bị vi phạm thường thuộc quyền sở hữu của các đơn vị sản xuất nội dung số, được phát sóng và đăng tải trên các nền tảng truyền thông, điều này gây ra thiệt hại lớn cho các chủ sở hữu bản quyền.

Có một số hành vi vi phạm bản quyền phổ biến, bao gồm việc thực hiện livestream và phát trực tiếp trên các mạng xã hội hoặc website. Ngoài ra, việc sao chép toàn bộ nội dung đã phát sóng, cắt ghép hoặc chỉnh sửa các video, và sau đó đăng tải trái phép lên Internet cũng là một vấn đề nghiêm trọng.

Các nội dung vi phạm bản quyền thường xuất hiện trên nhiều nền tảng khác nhau như: các website và ứng dụng OTT ( dịch vụ truyền thông được cung cấp trực tiếp đến người xem thông qua Internet) được nhà nước cấp phép; các website đăng ký tên miền và đặt server ở nước ngoài; các app OTT lậu được chia sẻ trên Internet hoặc được cài đặt qua các thiết bị Android TV Box; cũng như trên các mạng xã hội phổ biến như Facebook, YouTube, TikTok, Gapo, TalkTV, Instagram, Twitch; và các nhà cung cấp nội dung trên mạng di động.

Tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số đang ngày càng trở nên phức tạp và cần được giải quyết một cách cẩn thận để bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất nội dung và chủ sở hữu bản quyền.

Tăng cường kiểm soát tình trạng vi phạm bản quyền

Trong bối cảnh vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan với đa dạng các hình thức trên môi trường Internet, các chuyên gia tin rằng việc kiểm soát tình trạng này sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm gia tăng giá trị nhờ vào việc thu hút thêm lượng khách hàng hợp pháp và tăng doanh thu trong lĩnh vực video trực tuyến cao cấp.

Đến tháng 6/2023, nhờ vào những nỗ lực không ngừng của cơ quan chức năng, Trung tâm đo kiểm phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đã chủ động hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền khác để ngăn chặn truy cập của người dùng tại Việt Nam vào hơn 800 website vi phạm bản quyền.

Tập đoàn Canal+ đã chia sẻ giải pháp ngăn chặn vi phạm bản quyền trực tuyến, nói rằng tại Pháp, họ đã chặn toàn bộ các trang web vi phạm bản quyền có thể truy cập được từ Pháp, bất kể nguồn gốc phát tán là ở Pháp hay ở các nước khác. Việc cho phép chặn các trang web từ nước ngoài có lượng truy cập lớn có thể tạo ra tác động to lớn đối với tình trạng vi phạm bản quyền (lượng truy cập có thể được đo lường bằng các công cụ như Similarweb...).

Tập đoàn Canal+ nhấn mạnh một điểm quan trọng khác là cần rút ngắn thời gian thực hiện việc chặn bằng cách thiết lập một công cụ để kết nối giữa các đơn vị phát sóng/chủ sở hữu quyền với việc thu thập danh sách các trang web cần chặn, cùng với bằng chứng tương ứng. Đồng thời, kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để việc chặn truy cập có thể được thực hiện gần như tự động bởi ISP.

Ngoài việc ngăn chặn các trang web vi phạm, các đại biểu tham gia hội nghị cũng nhấn mạnh việc ngăn chặn các máy chủ phát lậu là một yếu tố vô cùng quan trọng.

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, ngoài việc chặn tên miền, có thể chuyển hướng người dùng tới một trang web cụ thể để cung cấp thông tin rõ ràng rằng trang web mà họ đang cố gắng truy cập là trang web vi phạm bản quyền, đồng thời đề xuất những dịch vụ hợp pháp thay thế mà họ có thể sử dụng.

Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Đăng ký sở hữu trí tuệ thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Với những đòi hỏi ngày càng nghiêm ngặt của thị trường Trung Quốc trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tập trung vào hoạt động kiểm định chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc. Trong đó, việc đăng ký bảo hộ, khai thác và thực thi về sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam

LEGO đầu tư nhà máy tỷ đô và bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngay tại Việt Nam

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Là một trong những tập đoàn lớn nhất của Đan Mạch, cuối năm 2022, LEGO đã bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới tại Bình Dương. Tuy nhiên, một trong những vấn đề khiến tập đoàn này còn nghi ngại đó là hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra hết sức phổ biến ở Việt Nam.

Lại vụ Peppa và sói Wolfoo: Quyền tài phán trong tranh chấp sở hữu trí tuệ xuyên biên giới

Lại vụ Peppa và sói Wolfoo: Quyền tài phán trong tranh chấp sở hữu trí tuệ xuyên biên giới

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Mới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức thụ lý vụ kiện Sconnect (chủ sở hữu phim hoạt hình Wolfoo) và eOne (chủ sở hữu phim hoạt hình Peppa Pig). Trước đó, Tòa án cấp cao Vương quốc Anh cũng đã tuyên bố các tòa án nước này có thẩm quyền xử lý vụ kiện.

Đề xuất giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng trực tuyến

Đề xuất giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ trên nền tảng trực tuyến

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Tuy khung pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ đã được xây dựng khá toàn diện, hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường số tại Việt Nam vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  2 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  3 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  3 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  3 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

Đọc nhiều