Doanh nghiệp bất động sản trước áp lực trả nợ cuối năm
Trước áp lực trả nợ vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán của các công ty bất động sản được kỳ vọng cải thiện nhờ thị trường hồi phục và pháp lý được tháo gỡ.
Dù vẫn còn hạn chế nhưng với các giải pháp tháo gỡ vướng mắc và sự điều tiết hiệu quả từ Nhà nước, thị trường bất động sảnh hứa hẹn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2025.
Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam Nguyễn Văn Đính nhấn mạnh những cải thiện về thể chế, kinh tế vĩ mô và hạ tầng sẽ là động lực lớn cho thị trường bất động sản năm 2025, nhưng để bứt phá thật sự, cần giải quyết những vấn đề về chi phí đất đai và nghịch lý giá cả.
Ông chỉ ra sáu yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng thị trường bất động sản năm tới.
Về kinh tế vĩ mô, năm 2025 được kỳ vọng là thời điểm nền kinh tế bước vào chu kỳ phát triển mới. Chính phủ đã chứng minh sự linh hoạt và hiệu quả trong điều hành, đặc biệt khi đối mặt với thách thức nên ông tin rằng năm 2025 sẽ tiếp tục duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng vững chắc cho thị trường bất động sản.
Về thể chế, những cải cách lớn về luật pháp trong năm 2024, như Luật Đất đai sửa đổi và các luật liên quan, được kỳ vọng sẽ nâng cao chất lượng thể chế, đồng thời tháo gỡ những điểm nghẽn trong phát triển bất động sản. Chính phủ cũng đang tập trung tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, tạo ra môi trường kinh doanh minh bạch hơn.
Về quy hoạch và hạ tầng, với 63 tỉnh thành đã công bố quy hoạch tổng thể được phê duyệt, tình trạng phát triển “mạnh ai nấy làm” dần được khắc phục. Tốc độ đô thị hóa cũng được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ hơn, tạo động lực cho thị trường.
Về nguồn vốn, các chính sách tài chính và tiền tệ đang được điều hành linh hoạt hơn, đặc biệt trong việc xử lý khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, từng đối mặt với nguy cơ đổ vỡ vào năm 2022-2023, nay đã phục hồi và tiếp tục phát triển, mang lại nguồn lực quan trọng cho bất động sản.
Về thị trường và giá cả, tâm lý nhà đầu tư đang dần khởi sắc sau thời gian dài bị kìm nén bởi dịch bệnh và khủng hoảng. Dù giá bất động sản tăng cao trong năm 2024, việc các dự án mới được đưa ra thị trường sẽ giúp cân bằng cung-cầu và ổn định giá trong tương lai.
Về, hệ thống thông tin, Chính phủ đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, minh bạch hóa thông tin về thị trường bất động sản. Những cải tiến này, cùng với các quy định trong Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi, sẽ giúp nâng cao tính minh bạch và dự đoán chính xác hơn về thị trường.
Dù triển vọng 2025 được đánh giá tích cực, ông Đính không khỏi lo ngại giá bất động sản liên tục tăng do chi phí đất đai quá cao, đặc biệt khi các địa phương áp dụng bảng giá đất mới dựa trên giá thị trường, từ đócó thể tạo ra mặt bằng chi phí cao hơn, làm giảm khả năng điều chỉnh giá bất động sản xuống mức hợp lý.
Áp lực giá đất tăng đang khiến cung-cầu khó gặp nhau, đặc biệt với các dự án cao cấp. Dù nguồn cung có thể tăng, chi phí cao khiến giá bán không thể giảm, dẫn đến sự chững lại trong khả năng hấp thụ của thị trường.
“Chính phủ cần xem xét các chính sách điều chỉnh thuế đất, tiền thuê đất sao cho phù hợp hơn. Chỉ khi chi phí đất đai hợp lý, thị trường bất động sản mới thực sự phát triển bền vững,” ông Đính đề xuất.
Trước áp lực trả nợ vẫn ở mức cao, khả năng thanh toán của các công ty bất động sản được kỳ vọng cải thiện nhờ thị trường hồi phục và pháp lý được tháo gỡ.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều chủ đầu tư vẫn vắng bóng trên thị trường, nguồn cung mới phụ thuộc vào một vài dự án lớn.
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.
Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.
Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.