Tránh rủi ro về sở hữu trí tuệ khi kinh doanh quốc tế

Tùng Anh Thứ ba, 10/05/2022 - 07:47

Mặc dù pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể nhưng vẫn còn những điểm khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi kinh doanh quốc tế.

Doanh nghiệp cần tìm hiểu sự khác biệt trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ ở các nước hay khu vực khác nhau

Hầu hết quốc gia trên thế giới đều có pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Qua nhiều năm, pháp luật sở hữu trí tuệ của các nước đã có sự hài hoà đáng kể. Ngày nay, hầu hết các nước đều ban hành pháp luật bảo hộ các loại hình chính của quyền sở hữu trí tuệ. Các loại hình này bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan.

Hai trụ cột chính của hệ thống sở hữu trí tuệ quốc tế là Công ước Paris và Công ước Berne lần lượt được thông qua vào các năm 1883 và 1886. Tiếp đó, nhiều điều ước quốc tế khác cũng đã được thông qua nhằm đảm bảo rằng hệ thống sở hữu trí tuệ phù hợp với các xu hướng và giá trị hiện tại.

Năm 1995, việc các hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới có hiệu lực đã làm cho pháp luật về sở hữu trí tuệ của các thành viên WTO được hài hoà sâu sắc hơn khi mà tất cả thành viên (146 thành viên tínhđến tháng 11/2003) đã phê chuẩn Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, gọi tắt là hiệp định TRIPS. Trong đó, thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu liên quan đến việc bảo hộ một số loại quyền sở hữu trí tuệ chính.

Trong những năm gần đây, công nghệ mới liên tục đặt ra những thách thức mới cho hệ thống này. Tuy mỗi nước giải quyết những thách thức này theo cách thức có khác nhau thì ngày càng có nhiều nỗ lực được thực hiện để bảo đảm quá trình hài hoà hoá luật pháp tiếp tục diễn ra.

Ví dụ, Hiệp ước về quyền tác giả của WIPO và Hiệp ước về ghi âm và biểu diễn của WIPO (được gọi chung là các hiệp ước Internet) đã có hiệu lực lần lượt vào tháng 3 và tháng 5/2002. Đây là những hiệp ước tạo ra nền tảng để bảo vệ lợi ích của các nhà sáng tạo trên môi trường mạng, giúp cho các nhạc sỹ, nghệ sỹ, nhà văn, người biểu diễn và nhà sản xuất các bản ghi âm/ghi hình có thể yên tâm sử dụng internet để sáng tạo, phân phối và quản lý việc sử dụng tác phẩm của họ trong môi trường kỹ thuật số.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là có những khác biệt đáng kể trong việc vận hành hệ thống sở hữu trí tuệ ở các nước hay khu vực khác nhau. Tốt hơn hết, WIPO cho rằng, các doanh nghiệp nên tìm hiểu về hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ liên quan hoặc xin tư vấn của luật sư sở hữu trí tuệ để tìm hiểu thêm về hệ thống sở hữu trí tuệ ở nước mà doanh nghiệp quan tâm.

Địa chỉ tốt nhất để bắt đầu tìm kiếm thông tin về các quy định và thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ ở một quốc gia là tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của nước đó. Cơ quan sở hữu trí tuệ thường là một cơ quan của chính phủ và thường thuộc sự quản lý của một bộ nhất định.

Trong khi ở một số nước chỉ có duy nhất một cơ quan sở hữu trí tuệ quản lý tất cả các quyền sở hữu trí tuệ, ví dụ như Cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia Singapore, ở nhiều nước khác có cơ quan quyền sở hữu công nghiệp, thường được gọi là cơ quan sở hữu công nghiệp, và một cơ quan riêng chịu trách nhiệm quản lý quyền tác giả và quyền liên quan.

Ở nhóm nước thứ ba, việc cấp bằng độc quyền sáng chế và đăng ký nhãn hiệu thuộc nhiệm vụ của các cơ quan khác nhau. Thông tin liên hệ của tất cả cơ quan sở hữu trí tuệ, kể cả các cơ quan sở hữu công nghiệp và cơ quan quyền tác giả, có thể tìm thấy được trên trang web của WIPO.

Các tổ chức đại diện và luật sư sở hữu trí tuệ cũng có thể là một nguồn thông tin và tư vấn hữu ích về các vấn đề sở hữu trí tuệ. Các tổ chức đại diện cho khách hàng trong quá trình nộp đơn và/hoặc bảo vệ quyền lợi của khách hàng tại toà án trong trường hợp có tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Nhiều nước yêu cầu các công ty nước ngoài phải sử dụng các đại diện sở hữu trí tuệ của nước sở tại trong quá trình đăng ký sáng chế hay nhãn hiệu.

Doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc gia để có những thông tin chi tiết về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước đó. 

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Diễn đàn quản trị -  3 năm
Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Tại sao phải bảo hộ sở hữu trí tuệ?

Diễn đàn quản trị -  3 năm
Khi công nghệ thông tin càng phát triển, lĩnh vực sở hữu trí tuệ lại càng được các doanh nghiệp và công chúng quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Các lỗi phổ biến nhất về sở hữu trí tuệ của các nhà xuất khẩu

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Các doanh nghiệp xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi đã quá muộn, nghĩa là khi họ đối mặt với việc các công ty làm hàng giả, hàng nhái sản phẩm của họ hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền của người khác.

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu phải quan tâm đến sở hữu trí tuệ?

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Ở nước ta, sở hữu trí tuệ đang trở thành một chủ đề được rất nhiều thành phần trong xã hội quan tâm. Và trong quá trình hội nhập và phát triển, doanh nghiệp xuất khẩu cần quan tâm đến sở hữu trí tuệ khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu và rộng vào các hiệp định kinh tế thế giới.

Những biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ

Những biện pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ

Diễn đàn quản trị -  3 năm

Không phải ai cũng biết rằng, một sản phẩm có thể có nhiều quyền sở hữu trí tuệ khác nhau. Vậy các doanh nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng được quyền sở hữu trí tuệ một cách hiệu quả nhất?

Rắc rối về sở hữu trí tuệ nhìn từ câu chuyện của cà phê Napoli, đầu karaoke Arirang

Rắc rối về sở hữu trí tuệ nhìn từ câu chuyện của cà phê Napoli, đầu karaoke Arirang

Tiêu điểm -  7 năm

Đăng ký sở hữu trí tuệ là chuyện đặc biệt quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải làm khi CPTPP có hiệu lực, tuy nhiên đây không phải là một công việc dễ dàng trong bối cảnh năng lực doanh nghiệp Việt hiện tại.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  9 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  15 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  15 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  16 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  19 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  19 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.