Tiêu điểm
‘Vòng kim cô’ khiến doanh nghiệp tư nhân chậm lớn
Nhiều doanh nghiệp chân chính muốn lớn và trưởng thành bài bản, nhưng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách dài hạn, theo đại diện doanh nghiệp.
Trước đánh giá doanh nghiệp tư nhân Việt Nam giỏi chống chịu nhưng “mãi không lớn”, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) Lê Hồng Thủy Tiên, khẳng định: “Không phải doanh nghiệp muốn “chậm lớn”.

Bà nhấn mạnh, ngoài những doanh nghiệp liều lĩnh, còn rất nhiều doanh nghiệp chân chính, chịu khó đầu tư, tìm tòi, học hỏi, muốn lớn và trưởng thành một cách bài bản.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở tình trạng bị vướng cơ chế, thiếu chính sách mang tính chiến lược bền vững, bà cho biết tại Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 mới đây.
Vị nữ lãnh đạo của IPPG kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ cùng các chuyên gia, các doanh nghiệp để tạo hành lang pháp lý hợp lý, thông thoáng giúp doanh nghiệp có thể làm được nhanh những gì luật cho phép, thúc đẩy phát triển, đổi mới.
Trước đó, tại Diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cũng nhấn mạnh, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quan trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, là chất lượng các quy định pháp luật.
Khảo sát doanh nghiệp hàng năm PCI cho thấy, tính ổn định và khả năng dự đoán được pháp luật của Việt Nam tương đối thấp, trong cả giai đoạn ban hành pháp luật và thực thi pháp luật. Doanh nghiệp càng nhỏ, khả năng dự đoán sự thay đổi pháp luật càng thấp.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, khả năng dự đoán việc áp dụng pháp luật của cơ quan chính quyền cũng thấp.
Tham luận của đại diện VCCI còn cho biết, các doanh nghiệp phản ánh tình trạng chất lượng các quy chuẩn kỹ thuật tương đối thấp, thể hiện ở một số vấn đề như quy chuẩn có chi phí tuân thủ rất cao, vượt quá khả năng của nhiều doanh nghiệp như Quy chuẩn 06 về phòng cháy chữa cháy.
Không chỉ vậy, có quy chuẩn ban hành xong, đến thời điểm áp dụng rồi mà chưa chỉ định các phòng thử nghiệm trong nước đủ năng lực. Điều này khiến hàng hoá bị tắc nghẽn như một số quy chuẩn về thiết bị 5G.

Ngoài vấn đề về chất lượng quy định pháp luật và thực thi pháp luật, ông Tuấn cho biết, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khác, như chất lượng cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế; việc tiếp cận các nguồn lực sản xuất kinh doanh cơ bản (vốn, nhân lực, đất đai) chưa thực sự thuận lợi.
Cùng với đó, chi phí sản xuất kinh doanh cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp; các doanh nghiệp sản xuất nội địa chưa phát triển mạnh mẽ, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả; và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn gặp bất lợi so với doanh nghiệp xuyên biên giới.
Giải pháp cho doanh nghiệp tư nhân bứt phá
Theo ông Tuấn, những khó khăn trên đòi hỏi các biện pháp tương ứng.
Trong đó, giải pháp quan trọng nhất trong thời gian tới là tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đơn hàng suy giảm, tổng cầu trong nước giảm mạnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đề nghị một số giải pháp cần làm để nâng cao chất lượng pháp luật và tính dự đoán của pháp luật, như tăng cường tham vấn, lấy ý kiến, đặc biệt đối với các thông tư, các quy hoạch, kế hoạch.
Doanh nghiệp mong muốn, nguyên tắc không hồi tố phải được áp dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là với dự án đầu tư và công trình xây dựng đã được bắt đầu trước khi có quy định mới.
Doanh nghiệp cũng đề xuất, bãi bỏ dần các quy định về thời hạn của các loại giấy phép con; áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để giảm sự tuỳ tiện khi thi hành pháp luật.
Ngoài ra, các quy định theo hướng tăng nặng nghĩa vụ của doanh nghiệp cần có lộ trình thực hiện kéo dài hơn, thay vì mức chỉ 45 ngày như quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Nghịch lý đáng báo động của kinh tế Việt Nam
Nghịch lý kiểm tra khiến doanh nghiệp tư nhân ‘không muốn lớn’
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế VCCI, tại Việt Nam, các doanh nghiệp càng lớn thì chi phí thực hiện thủ tục hành chính càng nhiều, đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển của doanh nghiệp.
'Doanh nghiệp tư nhân Việt đang có cơ hội đột phá'
Lãnh đạo Deloitte cho rằng, hiện là thời điểm vàng để doanh nghiệp nhìn nhận lại nội tại bên trong thông qua bốn trụ cột: chiến lược kinh doanh, năng lực cạnh tranh, văn hóa doanh nghiệp, quản trị và tài chính.
Chính phủ hỗ trợ 10.000 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh bền vững trong 4 năm tới
Các doanh nghiệp được công nhận kinh doanh bền vững sẽ nhận nhiều hỗ trợ từ Chính phủ như hỗ trợ chi phí thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số; thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh bền vững; tư vấn tiếp cận tài chính, gọi vốn đầu tư; hỗ trợ xúc tiến thương mại…
Thời cơ để khơi dậy sức mạnh mãnh liệt của doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam đang nhìn vào doanh nghiệp tư nhân trong đợt khủng hoảng lần này với một vai trò rất mới, như một nguồn lực, một thế lực quan trọng giúp cho nền kinh tế không chỉ phục hồi mà còn trỗi dậy và vươn lên mạnh mẽ sau dịch.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Panasonic bàn giao trung tâm giải pháp HVAC cho trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
Panasonic Việt Nam đã bàn giao trung tâm giải pháp HVAC (hệ thống sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí) cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
500 thương hiệu tham gia triển lãm quốc tế giấy và bao bì
Triển lãm quốc tế giấy và bao bì là cơ hội để các doanh nghiệp cập nhật xu hướng phát triển xanh hóa, số hóa cùng các giải pháp thúc đẩy bền vững của ngành.
Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận
Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.