World Bank: Cách giúp Việt Nam giảm rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Phương Anh Thứ sáu, 26/08/2022 - 06:50

Việt Nam đang phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phải cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi, với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính phát sinh.

Triển vọng kinh tế tích cực, nhưng rủi ro gia tăng

World Bank (Ngân hàng Thế giới) gần đây đánh giá dù môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức, triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi theo dự báo cơ sở.

Cụ thể, dự kiến tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt mức khoảng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023, khi tốc độ tăng trưởng quay về như trước đại dịch ở mức 6,5 – 7%.

Lạm phát bình quân dự kiến rơi vào khoảng 3,8% trong năm nay, khi nhu cầu trong nước tiếp tục được củng cố, chi phí giao thông và đầu vào trung gian nhập khẩu chuyển tải vào giá thành sản phẩm cuối cùng.

Dự báo CPI cho năm 2022 giả định rằng lạm phát tiếp tục tăng trong nửa cuối năm 2022, World Bank nhận định trong báo cáo “Điểm lại: Giáo dục để Tăng trưởng”.

Mặc dù cú sốc giá nhiên liệu dự kiến sẽ tiêu tan vào năm 2023, hiệu ứng lan tỏa vòng hai tiếp tục diễn ra, và tốc độ tăng trưởng GDP 6,7% theo dự báo cho năm sau sẽ khiến cho CPI tăng đến 4%, trước khi giảm về 3,3% trong năm 2024.

Sự phục hồi của nền kinh tế trong năm 2022 tiếp tục được hưởng lợi nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng và – ở mức độ thấp hơn – nhờ vào Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022 – 2023.

World Bank: Cách giúp Việt Nam giảm rủi ro với tăng trưởng kinh tế

Tuy nhiên, “viễn cảnh nền kinh tế Việt Nam trong trung hạn phải đối mặt với những rủi ro lớn, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng”, World Bank cảnh báo.

Cụ thể, nhìn từ bên ngoài, các biến chủng Covid-19 mới xuất hiện và lây lan, cùng với sự gián đoạn của hoạt động kinh tế kèm theo, là vẫn rủi ro chính, mặc dù quá trình bình thường hóa vẫn đang diễn ra, và hầu hết các quốc gia đều đang gỡ bỏ những hạn chế liên quan đến Covid-19.

Trong khi đó, áp lực lạm phát dai dẳng và triển vọng thắt chặt tiền tệ mạnh tay hơn, nhất là tại Mỹ và các nền kinh tế phát triển, có thể dẫn đến biến động trên các thị trường tài chính toàn cầu, làm suy giảm tăng trưởng kinh tế hơn nữa vào thời điểm các hoạt động kinh tế vốn đang chững lại.

Tình trạng giãn cách tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam là một thành viên tích cực.

Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm

Ngoài ra, căng thẳng và xung đột địa chính trị gia tăng càng làm tăng bất định trước mắt, và có thể dẫn đến chuyển đổi cơ cấu dài hạn trong nền kinh tế toàn cầu, khi các nền kinh tế lớn đánh giá lại chi phí và lợi ích của quá trình hội nhập, dẫn đến rủi ro với viễn cảnh ngắn và trung hạn cho nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn từ trong nước, những rủi ro liên quan đến Covid-19 có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi, nhất là trong các lĩnh vực dịch vụ. Thiếu hụt lao động có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi đầy đủ.

Ngoài ra, rủi ro tài chính có thể tăng lên khi nhìn vào những yếu kém trên bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình, do đó, có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của đầu tư và tiêu dùng trong nước.

Cùng với đó, rủi ro lạm phát cũng được cảm nhận rõ. Lạm phát kéo dài và cao hơn dự kiến có thể làm suy giảm quá trình phục hồi, nhất là về đầu tư và tiêu dùng tư nhân.

Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là phải cân bằng giữa nhu cầu tiếp tục chính sách hỗ trợ để củng cố quá trình phục hồi với nhu cầu kiềm chế lạm phát và rủi ro tài chính đang phát sinh.

Bất định gia tăng đồng nghĩa với việc chính sách phải tiếp tục thích ứng với nhịp độ phục hồi cả ở Việt Nam và trên thế giới, đồng thời phải thận trọng với lạm phát và những rủi ro về tài chính, World Bank nhấn mạnh.

Phương án giảm thiểu rủi ro

Theo World Bank, trong điều kiện quá trình phục hồi trong nước chưa hoàn tất và nhu cầu trên toàn cầu được dự báo sẽ yếu đi, chính sách tài khóa mang tính hỗ trợ là cách để phòng ngừa rủi ro cho tăng trưởng kinh tế.

Cho dù Việt Nam có dư địa tài khóa để thực hiện, thách thức nằm ở những yếu kém trong triển khai. Cách xử lý những ách tắc về thể chế đến nay vẫn khiến cho chương trình đầu tư công liên tục không đạt kế hoạch, để làm cho chính sách tài khóa trở nên hiệu quả hơn, các chuyên gia trong báo cáo lưu ý.

Đã triển khai đến đâu chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội?

Trong ngắn hạn, trọng tâm là phải thực hiện đầy đủ gói chính sách hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế qua đẩy mạnh triển khai các dự án. Chương trình phục hồi dự kiến đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng cơ sở vật chất và công nghệ số, để giúp đẩy mạnh quá trình phục hồi cầu trong nước trong ngắn hạn, đồng thời nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng trong dài hạn của Việt Nam.

Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới an sinh xã hội có mục tiêu là hướng đi không chỉ giúp các hộ nghèo và dễ tổn thương chống đỡ lại tác động của các cú sốc giá nhiên liệu và lạm phát gia tăng, mà còn hạn chế được tác động đến tiêu dùng tư nhân hiệu quả hơn so với phương án cắt giảm thuế bảo vệ môi trường, và dự kiến cắt giảm thuế GTGT và thuế nhập khẩu theo cách không có mục tiêu như hiện nay.

Không chỉ vậy, rủi ro lạm phát gia tăng đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ linh hoạt hơn.

Nếu rủi ro lạm phát gia tăng trở thành hiện thực – khi lạm phát toàn phần vượt chỉ tiêu 4% của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần sẵn sàng chuyển sang thắt chặt tiền tệ để kìm áp lực lạm phát, bằng cách tăng lãi suất và thắt lại cung tiền.

Các bước đó kết hợp với các biện pháp truyền thông rõ ràng và mang tính dự báo về quyết định chính sách tiền tệ là cách để giúp định hướng cho các thành viên thị trường, đồng thời đảm bảo neo giữ được kỳ vọng lạm phát.

Rủi ro tài chính phát sinh cũng cần được chủ động quản lý để nâng cao khả năng chống chịu của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, “điều quan trọng là cần tăng cường chiều sâu những cải cách cơ cấu nhằm hỗ trợ cho tiềm năng tăng trưởng trong trung hạn, giúp cho nền kinh tế phát triển bao trùm hơn với khả năng chống chịu cao hơn”, World Bank nhấn mạnh.

Theo đó, cải cách tài khóa cần tập trung vào ổn định huy động thu thông qua cải cách chính sách thuế và nâng cao hiệu suất chi tiêu, nhằm mở rộng dư địa tài khóa để chi cho các mục tiêu xã hội, khí hậu và các mục tiêu phát triển khác của Việt Nam.

Cải cách pháp quy nhằm tăng cường cạnh tranh và đưa các doanh nghiệp vào khu vực chính thức, qua đó nâng cao tăng trưởng năng suất, nhất là cho khu vực tư nhân trong nước.

Moody’s dự báo Việt Nam tăng trưởng 8,5% năm 2022, cao nhất khu vực

Việt Nam cũng cần khuyến khích tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân cho thích ứng khí hậu, bao gồm tại các khu vực quan trọng như Đồng bằng sông Cửu Long.

Song song với đó là chính sách hướng tới mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam, bao gồm phát triển năng lượng tái tạo và định giá carbon, qua đó cũng có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên các thị trường về công nghệ và sản phẩm xanh đang phát triển.

Mặc dù những nỗ lực nhằm tăng cường môi trường kinh doanh là cần thiết để tạo việc làm, các nhà hoạch định chính sách cũng nên tiến hành các bước nhằm giảm chênh lệch về kỹ năng và cải thiện chất lượng lực lượng lao động của Việt Nam, các chuyên gia trong báo cáo khuyến nghị. 

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp -  2 năm
Trong dài hạn, tăng trưởng của ngành xây dựng được kỳ vọng vào nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.
Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp xây dựng kỳ vọng phục hồi nhờ đầu tư công

Doanh nghiệp -  2 năm
Trong dài hạn, tăng trưởng của ngành xây dựng được kỳ vọng vào nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng và bất động sản dân cư tại Việt Nam. Khi tiến độ đầu tư công đạt kế hoạch và các nút thắt của thị trường bất động sản được tháo gỡ, dư địa tăng trưởng của các công ty ngành xây dựng sẽ được rộng mở.
Giải pháp cho kinh tế Việt Nam trước diễn biến mới phức tạp và khó lường

Giải pháp cho kinh tế Việt Nam trước diễn biến mới phức tạp và khó lường

Tiêu điểm -  2 năm

Thủ tướng yêu cầu thời gian tới cần ‘4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 kiên quyết không’ trong tình hình mới với những diễn biến phức tạp, khó lường, chưa có tiền lệ.

Tín hiệu tích cực của kinh tế từ số lượng doanh nghiệp mới tăng kỷ lục

Tín hiệu tích cực của kinh tế từ số lượng doanh nghiệp mới tăng kỷ lục

Tiêu điểm -  2 năm

Số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường tăng kỷ lục trong 7 tháng đầu năm 2022 là minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế bất chấp những khó khăn sau đại dịch.

Tiền đề cho kinh tế tăng trưởng mạnh thời gian tới

Tiền đề cho kinh tế tăng trưởng mạnh thời gian tới

Tiêu điểm -  2 năm

Trung Quốc và Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đến năm 2030.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi, phát triển KTXH

Tiêu điểm -  2 năm

Sau khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed) nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm vào đêm 27/7 và ngân hàng trung ương nhiều nước đã có nhiều đợt tăng lãi suất để ứng phó với lạm phát tăng mạnh gần đây, sáng 28/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  58 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.