Bất động sản
Chọn đầu tư nhà ở thương mại giá rẻ hay nhà ở xã hội?
Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội là loại hình nhà không thể thiếu được, quan trọng và việc quản lý như thế nào để có hiệu quả.

Không phát triển nhà ở giá rẻ bằng mọi giá
Chia sẻ với TheLEADER trước đó về phương án tiếp theo trong tương lai sau khi gói 30.000 tỷ hỗ trợ đã kết thúc, GS.TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng, nên khuyến khích nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.
Trong bài viết Nhà nước nên bỏ hẳn nhà ở xã hội, ông Võ lý giải, nhà ở xã hội là phân khúc hoàn toàn bao cấp khi Nhà nước tham gia từ đầu đến cuối, từ duyệt dự án cho đến duyệt giá bán…Nhưng “Nhà nước có sức được bao nhiêu mà có thể bao cấp?”.
Trong khi đó, đối với việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ, nếu được tạo điều kiện thì các nhà đầu tư sẽ xoay xở làm được. Nhà nước không phải bao cấp toàn bộ mà có thể chỉ hỗ trợ bằng cách giảm thuế hay thậm chí là miễn thuế giá trị gia tăng (VAT).
Đồng ý với quan điểm của GS. Đặng Hùng Võ, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, ngân sách nhà nước không thể bao cấp hết cho xây nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội cũng cần huy động nguồn lực của thị trường, tạo ra cơ chế khác thay vì chờ nguồn vốn nhà nước cấp. Doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội phải chủ động thực hiện dự án mà Nhà nước cho phép.
Còn đối với việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay thế cho nhà ở xã hội, ông Đính cho rằng, phát triển nhà ở thương mại giá rẻ là cần thiết. Tuy nhiên trên thực tế, việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ trong thời gian vừa qua đang làm phá vỡ quy hoạch, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.
“Hiện nay, những dự án nhà ở thương mại giá rẻ làm bằng mọi giá như một số doanh nghiệp đang làm, không đúng quy hoạch, không tuân thủ pháp luật đang trở thành những công trình, dự án nhếch nhác, chất lượng kém. Hơn nữa, cư dân quá đông sẽ gây nên quá tải hạ tầng. Do đó, làm nhà ở thương mại giá rẻ phải đáp ứng đúng mục tiêu, bảo đảm an sinh xã hội, quản lý đô thị và quy hoạch", ông Đính nhấn mạnh.
Về vấn đề này, theo ông Trịnh Tùng Bách, Giám đốc Ban nghiên cứu và phát triển (Capital House) cũng cho rằng, làm nhà ở thương mại giá rẻ nhưng phải có quy hoạch tốt, tránh việc gây quá tải hạ tầng như một số thành phố lớn.
Để có thể xây nhà ở thương mại giá rẻ mà không phá vỡ quy hoạch, bài toán quản lý đặt ra là làm sao vừa bảo đảm được chất lượng, vừa không gây quá tải cho hạ tầng. Dù phát triển nhà ở xã hội hay nhà ở thương mại giá rẻ, các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu cơ chế, thay vì lấy vốn của Nhà nước sử dụng mà phải huy động bằng nguồn lực thị trường, xã hội hoá. Bên cạnh đó, làm tốt yếu tố quản lý, quy hoạch, tránh dẫn đến những hệ luỵ không tốt cho xã hội, ông Bách khẳng định.
Nên có chính sách ưu tiên cho các đối tượng đặc thù
Trước vấn đề có nên bỏ hẳn nhà ở xã hội để thay thế bằng nhà thương mại giá rẻ, Phó chủ tịch Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, nhà ở xã hội là loại hình nhà không thể thiếu được.
Hiện nay, đối tượng có nhu cầu mua nhà ở xã hội không chỉ là người có thu nhập thấp ở thành thị, ở nông thôn, mà bao gồm cả lực lượng vũ trang, người có công với cách mạng, công nhân, học sinh, sinh viên cũng đang có nhu cầu rất bức thiết.
“Việc xây dựng nhà ở xã hội đối với các đối tượng đặc thù là rất cần thiết nhằm bảo đảm an sinh xã hội”, ông Đính khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Trịnh Tùng Bách cũng cho rằng, nên vận hành thị trường nhà ở theo kinh tế thị trường, tuy nhiên, cũng cần có những chính sách ưu tiên cho các đối tượng đặc thù.
Các đối tượng mang tính đặc thù như lực lượng vũ trang, công nhân, học sinh/sinh viên, người có công với cách mạng có nhu cầu mua nhà ở xã hội có thể giải quyết bằng các gói vay ưu đãi do Nhà nước hỗ trợ để giúp họ có điều kiện ổn định cuộc sông, ông Bách chia sẻ.
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến hết năm 2016 cả nước đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, góp phần giải quyết chỗ ở cho gần 500.000 người thu nhập thấp, công nhân lao động tại đô thị và khu công nghiệp.
Bên cạnh đó, hàng triệu hộ gia đình người có công với nước, hộ nghèo ở nông thôn, khu vực thường xuyên bị thiên tai bão lũ có chỗ ở an toàn và ổn định.
Theo mục tiêu Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Nhà nước sẽ hỗ trợ nhà ở cho khoảng 363.500 hộ gia đình có công với cách mạng, trên 300.000 hộ nghèo, xây dựng khoảng hơn 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội và đáp ứng cho khoảng 70% cho công nhân tại các khu công nghiệp.
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, việc phát triển nhà ở xã hội đã góp phần giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội cấp thiết, đồng thời góp phần tái cấu trúc thị trường bất động sản, khắc phục lệch pha cung – cầu, giúp cho thị trường phát triển ổn định.
Do đó, sau khi gói 30.000 tỷ đồng kết thúc, chủ trương của Chính phủ là dành nguồn lực 2.000 tỷ đồng tiếp tục cho chương trình nhà ở xã hội, trong đó 800 tỷ đồng sẽ dành riêng nhà ở cho người có công với cách mạng.
Đề nghị giải ngân nhanh gói 2.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
“Nhà nước cần giải quyết khó khăn về nguồn vốn, quỹ đất cho nhà ở xã hội”
Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo phát triển nhà xã hội vì đây là cơ sở hạ tầng quan trọng và tiền đề để thực hiện an sinh xã hội.
Nhận diện những điểm nghẽn trong chính sách nhà ở xã hội
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, Nhà nước phải đóng vai trò chủ đạo trong kiến tạo chính sách cho phát triển nhà ở xã hội.
Có nên bỏ việc xây nhà ở xã hội?
Theo TS. Nguyễn Minh Hoà, không nên duy trì kiểu nhà ở xã hội khi bị biến tướng, còn với loại nhà ở xã hội theo đúng nghĩa thì nên tiếp tục phát triển.
GS Đặng Hùng Võ: Nhà nước nên thôi làm nhà ở xã hội
Có nên tiếp tục phát triển nhà ở xã hội trong tương lai hay làm thế nào để cải tạo hiệu quả những chung cư cũ là một trong những vấn đề nổi bật hiện nay của thị trường bất động sản. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những chia sẻ với TheLEADER xung quanh hai vấn đề này.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
'Chim sợ cành cong', nhà đầu tư vẫn dè chừng bất động sản nghỉ dưỡng
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Sắp diễn ra hội thảo trực tuyến: Chuỗi giá trị bền vững - Tuân thủ pháp lý EU-Việt Nam
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
'Phần thưởng' cho ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.