Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: Lợi bất cập hại?

Nguyễn Lê Thứ tư, 13/12/2017 - 14:18

Dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt lên 10% của Bộ tài chính đã vấp phải nhiều phản đối của các cơ quan và doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.

Đến năm 2020, sản lượng ngành nước giải khát dự kiến đạt trên 6 tỷ lít.

Theo đề xuất được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, các loại nước ngọt sẽ được bổ sung vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gồm nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.

Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ hai phương án thuế suất. Một là áp mức thuế 10% từ năm 2019 và hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Tuy nhiên, cơ quan này thiên về phương án đầu tiên hơn.

Bộ này cũng đưa ra 3 lý do về quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: cơ cấu lại thuế để tăng ngân sách; phù hợp với xu hướng quốc tế và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng tránh bệnh tiểu đường và béo phì.

Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý và đặc biệt là khối doanh nghiệp đã lên tiếng phản đối, cho rằng các lợi ích mà động thái này mang lại không bù đắp lại được những tác động tiêu cực của nó đối với thị trường.

Doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát đang chịu những điều kiện gì?

Lại chuyện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt: Lợi bất cập hại
Ông Nguyễn Tiến Vỵ

Trao đổi với TheLEADER bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 luật sư Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, bia, rượu, nước giải khát là ngành kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ một số quy định riêng".

Việc sản xuất phải tuân thủ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Luật Đầu tư 2014 về kinh doanh rượu và Nghị định 77 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 về điều kiện sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đối với bia và nước giải khát còn phải đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm theo Nghị định 38 của Chính phủ.

"Như vậy, các doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, vật chất để có thể đáp ứng các điều kiện về cơ sở sản xuất, nhân lực, môi trường, phòng cháy chữa cháy...", ông nói.

Đánh thuế TTĐB nước ngọt: Hòn đá tảng cho ngành công nghiệp đầy tiềm năng?

Đề cập đến vấn đề đánh thuế TTĐB với nước ngọt, ông Vỵ cho biết, gần đây, Bộ Tài chính cũng đưa ra dự thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) đối với nước ngọt. Đây là một khó khăn đối với ngành bia, rượu, giải khát nói chung và đối với ngành sản xuất, kinh doanh nước ngọt nói riêng. 

"Chúng tôi đã có ý kiến với Bộ Tài chính, với Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) bởi nước giải khát là một ngành nhận được sự quan tâm của Nhà nước và theo kế hoạch sản xuất bia, rượu, nước giải khát đến năm 2025, tầm nhìn 2035, ngành nước giải khát có tốc độ tăng trưởng rất nhanh", ông Vỵ nói. 

Theo kế hoạch này, năm 2020, sản lượng dự kiến đạt trên 6 tỷ lít, đến năm 2025, con số này lần lượt sẽ tăng lên trên 9 tỷ lít và 15 tỷ lít lần lượt vào năm 2025 và 2035.

"Theo đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, phát triển ngành này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Bởi vì nước giải khát đã trở thành một loại đồ uống hết sức phổ biến cả ở thành thị lẫn nông thôn".

Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10 – 12%, rồi thuế GTGT đối với đường từ 5% lên 6% thì giá thành của nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và nhu cầu của người tiêu dùng.

Đánh thuế nước ngọt sẽ giúp giảm tình trạng tiểu đường và béo phì, tăng ngân sách?

Việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người dân sẽ dẫn đến tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả hàng nhái. Điều này lại quay trở lại ảnh hưởng đến chính sức khỏe của người tiêu dùng. 

Bên cạnh đó, dự thảo này, nếu được thông qua, sẽ ảnh hưởng cả đến những người nông dân, những người sản xuất và cung cấp các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm nước ngọt. 

Nhà nước cũng phải chi một khoản kinh phí để tăng cường công tác chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái và giải quyết vấn đề lao động dôi dư khi các doanh nghiệp buộc phải cắt giảm năng lực sản xuất khi quy mô giảm, giá thành tăng cao.

"Kiến nghị của chúng tôi là Nhà nước nên xem xét chưa áp thuế TTĐB đối với nước ngọt", ông Vỵ nói.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), bà Natasha Ansell cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt là một thực tế không thông dụng và không được khuyến khích. 

Theo khảo sát của AmCham tiến hành trên 158 quốc gia khác nhau, chỉ có 40 nước trong số đó (bao gồm 4 nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - với ít hơn 2% dân số khu vực - Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei) thực thi điều luật này.

"Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng, Chính phủ Việt Nam đưa ra dự thảo luật này nhằm cải thiện sức khỏe thể chất của người dân, đồng thời chúng tôi cũng muốn giúp nâng cao nhận thức của người dân Việt Nam trong vấn đề tiêu thụ thực phẩm. Nhưng nếu chỉ cô lập một ngành công nghiệp trong khi những ngành công nghiệp thực phẩm khác cũng có những cấu phần tương tự thì không phải là một giải pháp thực sự hiệu quả, làm giảm tính cạnh tranh của thị trường", bà nói. 

Cải cách chính sách thuế vẫn 'trói chân' doanh nghiệp bất động sản

Cải cách chính sách thuế vẫn "trói chân" doanh nghiệp bất động sản

Bất động sản -  7 năm

Việc cải cách chính sách về thuế liên quan đến thị trường bất động sản trong thời gian gần đây liên tiếp gặp được sự phản ứng của dư luận bởi lo ngại sẽ càng tăng thêm áp lực về rào cản cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  12 giờ

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông

Tiêu điểm -  1 ngày

Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  2 ngày

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  2 ngày

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

SCG, Hyosung và Warburg Pincus rót thêm gần 2,6 tỷ USD vào Bà Rịa - Vũng Tàu

Tiêu điểm -  3 ngày

SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Phát Đạt phủ nhận liên quan vụ thao túng giá cổ phiếu PDR

Doanh nghiệp -  6 giờ

Phát Đạt khẳng định không có liên quan đến hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt vì thao túng giá cổ phiếu PDR.

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tìm động lực cho khu vực kinh tế bị 'lãng quên'

Tài chính -  6 giờ

Các chuyên gia nhận định khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ nhưng đa phần quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tài chính và khả năng cạnh tranh.

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tích cực huy động vốn, FPTS vẫn đặt mục tiêu 'đi lùi'

Tài chính -  8 giờ

Mặc dù đẩy mạnh huy động vốn bổ sung hoạt động kinh doanh, FPTS lại lên kế hoạch kinh doanh thấp nhất so với kết quả thực hiện từ năm 2021 tới nay.

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Ông lớn địa ốc 'tạo sóng' nhà ở xã hội

Doanh nghiệp -  8 giờ

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản hàng đầu đã và đang đẩy mạnh xây dựng dự án, tăng tốc trong cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội.

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Chuyển đổi tư duy theo mô hình lãnh đạo số toàn diện

Leader talk -  8 giờ

Mô hình lãnh đạo số toàn diện phản ánh sự kết hợp giữa chuyển đổi số, quản trị dữ liệu và tối ưu vận hành.

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Chủ xe dự thi cá nhân hóa: 'Chỉ có VF 3 mới cho tôi cảm hứng sáng tạo'

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Tương lai doanh nghiệp với ưu đãi thuế xanh

Sổ tay quản trị -  9 giờ

Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.