Tại sao Đà Nẵng không cấp phép dự án bất động sản lớn nào từ đầu năm đến nay

Quỳnh Như Chủ nhật, 20/05/2018 - 17:45

Với những hấp lực riêng có Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng quốc tế và Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiện nay để tìm kiếm được quỹ đất sạch, vị trí đẹp để phát triển dự án nghỉ dưỡng tại đây không dễ.

Tất cả các khu đất đẹp ven biển Đà Nẵng đã có chủ

Một nghịch lý đang tồn tại ở Đà Nẵng là nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng được cấp phép từ lâu nhưng vẫn bỏ hoang, trong khi nhà đầu tư mới không có cơ hội chen chân đầu tư dự án mới vì quỹ đất đẹp đã hết. 

Thực tế cho thấy, xen giữa những dự án nghỉ dưỡng xây dựng và kinh doanh thành công, nhiều vị trí đất đẹp dọc theo dọc theo "con đường resort" ven biển từ Đà Nẵng vào Hội An dù đã có chủ nhưng hiện vẫn bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang. 

Lý giải tình trạng này, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho hay đó là vấn đề lịch sử trước đây thành phố giao đất cho các cá nhân, tổ chức nhưng lại không có dự án kèm theo, tức không có giấy chứng nhận đầu tư và không có ràng buộc pháp lý.

Để giải quyết hậu quả, thành phố đang rà soát lại chủ nhân của các khu đất, nếu chính chủ không hợp lệ hoặc không đủ điều kiện triển khai dự án cụ thể, Đà Nẵng sẽ thu hồi và giao cho nhà đầu tư khác. 

Cụ thể, ngày 15/5 vừa qua, trong chương trình “Hội đồng nhân dân với cử tri” lần 3, ông Thơ thông báo là thành phố vừa thu hồi hai lô đất ven biển mà chủ thể được giao đất không có thật.

Phó Giám đốc IPA Đà Nẵng: M&A gần như là phương án duy nhất nếu muốn đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng Đà Nẵng
Bà Huỳnh Liên Phương

Bên cạnh đó, bên lề sự kiện "Kêu gọi đầu tư vào Đà Nẵng" do Eurocham tổ chức tại TP. HCM vừa qua, bà Huỳnh Liên Phương, Phó giám đốc Ban xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp của Đà Nẵng (IPA Đà Nẵng), cho biết, từ đầu năm đến nay, không có bất cứ dự án bất động sản lớn nào được cấp phép ở Đà Nẵng.

Theo bà Phương, giai đoạn 2005 – 2006 khi thị trường bất động sản Đà Nẵng vô cùng sôi động, đến 2009 – 2010 thị trường bắt đầu chững lại, năm 2015 thị trường bắt đầu nhích lên và rầm rộ nhất bắt đầu từ năm 2017 đến bây giờ.

Hiện tại, những dự án nước ngoài được cấp phép đầu tư trong lĩnh vực này là nhờ mua bán sáp nhập, đầu tư mới hầu như không có. Các dự án lớn đang được truyền thông mạnh kể từ đầu năm có thể đã bắt đầu từ rất lâu. 

Lý giải điều này, bà Huỳnh Liên Phương cho biết, đất đai còn lại ở Đà Nẵng rất ít và đều của Nhà nước. Thâu tóm dự án và mua cổ phần là cách thuận tiện nhất để phát triển dự án vì đi đấu thầu đất của Nhà nước cũng không dễ dàng.

"Trước đây Đà Nẵng có hình thức BT hoặc BOT, xây dựng hạ tầng thường là giao thông để lấy đất, nhưng bây giờ hình thức này cũng đã chấm dứt vì thật sự là Đà Nẵng không còn quỹ đất nhiều nữa", bà Phương khẳng định.

"Diện tích Đà Nẵng vốn nhỏ hẹp và đất cũng không thể sinh sôi thêm nên vấn đề hiện tại là làm sao để sử dụng hiệu quả quỹ đất đang có. Quỹ đất lớn ven biển hầu như đã có chủ hết rồi, chỉ là nếu chủ đầu tư không triển khai dự án có thể nhượng dự án, chuyển nhượng cổ phần đều được cả, thành phố cho phép hết. Không chỉ các nhà đầu tư nước ngoài mà trong nước cũng có thể mua lại hoặc góp vốn", bà Phương cho biết thêm.

Bà Phương dẫn chứng, các nhà đầu tư nước ngoài thường mua lại dự án của các nhà đầu tư trong nước hoặc mua cổ phần dự án, như mua lại khách sạn 3 sao rồi nâng cấp lên thành 4 đến 5 sao. "Hiện tại, xu hướng đó rất nhiều", bà cho biết.

Hiện tại, các dự án bất động sản có vốn đầu tư lớn nhất là Crowne Plaza Resort, tiếp đến là Hyatt Regency Resort của Gaw Capital đến từ Hong Kong. Ngoài ra còn có hai dự án lớn khác đều của VinaCapital, công ty đăng ký ở Anh là Khu nghỉ dưỡng biển Đà Nẵng và Khu đô thị Capital Square.

Theo bà Phương, dù là dự án bất động sản lớn và có chủ đầu tư và người đều hành đều là Trung Quốc, nhưng Crowne Plaza Resort không thể tính là Trung Quốc vì công ty đầu tư đăng ký từ đến từ Anh và nhà quản lý là “người khổng lồ” trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng thế giới IHG cũng đến từ Anh.

Bà Phương cho biết, Crowne Plaza Resort đang tiến hành mở rộng đầu tư giai đoạn hai như kế hoạch ban đầu. Mặc dù nhiều hạng mục đầu tư của họ vừa bị UBND Đà Nẵng bác vì nhiều lý do khác nhau nhưng nếu hoàn thành tất cả, đây có thể là dự án nghỉ dưỡng có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Đà Nẵng.

Ai là chủ tòa tháp đôi 50 tầng T&T Twin Towers Đà Nẵng?

Ai là chủ tòa tháp đôi 50 tầng T&T Twin Towers Đà Nẵng?

Bất động sản -  6 năm
Tập đoàn T&T khẳng định các thông tin trên trên thị trường hiện nay không phải thông tin do T&T Land – đơn vị phân phối chính thức của dự án T&T Twin Towers cung cấp.
Ai là chủ tòa tháp đôi 50 tầng T&T Twin Towers Đà Nẵng?

Ai là chủ tòa tháp đôi 50 tầng T&T Twin Towers Đà Nẵng?

Bất động sản -  6 năm
Tập đoàn T&T khẳng định các thông tin trên trên thị trường hiện nay không phải thông tin do T&T Land – đơn vị phân phối chính thức của dự án T&T Twin Towers cung cấp.
Tòa tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng ‘nằm trong tay’ ngân hàng của bầu Hiển

Tòa tháp đôi 50 tầng ở Đà Nẵng ‘nằm trong tay’ ngân hàng của bầu Hiển

Bất động sản -  6 năm

Chủ đầu tư của dự án T&T Twin Towers đang sử dụng toàn bộ lợi ích thu được từ dự án làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại SHB.

Đà Nẵng cần tầm nhìn 100 năm nếu không muốn đánh mất cơ hội lịch sử

Đà Nẵng cần tầm nhìn 100 năm nếu không muốn đánh mất cơ hội lịch sử

Leader talk -  7 năm

Thực tế hôm nay cho thấy tấm áo quy hoạch của Đà Nẵng bắt đầu có những dấu vết rạn nứt.

Những lo ngại của doanh nghiệp khi đầu tư vào Đà Nẵng

Những lo ngại của doanh nghiệp khi đầu tư vào Đà Nẵng

Đầu tư -  7 năm

Khoảng 500 đại diện cho các doanh nghiệp đã tham gia buổi "Toạ đàm mùa Xuân 2018" để hiến kế và kiến nghị với lãnh đạo Đà Nẵng về môi trường đầu tư - kinh doanh.

Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng: ‘Tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định này’

Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng: ‘Tôi chưa bao giờ hối hận với quyết định này’

Hồ sơ quản trị -  7 năm

Chia sẻ của một doanh nhân nước ngoài đã có 5 năm sinh sống và làm tổng quản lý khu nghỉ dưỡng 5 sao đầu tiên của Đà Nẵng.

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Chặt quá hoá nghẽn, nhà ở xã hội mắc kẹt ở vạch xuất phát

Bất động sản -  1 ngày

Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Mạnh tay cấm căn hộ kinh doanh du lịch, TP.HCM ngăn ngừa tranh chấp chung cư

Bất động sản -  1 ngày

Quyết định 26/2025 vừa được UBND TP.HCM ban hành sẽ tháo gỡ hàng loạt các vướng mắc trong việc quản lý vận hành nhà chung cư hiện nay trên địa bàn thành phố.

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Vay ngân hàng mua nhà: 'Cạm bẫy ngọt ngào' trong cơn sốt giá

Bất động sản -  2 ngày

Với giá nhà đất cao như hiện nay, việc vay ngân hàng mua nhà có thể đặt người mua trước những áp lực tài chính lớn, thậm chí rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’

Flamingo Holding chơi lớn, hồ Núi Cốc thoát kiếp ‘công chúa ngủ quên’

Bất động sản -  3 ngày

Hồ Núi Cốc, viên ngọc ẩn mình giữa miền trung du, sắp được đánh thức. Dự án Flamingo Majestic Island Resort hứa hẹn biến nơi đây thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp, mở ra một chương mới cho du lịch Thái Nguyên.

Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú

Chuyển động mới tại siêu dự án Sài Gòn Co.op An Phú

Bất động sản -  5 ngày

VIAC chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Novaland và Nova An Phú, buộc Sài Gòn Co.op thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng phát triển dự án Sài Gòn Co.op An Phú.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  37 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.