Diễn đàn quản trị
Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO
Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).

Nhượng quyền thương hiệu ngành F&B là một mảng hấp dẫn ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng với nhiều tiềm năng. Theo CEO Pizza Home Hoàng Tùng, kinh doanh F&B để có thể thành công ở quy mô lớn thì bắt buộc phải nhân bản mô hình và mở rộng thành chuỗi. Và cách mở rộng thành chuỗi hiệu quả nhất chính là từ công cụ nhượng quyền.
Đây là công cụ rất mạnh giúp doanh nghiệp có thể tăng trưởng, nhưng nó là công cụ, cần được hiểu đúng và sử dụng đúng thì doanh nghiệp sẽ có được một đòn bẩy rất tốt để có thể nâng tầm quy mô và thương hiệu một cách hiệu quả
“Nhượng quyền sẽ là con dao hai lưỡi, có thể giết chết một thương hiệu nếu kinh doanh nhượng quyền theo kiểu FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ)”, vị chuyên gia F&B chia sẻ với TheLEADER.
Thị trường nhượng quyền F&B của Việt Nam hiện đang tiềm năng ra sao, thưa ông?
Ông Hoàng Tùng: Có một thực tế là thị trường nhượng quyền ở Việt Nam còn đang rất lộn xộn. Rất nhiều bên bán chưa đủ điều kiện để có thể nhượng quyền đã rao bán nhượng quyền. Cũng rất nhiều người mua không biết rằng thương hiệu đó chưa đủ điều kiện để nhượng quyền nhưng vẫn bỏ tiền ra mua.
Nguyên nhân có thể do không biết vì thiếu kiến thức, nhưng cũng không ít trường hợp là các bên bán nhượng quyền làm liều, bán bắt chấp và bản chất đây là hành vi làm sai pháp luật, cần phải được kiểm soát. Phở Thìn là một ví dụ điển hình.
Thực trạng trên dẫn đến một khía cạnh khác. Nhượng quyền là một nhu cầu rất lớn và nó sẽ có tiềm năng rất tốt đối với những đơn vị muốn làm bài bản, chuẩn chỉnh và lâu dài. Sau cơn quá độ qua đi, tôi nghĩ rằng những đơn vị bán nhượng quyền tử tế, có năng lực sẽ trụ lại trên thị trường và hái quả ngọt.
Nói về những trường hợp nhượng quyền thành công trên thế giới có thể kể đến như KFC, McDonald’s, Subway hay như ToCoToCo, Highlands Coffee, Trung Nguyên E-Coffee..ở Việt Nam. Với những trường hợp đã nhượng quyền thành công, theo ông, đặc điểm chung của họ là gì?
Ông Hoàng Tùng: Đặc điểm của những bên đã làm nhượng quyền thành công, theo tôi, đến từ việc bên bán nhượng quyền phải có một số năng lực cốt lõi như:
Sở hữu một mô hình kinh doanh đúng dựa trên một sản phẩm ẩm thực hạt nhân mạnh, có thể tạo lợi nhuận bền vững;
Tư duy làm nhượng quyền bài bản, không FOMO, phát triển giai đoạn đầu từ tốt, vừa làm vừa chỉnh sửa để đạt mức tối ưu;
Có năng lực tài chính tốt để có thể đi đường dài;
Có hệ thống kiểm soát và logistic tốt để có thể đảm bảo sản phẩm trên cả chuỗi hệ thống đồng bộ;
Có hệ thống nhân sự tốt để đảm bảo dịch vụ xuyên suốt được nhất quán;
Lựa chọn đối tác mua nhượng quyền kỹ càng vì bản chất cuối cùng quan hệ nhượng quyền là hành trình đi cùng nhau.
Vậy với trường hợp gây nhiều tranh cãi như Phở Thìn (13 Lò Đúc), vấn đề có lẽ xuất phát từ cả hai phía - bán nhượng quyền và mua nhượng quyền. Họ đã gặp phải những vấn đề gì?

Ông Hoàng Tùng: Có ba vấn đề mà cả hai bên gặp phải.
Một là sự FOMO. Ông Thìn đã vội vã bán nhượng quyền khi chưa đủ điều kiện bán còn phía đối tác thì vội vã mua nhượng quyền khi chưa tìm hiểu kỹ.
Hai là thiếu kiến thức. Họ cứ nghĩ rằng một quán phở đông khách có thương hiệu lâu đời sẽ có thể nhân bản thành công, trong khi đó sản phẩm ẩm thực bao gồm: món – không gian – dịch vụ - tiện lợi - thương hiệu. Theo đánh giá của tôi, Phở Thìn mới chỉ đạt 1 trong 5 yếu tố trên.
Ba là thiếu tìm hiểu đối tác. Quan hệ nhượng quyền cuối cùng là quan hệ giữa người với người, là sự đồng hành trong suốt quá trình hợp tác, vậy nên cần phải tìm hiểu nhau kỹ càng. Có vẻ hai bên đều chưa có sự tìm hiểu nhau đủ chín.
Vậy cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng cho việc nhượng quyền, phát triển thương hiệu, thưa ông?
Ông Hoàng Tùng: Một tư duy sai lầm vẫn tồn tại trên thị trường là cho rằng nhượng quyền chỉ là xúc tiền của người khác mang về túi mình (easy money). Đó là một tư duy “ăn xổi”. Làm nhượng quyền đúng là thu được tiền của bên mua một cách chân chính và thực sự trải qua một quá trình rất vất vả đồng hành cùng họ.
Nhượng quyền có thể là con dao hai lưỡi. Nó có thể giết chết một thương hiệu nếu chủ thương hiệu FOMO. Đừng vội nhượng quyền nếu chưa làm các điều sau:
Thứ nhất là đóng gói sản phẩm sao cho đủ đơn giản để có thể chuyển giao được cho người khác. Làm sản phẩm F&B ở một nơi đã không dễ. Làm sao để làm sản phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau với nhiều đối tác khác nhau và vẫn chuẩn chỉnh lại càng khó.
Về đóng gói sản phẩm, đầu tiên cần công thức hóa toàn bộ món trên thực đơn (menu). Tiếp theo là phải tiêu chuẩn hóa toàn bộ nguồn nguyên liệu. Tiêu chuẩn này về sau cũng sẽ được dùng để kiểm soát bên mua nhượng quyền. Cuối cùng là quy trình hóa toàn bộ việc chế biến sản phẩm từng bước một để ai cũng có thể làm được.
Sau khi xây dựng xong các bước trên thì phải đóng gói tri thức sản phẩm với việc văn bản hóa toàn bộ. Đây là một phần của bộ tài liệu nhượng quyền để chuyển giao cho bên mua. Trực quan hơn có thể quay lại toàn bộ bằng video để tiện đào tạo và chuyển giao sau này.
Đặc biệt, vụ Phở Thìn là một bài học nhớ đời về việc chuẩn bị trước các tiêu chuẩn, bộ nhận diện và quan trọng nhất là đăng ký bảo hộ.
Tiếp đến là đóng gói quy trình vận hành. Nhân sự trong mảng F&B phần lớn làm việc ngắn hạn và không quá gắn bó với nghề, do đó, đừng phức tạp hóa biểu mẫu lằng nhằng. Quy trình phải thật đơn giản, tốt nhất gom thành 3 bước mà ai cũng có thể áp dụng và làm theo.
Dù đóng gói quy trình nhưng cũng cần nhớ rằng quy trình là vật chết, không phải có quy trình là nhân viên sẽ làm theo ngay và cũng không thể mong quy trình sẵn sẽ đồng nghĩa với tự động hoá. Thay vào đó, phải có sự hiện diện và nên có các chương trình đào tạo, tái đào tạo nhân sự để giữ vững chất lượng dịch vụ.
Đến một mức nào đó, nên có nhân sự chuyên trách về nhượng quyền, sau khi ký tá hợp đồng và triển khai xong thì luôn có kiểm tra chất lượng (QC), báo cáo lại cho bên mua nhượng quyền và giám sát chất lượng sản phẩm dịch vụ liên tục, đảm bảo tính tuân thủ.
Xin cảm ơn ông!
Giải mã ‘ma trận' Phở Thìn
Tối ưu hoá chi phí vận hành F&B thời bão giá
Việc điều chỉnh giá của sản phẩm trên thực đơn không thể “tát nước theo mưa” và quyết định theo cảm tính mà cần phải được thực hiện một cách khoa học và dựa vào dữ liệu.
Kinh doanh F&B - dễ mà cực khó
Cơ hội bứt phá trong ngành F&B sẽ dành ưu tiên cho những người làm chủ doanh nghiệp đảm nhiệm trọn vẹn 3 vai trò: nhà kinh doanh, nhà quản trị và nhà chuyên môn.
Dấu hiệu phục hồi của thị trường F&B
Với dịch vụ GoFood của Gojek lượng đơn hàng trong quý 1/2022 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021, trước khi làn sóng Covid-19 thứ tư bùng nổ.
Startup giao hàng vươn mình nhờ mô hình nhượng quyền
Tốc độ tăng trưởng nhanh đến từ chiến lược áp dụng mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát, giao nhận của SuperShip. Hiện startup này đã có mặt tại 32 tỉnh thành với các chi nhánh nhượng quyền.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.