Khởi nghiệp
Cá mập Shark Tank mổ xẻ công thức định giá startup
Trong công thức định giá startup được đưa ra bởi năm vị “cá mập” từng tham gia chương trình Shark Tank, đầu tư là cho tương lai nhưng cả hiện tại và quá khứ đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Định giá doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) như thế nào từ lâu đã là một chủ đề thu hút nhiều tranh luận từ các nhà đầu tư và chuyên gia. Vấn đề này đặc biệt được dấy lên kể từ khi shark Bình trong lần đầu ra mắt chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) đã thắng thừng nhận xét startup với những thuật ngữ có phần gay gắt và vùi dập như “ngáo giá”, “không thực tế”, “về lại trái đất”, “không phải người của hành tinh này”…
Các startup liên tục lên sóng truyền hình tự nhận doanh nghiệp của mình có giá trị hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng dù trên thực tế chưa có một sản phẩm hoàn thiện hay có tính năng ấn tượng, tất cả cũng chỉ như một chiếc bánh vẽ, một con số của giấc mơ. Và việc không biết định giá cũng được nhận định là một cách startup huỷ bỏ giấc mơ của chính mình.
Thế nhưng, cũng khó trách startup bởi trên thực tế liệu có mấy ai có thể định giá startup một cách chính xác. Kể cả chủ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực định giá startup khi tham dự một hội thảo trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest 2019) cũng chưa thật sự chắc chắn cách định giá của mình liệu có chính xác.
Theo shark Phạm Thanh Hưng, quan điểm định giá startup phụ thuộc vào mục đích, vị thế cũng như yếu tố cộng hưởng trong hệ sinh thái của nhà đầu tư. Với người này thì một startup có thể là cả trời đất nhưng với người kia thì startup đó chỉ là hạt cát hoặc ngược lại. Nhưng từ góc độ đầu tư tài chính, ông Hưng lưu ý: “Startup nên nhớ là đang bán giá trị cho khách hàng, bán niềm tin cho nhân viên và cộng sự, và bán sự tin cậy cho nhà đầu tư”.
Trong khi đó, shark Nguyễn Hoà Bình nhìn nhận, các nhà đầu tư nói chung chắc chắn đầu tư vì tương lai, mua theo giá thị trường và tin tưởng trong 5 - 10 năm sẽ có lợi ích gấp 5, gấp 10 và thậm chí gấp trăm, gấp nghìn lần. Nhưng ông Bình lưu ý, tương lai là điều kiện cần nhưng chưa đủ bởi tương lai có thể được vẽ lên một cách hoành tráng nhưng thực tế hiện tại lại cho thấy chưa đủ năng lực để thực hiện tương lai bánh vẽ đó.
Tuy nhiên, tương lai tiềm đầy triển vọng và hiện tại tốt vẫn chưa đủ, ông Bình nhấn mạnh, còn phải quan tâm đến yếu tố quá khứ, liệu người sáng lập trong quá khứ có chuyên đi lừa nhà đầu tư hay khả năng quản trị yếu kém. Shark Bình đưa ra công thức định giá startup phải bao gồm các yếu tố quá khứ, hiện tại, tương lai và sự hợp lực của founder với nhà đầu tư.
Đồng ý với shark Bình, shark Nguyễn Mạnh Dũng bổ sung, việc định giá phải nhìn vào khả năng thành công của dự án thông qua việc đánh giá người sáng lập. Điều này cũng tương tự như câu chuyện tuyển dụng, dù không chắc chắn có làm được việc trong công ty mới nhưng chỉ cần người đó đã từng làm trong các doanh nghiệp lớn và thành công thì người đó đã tạo được một niềm tin lớn cho người tuyển dụng, đó là đang định giá con người. Do đó các công ty cũng cần lưu ý định giá con người, vào đội ngũ sáng lập, đặc biệt là CEO.
Ông Dũng lấy ví dụ, CEO của Line (Nhật Bản) ngày đầu tiên đưa ra ý tưởng khởi nghiệp đã được đầu tư tới 10 triệu USD. Các nhà đầu tư rót tiền vào CEO của Line vì nghĩ rằng ông ấy làm được. Như vậy, họ đang đầu tư vào tương lai của doanh nghiệp nhờ uy tín của người làm ra nó.
“Nếu người sáng lập đã từng thành công trước đó, chẳng hạn như nhà sáng lập của VNG mà đi khởi nghiệp lần nữa thì huy động vốn rất dễ”, ông Dũng nói. Còn với các startup chưa từng có kinh nghiệm, nhà đầu tư sẽ phải dành rất nhiều thời gian gặp gỡ, chia sể vì đơn giản là họ chưa tin tưởng sẽ thành công.
Như vậy, shark Dũng cho rằng, startup cần xác định được mình là ai, đã làm được gì chưa, chừng nào thành công thì sẽ khiến việc định giá sẽ dễ dàng hơn. Định giá vẫn là câu chuyện của tương lai nhưng phải liên hệ tới quá khứ.
Khi nhìn vào mô hình kinh doanh, công nghệ, đội ngũ để đánh giá startup thì shark Nguyễn Thanh Việt nhấn mạnh về tầm quan trọng của nhóm sáng lập, đặc biệt là người điều hành doanh nghiệp. Shark Việt cho rằng nhiều vấn đề được đặt ra nhưng quan trọng là cần xây dựng văn hoá kinh doanh lấy chữ tín làm đầu vì việc không chia sẻ với đối tác và nhà đầu tư thành ra không trung thực sẽ rất khó làm. Ông Việt khẳng định không bao giờ làm việc với những người như vậy.
“Không luyến tiếc quá khứ. Nếu sai lầm cũng phải chỉ ra, bỏ lên bàn cho mọi người cùng xem xét để biết thực trạng của doanh nghiệp. Sau đó, không mơ tưởng quá nhiều về tương lai mà trước mắt nhìn vào hiện tại, phối hợp với nhà đầu tư có kỹ năng quản trị và đứng trên vai người khổng lồ. Ăn một phần nhỏ của miếng bánh lớn có khi còn hơn ăn cả một miếng bánh nhỏ”, shark Việt nói.
Với vị cá mập tha gia mùa Shark Tank thứ hai, shark Trương Lý Hoàng Phi, sự tin tưởng trong quá khứ quyết định tương lai rất lớn. Bà cho rằng tương lai là thứ cả nhà đầu tư và startup tự nhìn nhận với nhau và giá trị cần đi cùng là sự tin tưởng.
“Cần lưu ý rằng mỗi người khi nói đến khởi nghiệp sẽ nói đến danh tiếng của người đó. Tôi không muốn thị trường khởi nghiệp trở nên rủi ro, không muốn một thông điệp xấu sẽ xuất hiện, rằng thôi đừng đầu tư cho startup vì cung cấp toàn bánh vẽ”, bà Trương Lý Hoàng Phi lưu ý.
Startup học cách đứng trên vai người khổng lồ
Tri kỷ của startup Việt Nam
Với 20 năm kinh nghiệm khởi nghiệp, Shark Nguyễn Hòa Bình khẳng định, ông thấu cảm sự cô đơn và thiếu thốn của người trẻ. Do đó, vị “cá mập” muốn trở thành một người bạn "tri kỷ" của các startup Việt, để đồng hành với các nhà sáng lập vượt qua khó khăn trên con đường đi đến thành công, với thời gian và chi phí tối ưu nhất.
Ba lời khuyên cho startup của Chủ tịch FPT Trương Gia Bình
Chơi với người làm nên những điều kỳ vĩ, có khát vọng lớn để làm điều khác biệt và tạo được nhóm cộng sự tốt là ba yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của một doanh nghiệp.
Khởi nghiệp và bài toán thương hiệu 100 năm
Khởi nghiệp từ số không hay trên nền tảng thành công cũ đều không dễ dàng khi cùng một lúc phải giải rất nhiều bài toán khó như nguồn nhân lực, gọi vốn, phát triển bền vững...
Có phải khởi nghiệp lúc nào cũng màu hồng?
Ngay cả khi startup gọi vốn thành công, thì quy luật của cuộc chơi cũng khác xa những gì người ta thấy và đọc về Silicon Valley - cái nôi khởi nghiệp của thế giới. Chỉ có học qua kinh nghiệm, qua những bài học thất bại, startup mới thực sự trưởng thành để vươn tới đại dương xanh.
Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế
Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.
Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?