Khởi nghiệp
Các 'ông lớn' Việt tham gia sâu hơn vào hệ sinh thái khởi nghiệp
Những tập đoàn hàng đầu Việt Nam như Vingroup, Viettel, FPT, CMC... đang ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup) của Việt Nam trong năm 2019 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng và phát triển so với năm 2018.
Theo báo cáo của quỹ đầu tư ESP Capital và Cento Ventures, Việt Nam vươn lên đứng thứ ba trong số sáu quốc gia lớn nhất ASEAN về hệ sinh thái khởi nghiệp trong năm 2019, chỉ sau Indonesia và Singapore, với lượng vốn đầu tư mạo hiểm chiếm 17% tổng vốn đầu tư trong khu vực.
Theo thống kê về các thương vụ được công bố, tính đến cuối tháng 11/2019, đã có 29 thương vụ đầu tư với tổng giá trị 751 triệu USD.
Đặc biệt, thị trường Việt Nam đang trở thành đích đến của các quỹ đầu tư Hàn Quốc khi số thương vụ ngày càng tăng, chiếm 30% tổng giao dịch, trong khi phần lớn các giao dịch giai đoạn 2017 - 2018 chủ yếu từ các nhà đầu tư có trụ sở tại Singapore và Nhật Bản.
Hàng loạt sáng kiến và chương trình của Chính phủ đang tiếp thêm nguồn lực và động lực cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển như hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), cung cấp giải pháp thử nghiệm chính sách trong lĩnh vực fintech của Ngân hàng nhà nước; đầu tư 82 triệu USD cho Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc...
Đặc biệt, sự tham gia tích cực từ phía các tập đoàn lớn vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngày càng rõ nét với những cái tên lớn như FPT, Vingroup, Viettel… Trong đó, chương trình thúc đẩy kinh doanh VIISA của tập đoàn FPT đã mở đến mùa thứ tư, chọn lọc được các hạt giống tốt để ươm tạo.
Tập đoàn Viettel tổ chức và tài trợ cho nhiều sự kiện khởi nghiệp như Viet Challenge, IOT Hackathon, Viettel Advanced Solution Track. Tập đoàn Vingroup phát triển mạnh định hướng công nghệ, hình thành quỹ Vintech City, viện nghiên cứu VinAI,...
Tập đoàn CMC cũng đã thành lập quỹ sáng tạo CIF hoạt động theo mô hình đầu tư mạo hiểm với mục đích tìm kiếm và phát triển các ý tưởng, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Quỹ có quy mô 50 tỷ đồng, hàng năm CMC sẽ trích tối thiểu 10% lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh vào quỹ.
Hãng điện tử Asanzo chính thức ra mắt quỹ khởi nghiệp Asanzo Startup Fund với vốn ban đầu 200 tỷ đồng; các ngân hàng lớn, trường đại học, viện nghiên cứu đều tham gia tích cực vào câu chuyện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Nguyên nhân chính khiến các tập đoàn lớn tham gia sâu vào các hoạt động khởi nghiệp là bởi 2 phía đều được hưởng lợi.
Các doanh nghiệp muốn phát triển hệ sinh thái sẽ tìm kiếm cơ hội hợp tác với những startup. Ngược lại, các startup hợp tác với các ông lớn sẽ có cơ hội nhận vốn đầu tư, tận dụng hệ thống khách hàng sẵn có để mở rộng thị trường.
Ngoài ra, các startup còn hưởng lợi từ bộ máy nhân sự chuyên nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, tiếp thị, sản phẩm... của các công ty lớn. Đối với các startup có ý tưởng phù hợp với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ dễ dàng đạt được một thương vụ hợp tác.
Tuy nhiên, để tạo ra được mối liên kết chặt chẽ này, sự cam kết giữa hai bên được coi là yếu tố quan trọng nhất.
Nguồn lực từ hành lang pháp lý
Chuyên gia quỹ VSV: Startup cần đặt mục tiêu số 1 thị trường
Hành lang pháp lý quy định về việc đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp đã thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực này.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 cũng như Nghị định số 76/2018/NĐ-CP cho phép sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo; ưu đãi về thuế cho các tổ chức, cá nhân đầu tư và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo;
Nghị định 38/2018/NĐ-CP ghi nhận hoạt động đầu tư khởi nghiệp sáng tạo là một ngành nghề đầu tư kinh doanh, xác định địa vị pháp lý của các công ty, quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo mà hệ thống của Việt Nam hiện nay chưa quy định; bổ sung thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, Nghị định 38 vẫn có một số nội dung khó khả thi để cộng đồng doanh nghiệp thực hiện, có phần bất cập với xu hướng đầu tư mạo hiểm trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp hiện đang phải sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ, quỹ ngiên cứu và phát triển của mình để đầu tư.
Thực trạng trên cũng dấy lên làn sóng tham gia vào hoạt động đầu tư cho startup ngày càng mạnh mẽ. Các nhà đầu tư cá nhân góp vốn vào quỹ này và được doanh nghiệp có pháp nhân, có con dấu đảm bảo cho việc hợp tác đầu tư.
Tại buổi làm việc với Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình diễn ra mới đây, Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel Lê Đăng Dũng kiến nghị, cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ, đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Ông Dũng cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo việc điều chỉnh, sửa đổi Nghị định số 95/2014/NĐ-CP quy định về cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ.
Sửa đổi Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo hướng mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhất là doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động khoa học và công nghệ.
Doanh nghiệp nhà nước được thành lập quỹ để thực hiện các hoạt động đổi mới sáng tạo như mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ, đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa công nghệ…
Triết lý khởi nghiệp của các doanh nghiệp tỷ đô
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.