Tiêu điểm
Coca-Cola nói gì về thông điệp 'Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu'?
Đại diện Coca-Cola cho biết, là tập đoàn toàn cầu nên chất lượng chỉ có một, song một số sản phẩm được giới hạn dành riêng cho thị trường Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đóng chai.
Trong thời gian gần đây, dư luận khá xôn xao trước dòng chữ “Dành riêng cho thị trường Việt Nam. Không được xuất khẩu” được in trên nhiều lon Coca-Cola bày bán trên thị trường.
Nhiều sản phẩm khác thuộc Công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam như Fanta, Sprite, sữa Nutriboost mới ra cũng có dòng chữ này khiến nhiều người băn khoăn liệu có sự khác biệt về chất lượng sản phẩm.
Theo bà Lê Từ Cẩm Ly, Giám đốc Đối ngoại và pháp lý Coca-Cola Đông Dương, việc giới hạn sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam không liên quan về mặt chất lượng.
“Chúng tôi là tập đoàn toàn cầu nên chất lượng chỉ có một”, đại diện Coca-Cola khẳng định.
Tuy nhiên, sự khác biệt này xuất phát từ thực tế Tập đoàn Coca-Cola có nhiều nhà đóng chai ở các nước. Có những nhà đóng chai trực thuộc tập đoàn và cũng có những nhà đóng chai độc lập.
Vì vậy, bà Ly cho biết để đảm bảo quyền lợi của các nhà đóng chai ở các nước khác, Coca-Cola chỉ cho phép các nhà đóng chai ở Việt Nam phân phối sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xét về mặt giá cả sản phẩm, có thể thấy các sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng loại được nhập khẩu.
Cụ thể, một lon Coca-Cola 500 ml nhập khẩu từ Nhật Bản được bán tại Việt Nam với giá 49.000 đồng trong khi lon Coca-Cola được sản xuất trong nước thể tích 330 ml được bán với giá chỉ có 9.000 đồng.
Mặc dù từ chối bình luận về giá, song bà Ly cho biết khi xét mức giá ở các nước, Coca-Cola luôn nhìn vào các yếu tố khác nhau về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, về vị trí thị trường… để đảm bảo sản phẩm có thể phủ sóng tới tất cả người dân.
Tháng Tư vừa qua, hãng này cùng đối tác đến từ New Zealand - Tập đoàn Fonterra vừa công bố hợp tác chiến lược ra mắt dòng sản phẩm sữa với thương hiệu Nutriboost. Liên doanh này chọn Việt Nam là thị trường đầu tiên để phát triển sản phẩm sữa (milk, khác với dòng dairy - sữa trái cây).
Bà Ly cho biết sữa chỉ là một trong số những chủng loại sản phẩm Coca-Cola đưa về Việt Nam: “Trong 24 giờ, với nhu cầu thực tế, bất kỳ loại thức uống nào người Việt Nam cần thì Coca-Cola cũng có thể đáp ứng”.
Sau 25 năm, Việt Nam hiện là một trong những thị trường phát triển nhất của Tập đoàn Coca-Cola trên toàn cầu, đó cũng là lý do Việt Nam được lựa chọn là thị trường đầu tiên trên toàn thế giới giới thiệu sản phẩm này.
Nhiều đồ uống của hãng này, ví dụ như Coca-Cola truyền thống, hiện đang có mặt tại hơn 200 quốc gia. Một số loại khác chỉ xuất hiện ở vài quốc gia nhất định.
“Chúng tôi đáp ứng theo thị hiếu địa phương. Một số hương vị chỉ được ưa chuộng tại một quốc gia nào đó, thường thì ở các quốc gia khác nhau sẽ có các thành phần khác nhau”, Coca-Cola cho biết.
Tại mỗi một quốc gia, dựa trên sự thấu hiểu của mình về thị hiếu của người tiêu dùng, Coca-Cola không ngừng nghiên cứu và cho ra đời các dòng sản phẩm mới mang đặc trưng riêng.
Như tại Việt Nam, đối với sản phẩm Coca-Cola thêm cà phê nguyên chất ra mắt giữa năm ngoái, trong 100ml dung tích giảm 50% lượng đường (tương đương với 5g đường) so với sản phẩm Coca-Cola nguyên bản và bổ sung 30% caffein (tương đương với 13mg caffein).
Coca-Cola Việt Nam hoàn thành đầu tư mở rộng nhà máy 300 triệu USD tại Đà Nẵng
Coca-Cola sắp thoát kiếp bị ‘bêu tên’ chuyển giá trốn thuế?
Trong 3 năm gần nhất, doanh nghiệp nước giải khát lớn nhất thế giới đều báo lãi hàng trăm tỷ đồng tại Việt Nam, qua đó giảm được đáng kể khoản lỗ lũy kế.
Coca-cola chuẩn bị bán đồ uống pha giữa nước ngọt và rượu sochu
Coca-cola, với truyền thống bán nước ngọt 130 năm qua, đang chuẩn bị tung ra một sản phẩm mới “nặng” hơn để khách hàng thưởng thức.
Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững 2017: Kinh nghiệm từ Coca-Cola, Unilever và Heineken
Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam lần thứ 4 (VCSF 2017) đã phác hoạ một bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu toàn cầu (SGDs) của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Lý do tăng thuế với các loại đồ uống chưa thuyết phục
Dự thảo luật sửa đổi 5 luật thuế của Bộ Tài chính nếu được thông qua sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các công ty nước giải khát.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?