Sổ tay quản trị
Coffee badging: Biến tướng của làm việc từ xa
“Coffee badging” là một vấn đề nhức nhối trong nhiều doanh nghiệp, khi nhân viên có mặt vào đầu ngày nhưng lại không làm việc tại văn phòng.
Coffee badging là gì?
"Coffee badging" là khái niệm mới xuất hiện, mô tả hiện tượng nhân viên đến văn phòng vào sáng sớm, đảm bảo rằng người quản lý thấy họ có mặt nhưng sau đó nhanh chóng rời khỏi văn phòng sau khi uống một cốc cà phê và quay về làm việc tại nhà hoặc nơi khác mà họ cảm thấy hiệu quả hơn. Đây cũng có thể coi như một chiến thuật mà nhân viên sử dụng để đánh lừa quản lý rằng họ đã đến văn phòng làm việc.
Trạng thái này được xem là “họ hàng” của những người “đi làm vì có mặt”, khi nhân viên vẫn có mặt tại công ty nhưng thực chất lại không hiệu quả, điển hình là trường hợp đi làm khi bị ốm hoặc chấn thương.
Cũng có thể xem "coffee badging" như là sự tiếp nối của nghỉ việc thầm lặng - xu hướng từ chối làm thêm giờ và chỉ hoàn thành nhiệm vụ chính, thể hiện sự bất mãn với những quy định chấm công cứng nhắc, trái ngược với sự linh hoạt của mô hình làm việc từ xa.
Thuật ngữ "coffee badging" xuất hiện trong bối cảnh thay đổi nơi làm việc sau đại dịch Covid-19, khi nhiều doanh nghiệp yêu cầu nhân viên trở lại văn phòng sau một thời gian dài làm việc từ xa. Thuật ngữ này dường như phản ánh sự phản kháng của nhân viên đối với việc quay trở lại văn phòng, họ quen với sự linh hoạt của làm việc từ xa và chỉ muốn đến văn phòng khi cần thiết.
Ở thời kỳ hậu Covid-19, sự hiện diện tại văn phòng ngày càng trở nên mờ nhạt, chỉ là một địa điểm giao thoa cho nhân viên đến rồi đi mà thiếu vắng động lực và sự tập trung.
Áp lực sau đại dịch Covid-19 khiến nhân viên luôn bị mất kết nối với
công việc, dẫn đến tình trạng kiệt sức. Một khảo sát cho thấy 50% nhân viên văn
phòng bị phân tâm ít nhất 30 phút mỗi lần, 30% còn thừa nhận bị phân tâm 15
phút mỗi lần. Mỗi lần gián đoạn khiến họ mất khoảng 20 phút để lấy lại tập
trung, khiến não bộ kiệt sức vào cuối ngày và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
"Coffee badging" có thể được đánh giá là hành vi tích cực hoặc tiêu cực, phụ thuộc vào quan điểm của mỗi cá nhân. Từ góc nhìn của nhân viên, đây được xem là giải pháp linh hoạt, nâng cao hiệu quả làm việc từ xa và tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp, hành vi này lại mang tính thiếu trung thực, gây ảnh hưởng đến sự tin tưởng giữa nhân viên và quản lý, đồng thời làm giảm hiệu suất và tinh thần làm việc.
Thực trạng "coffee badging" không phải là vấn đề cốt lõi cần giải quyết, mà là biểu hiện của một thực tế phức tạp hơn. Đây là cách nhân viên chủ động thích nghi với sự cứng nhắc gia tăng trong quy định về thời gian làm việc.
Dù "coffee badging" là dấu hiệu cho thấy sự bất ổn trong môi trường làm việc, nhân viên vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả. Hành vi này có thể được xem là nỗ lực giao tiếp với đồng nghiệp và sẽ tiếp tục diễn ra bất kể quy định chấm công của công ty.
Lãnh đạo doanh nghiệp cần làm gì?
“Coffee badging” là một vấn đề nhức nhối trong nhiều doanh nghiệp, thể hiện qua việc nhân viên có mặt vào đầu ngày nhưng lại không thực sự làm việc tại văn phòng. Để nhận diện tình trạng này, lãnh đạo doanh nghiệp có thể dựa vào việc quan sát hành vi của nhân viên, ví dụ như sự vắng mặt đột ngột trong suốt phần lớn thời gian làm việc.
Bên cạnh đó, các công cụ kỹ thuật như hệ thống thẻ ra vào, camera giám sát hay phần mềm quản lý công việc cũng hỗ trợ trong việc xác định sự hiện diện thực tế của nhân viên tại nơi làm việc.
Để giải quyết vấn đề “coffee badging”, các nhà quản lý cần có tư duy linh hoạt trong việc quản lý thời gian làm việc của nhân viên. Theo một cuộc khảo sát của Great Discontent, hai phần ba lực lượng lao động tại Mỹ đều ưu tiên sự linh hoạt trong công việc.
Việc áp dụng mô hình làm việc linh hoạt như giờ làm việc linh động, làm việc từ xa hoặc kết hợp các hình thức làm việc khác có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân của vấn đề “coffee badging”, đồng thời tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và hài hòa hơn.
Để thúc đẩy sự tương tác cởi mở, doanh nghiệp cần minh bạch trong chính sách và có khả năng phản hồi kịp thời với những ý kiến, đóng góp của nhân viên. Việc thấu hiểu nhu cầu và sở thích của nhân viên, đồng thời tìm kiếm phương thức làm việc phù hợp với tập thể sẽ mang lại lợi ích cho cả cá nhân và tổ chức.
Thay vì tập trung vào việc yêu cầu nhân viên hiện diện tại nơi làm việc, doanh nghiệp nên tập trung vào kết quả thay vì quy trình, hướng tới sự khác biệt trong hiệu quả công việc. Việc thiết lập mục tiêu, kỳ vọng và số liệu rõ ràng sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc một cách khách quan và tập trung vào yếu tố quan trọng nhất – kết quả cuối cùng.
Các nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ giám sát để đảm bảo rằng nhân viên thực sự làm việc khi họ có mặt tại văn phòng. Đồng thời, trong quá trình theo dõi và đánh giá, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc cung cấp các ưu đãi cho nhân viên trở lại văn phòng, ví dụ như cơ hội thăng tiến, tăng lương hoặc các lợi ích khác để tạo động lực và thu hút nhân viên.
Bằng cách tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn và linh hoạt, lãnh đạo doanh nghiệp có thể giảm thiểu hiện tượng "coffee badging” và khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả tại văn phòng.
'Tín đồ số 1 của OKRs' Mai Xuân Đạt: Mất kết nối trong doanh nghiệp tăng trưởng nóng là một 'quả bom nổ chậm'
'Tín đồ số 1 của OKRs' Mai Xuân Đạt: Mất kết nối trong doanh nghiệp tăng trưởng nóng là một 'quả bom nổ chậm'
Từng thừa nhận suýt phải đóng cửa công ty vì không quản trị nổi, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, CEO Mai Xuân Đạt không chỉ đồng thời quản lý 6 công ty khác nhau, mà còn trở thành chuyên gia “quen mặt” trong giới chuyên môn về quản trị doanh nghiệp. Điều gì đã làm nên sự thay đổi này?
Ba thập kỷ SeABank kiến tạo văn hóa kết nối
Kết nối chính là nét văn hóa tạo nên sự khác biệt của SeABank trong hành trình đó.
SeAPremium Master 2023 - giải golf kết nối cộng đồng tinh hoa SeABank
Nhằm tạo ra sân chơi giao lưu, gặp gỡ kết nối cộng đồng tinh hoa giữa SeABank với các khách hàng ưu tiên (SeAPremium), ngày 22/12/2023 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã tổ chức thành công giải golf mang tên SeAPremium Master 2023.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.