Doanh nghiệp SIB đối mặt 3 thách thức lớn

Đặng Hoa Thứ hai, 12/08/2024 - 08:38

Năng lực quản trị hạn chế, thiếu đầu ra và kênh tiêu thụ sản phẩm là những thách thức lớn mà các doanh nghiệp tạo tác động xã hội đang đối mặt.

Các doanh nghiệp SIB cùng nhau tìm các kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm

Ngon, bổ nhưng không rẻ

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp tạo tác động xã hội (doanh nghiệp SIB) tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ với ước tính khoảng hơn 26.000 doanh nghiệp/hợp tác xã.

Tuy nhiên, hệ sinh thái của SIB và các tổ chức hỗ trợ vẫn còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp này vẫn còn gặp rất nhiều thách thức trên hành trình phát triển.

Một trong số vấn đề nổi cộm được bà Trương Nam Thắng, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo xã hội và khởi nghiệp (CSIE) - Đại học Kinh tế quốc dân chỉ ra, là các doanh nghiệp SIB vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.

“Các sản phẩm chưa được nhìn nhận là vượt trội về chất lượng dịch vụ, việc mua hàng đang phụ thuộc tính nhân văn của sản phẩm”, bà Thắng nói.

Các sản phẩm SIB truyền tải nhiều cảm xúc, bản thân các nhà sáng lập thấy sản phẩm của họ có rất nhiều ý nghĩa và giá trị về mặt xã hội.

Tuy nhiên, bà Thắng cho rằng, do nỗ lực vào câu chuyện xã hội quá nhiều nên họ đang hơi yếu về năng lực kinh doanh. Tính thực dụng thấp hơn các doanh nghiệp thông thường và thiếu tính quyết liệt khi bước vào thị trường. Họ chưa sẵn sàng đầu tư nhiều tiền bạc cho việc tiếp thị để thâm nhập thị trường.

“Tình yêu của họ đối với xã hội vừa là điểm mạnh từ góc độ kể câu chuyện, nhưng vừa là điểm yếu từ góc độ thị trường”, bà Thắng nhận định.

Bên cạnh đó là việc khách hàng chưa nhìn nhận đúng chất lượng sản phẩm cũng như những tác động tích cực cho môi trường và xã hội mà doanh nghiệp SIB mang lại.

Một số người tiêu dùng có thể mua hàng để ủng hộ các sản phẩm vì xã hội nhưng phần lớn khách hàng đại chúng muốn mua hàng "ngon-bổ-rẻ".

Trong khi đó, sản phẩm SIB đa phần là sản phẩm cao cấp, hữu cơ, chất lượng cao và được làm nên bởi sức lao động của nhóm người yếu thế nên mức giá cao hơn nhiều so với các mặt hàng khác, đặc biệt là các sản phẩm sản xuất đại trà bằng máy móc ở Trung Quốc. Cùng công dụng nhưng ý nghĩa và giá trị hoàn toàn khác biệt.

Theo anh Nguyễn Trung Sơn, nhà sáng lập Công ty Nghĩa Anh Suối Giàng, cách duy nhất là nâng cao giá trị của sản phẩm.

“Không gì tốt bằng việc nâng cao giá trị của giá trị. Nếu chỉ tập trung vào mẫu mã quá đẹp, quảng bá quá nhiều thì chi phí bao hàm trong sản phẩm chính là quảng cáo chứ không phải giá trị thực tế của sản phẩm”, anh Sơn nói.

Cái khó của doanh nghiệp SIB theo anh Sơn là không thể mang giá trị xã hội vào trong giá sản phẩm vì người tiêu dùng ở Việt Nam chưa sẵn sàng trả thêm một khoản tiền để mua các sản phẩm của các doanh nghiệp đang tạo tác động tích cực cho xã hội trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Ở một góc nhìn khác, anh Nguyễn Tuấn Dương, CEO của Công ty cổ phần Chăm sóc sức khỏe đường ruột Việt Nam cho rằng, anh và chủ nhiều doanh nghiệp SIB những ngày đầu thành lập không hề nghĩ mình là doanh nghiệp SIB. Họ vẫn tập trung vào sản xuất các sản phẩm chất lượng, đầu tư cho các kênh marketing để gia tăng doanh thu, mở rộng kênh bán hàng… Cùng lúc đó, họ tạo những tác động tích cực cho xã hội.

Cho đến khi biết đến dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với Covid-19” (ISEE-COVID) do Bộ các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) tài trợ và đồng thực hiện bởi Chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) và Cục phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư), nắm được các tiêu chí về doanh nghiệp SIB và thấy hoàn toàn phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Chẳng hạn, doanh nghiệp của anh Dương đã góp phần nâng cao giá trị nông sản lên 5 - 10 lần nhờ chế biến tinh, không còn xuất khẩu thô, giúp người nông dân giữ đất, giữ cây, và quan trọng nhất là ổn định cuộc sống.

Dù có nhiều khó khăn hơn so với những doanh nghiệp chỉ tập trung kinh doanh thông thường, anh Dương cho rằng, việc kinh doanh và tạo tác động tích cực cho xã hội cần song song, tương hỗ lẫn nhau và rồi những điều kỳ diệu sẽ diễn ra.

Một cách kỳ lạ, những lúc khó khăn, các vấn đề anh Dương gặp phải đều được tháo gỡ rất dễ dàng.

Chẳng hạn, một lần anh hỗ trợ Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam, anh không đòi hỏi sự đền đáp và cũng không hề làm truyền thông.

Cho đến buổi tối trước khi bay vào Sài Gòn tham gia Shark Tank, anh nhận được cuộc gọi từ Hội với lời đề xuất ghi nhận cho những đóng góp của anh. Họ gửi cho anh một bản thống kê 100 trẻ đã được giải quyết vấn đề táo bón. Nhờ đó, anh tạo được ấn tượng rất tốt với các nhà đầu tư, họ cũng hiểu được những đóng góp của doanh nghiệp SIB đối với xã hội.

Thiếu năng lực quản trị

Vấn đề thứ hai của các doanh nghiệp SIB được lãnh đạo CSIE chỉ ra là thiếu năng lực quản lý‎‎ và vận hành doanh nghiệp.

Từ góc độ quan sát của anh Dương, trong vấn đề quản trị doanh nghiệp, điểm yếu lớn nhất của các chủ doanh nghiệp SIB là quản trị con người.

Chưa bao giờ mà tình kinh kinh tế bất ổn như những năm gần đây, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Trong bối cảnh suy thoái, nhu cầu và cả bản chất yếu kém của con người cũng được bộc lộ.

Việc quản trị rủi ro, quản trị tài chính, tìm hướng đi mới và chuyển mình để phù hợp với bối cảnh… cũng là điều không dễ dàng khi mà đa phần doanh nghiệp SIB đều là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đi lên từ nghề và chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng quản trị.

“Chúng tôi may mắn có những người đồng hành cùng đi trên một hành trình làm công việc có ý nghĩa và hướng đến một mục tiêu chung nên có thể đi đường dài cùng nhau”, anh Dương cho biết.

Cần thúc đẩy kết nối giữa các SIB

10 doanh nghiệp SIB được trao chứng nhận TOP 10 SIB Signature Vietnam 2024

Một vấn đề quan trọng không kém được chỉ ra là việc các doanh nghiệp tác động xã hội chưa có nhiều cơ hội để hợp tác với nhau và tăng cơ hội cạnh tranh với các nhóm sản phẩm khác. Các mạng lưới SIB trên toàn quốc hoạt động khá rời rạc, chưa thống nhất mặc dù đã theo đuổi mục tiêu chung.

Bà Thắng cho biết, sau sự kiện SIB Connect 2023, các SIB đã đề xuất ra bốn hướng hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh doanh bao gồm: SIB gift (quà tặng), SIB tour, SIB bán chéo, và thành lập hợp tác xã tài chính đầu tư SIB và đã ghi nhận những kết quả khả quan khi để các SIB hợp tác làm việc với nhau.

Điều này được thể hiện rõ nét trong việc ra mắt bộ quà tặng “Tinh hoa đất mẹ” và tour trải nghiệm “Bản sắc Việt”. Đây là một sáng kiến thiết thực, góp phần quảng bá sản phẩm và thúc đẩy sự phát triển của các SIB Việt Nam.

Sáng kiến vừa được Viện Nghiên cứu đổi mới và phát triển (IID) phối hợp với Mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh tạo tác động VNSE và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Avanta Holdings ra mắt.

Bộ quà tặng “Tinh hoa đất mẹ” là tổng hợp những sản phẩm tiêu biểu nhất của top 10 các SIB trong chương trình “SIB Kết nối Vươn xa”. Mỗi món quà là một tác phẩm nghệ thuật, tôn vinh tay nghề tinh xảo của các nghệ nhân Việt, biểu trưng cho sự hòa hợp với thiên nhiên và lòng biết ơn đối với văn hóa bản địa.

Song hành cùng bộ quà tặng là tour trải nghiệm “Bản sắc Việt” đưa du khách khám phá các giá trị văn hóa, xã hội và môi trường, thông qua những câu chuyện về sự cống hiến và trách nhiệm xã hội. Tour đưa du khách tới chiêm ngưỡng Suối Giàng - Yên Bái, Nam Cao - Thái Bình và Bát Tràng - Hà Nội.

Theo anh Sơn, các doanh nghiệp SIB đang thiếu sự thấu hiểu từ các doanh nghiệp khác. Tour trải nghiệm Bản sắc Việt là cơ hội để mang chính những khách hàng tiềm năng còn hoài nghi về doanh nghiệp và sản phẩm SIB lên trực tiếp cơ sở sản xuất để họ trực tiếp trải nghiệm và thấu hiểu thay vì chỉ đi quảng cáo và nói về SIB.

Họ sẽ thấy các doanh nghiệp SIB đang kiên trì với sứ mệnh tạo tác động xã hội, đồng thời cũng theo xu hướng thị trường để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại; chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm, đầu tư cho mẫu mã bao bì và nỗ lực tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Còn với anh Dương, dự án đã góp phần giúp các SIB giải quyết 3 vấn đề, từ việc cùng nhau tìm kiếm kênh tiêu thụ mới cho sản phẩm, cùng hợp tác để tạo các sản phẩm mới và độc đáo, chia sẻ và hỗ trợ năng lực quản trị, đồng thời kết nối để cùng đi xa.

Doanh nghiệp SIB tạo giá trị cạnh tranh khác biệt

Doanh nghiệp SIB tạo giá trị cạnh tranh khác biệt

Phát triển bền vững -  7 tháng
Các doanh nghiệp SIB (tạo tác động tích cực tới xã hội trong quá trình kinh doanh) với quy mô nhỏ và siêu nhỏ đang tạo những giá trị cạnh tranh khác biệt.
Doanh nghiệp SIB tạo giá trị cạnh tranh khác biệt

Doanh nghiệp SIB tạo giá trị cạnh tranh khác biệt

Phát triển bền vững -  7 tháng
Các doanh nghiệp SIB (tạo tác động tích cực tới xã hội trong quá trình kinh doanh) với quy mô nhỏ và siêu nhỏ đang tạo những giá trị cạnh tranh khác biệt.
Bà đỡ của những cánh én kiên cường

Bà đỡ của những cánh én kiên cường

Phát triển bền vững -  3 năm

Chỉ có những con người bất bình thường mới làm những điều khác thường theo tiếng gọi từ bên trong và lựa chọn bước vào một hành trình ít ai dám dấn thân để rồi trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối.

Đầu tư tạo tác động ‘hút khách’ dù kinh tế suy thoái vì Covid-19

Đầu tư tạo tác động ‘hút khách’ dù kinh tế suy thoái vì Covid-19

Tiêu điểm -  4 năm

Khu vực đầu tư tạo tác động đang tiếp tục thu hút được các nhà đầu tư bất kể tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra, IFC – thành viên nhóm Ngân hàng thế giới – nhận định.

Thúc đẩy kinh doanh tạo tác động

Thúc đẩy kinh doanh tạo tác động

Phát triển bền vững -  2 năm

Chương trình “Impact Chapter: Vietnam” tìm kiếm, hỗ trợ và đầu tư cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo có tiềm năng vượt trội để giải quyết các thách thức xã hội và môi trường.

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Tại sao các bệnh viện công khó giữ chân nhân tài?

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Các bệnh viện công đang đối mặt với tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc trên diện rộng, bắt nguồn từ áp lực công việc và thu nhập chưa tương xứng.

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Bão chi phí cuốn phăng lợi nhuận ngành F&B

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Trước áp lực chi phí gia tăng, doanh nghiệp F&B đối mặt bài toán sống còn: tăng giá để bảo toàn lợi nhuận hay tối ưu vận hành để giữ chân khách hàng?

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Filum AI chốt deal triệu đô giữa mùa đông gọi vốn

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Filum AI vừa gọi vốn thành công 1 triệu USD khi thị trường đầu tư mạo hiểm đang có nhiều thách thức, khẳng định tiềm năng của AI trong lĩnh vực quản trị trải nghiệm khách hàng.

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Sức mạnh quản trị ở Vinare: Khi nữ giới đánh bật 'hòn đá tảng'

Diễn đàn quản trị -  5 ngày

Tại Vinare, đa dạng không chỉ là con số mà còn là một chiến lược giúp nâng cao hiệu quả quản trị và tạo ra giá trị bền vững.

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Sát cánh cùng người khổng lồ trong cuộc đua AI

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Các doanh nghiệp có thể gia tăng sức mạnh trong cuộc đua AI bằng cách hợp tác với những 'người khổng lồ' trên toàn cầu.

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Vinhomes Đan Phượng hút khách

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy

Bất động sản -  1 giờ

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn

Tiêu điểm -  2 giờ

Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá

Leader talk -  3 giờ

Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt

Tiêu điểm -  3 giờ

Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

'Quốc gia khởi nghiệp': Bài học quản trị xuất sắc

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Khám phá bí quyết quản trị xuất sắc từ những quốc gia khởi nghiệp hàng đầu thế giới. Học hỏi chiến lược và bài học thành công để thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Techcombank tiến sâu vào thị trường bảo hiểm

Tài chính -  6 giờ

Techcombank đánh giá thị trường bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển, kinh tế trên đà hồi phục mạnh mẽ.

Đọc nhiều