Doanh nghiệp thành lập mới giảm sâu về bằng tháng nghỉ Tết

Nhật Hạ Thứ năm, 29/07/2021 - 16:42

Khó khăn bủa vây trong tình hình dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, quyết định thành lập doanh nghiệp mới không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện nay.

Do tình hình dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bởi biến chủng mới ngày càng tăng và thực hiện giãn cách xã hội ở Hà Nội, TP.HCM và 18 tỉnh thành phố phía Nam theo Chỉ thị 16 đã ảnh hưởng đến đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 giảm 23% so với tháng trước và giảm 34% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời số vốn đăng ký của các doanh nghiệp này cũng giảm tương ứng 25% và giảm 49%.

Doanh nghiệp thành lập mới giảm sâu về bằng tháng nghỉ Tết

Từ đầu năm đến nay, cả nước có 75,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.065,4 nghìn tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp tăng nhẹ 0,8% và số vốn tăng 13,8%, theo số liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê.

Tổng số lao động đăng ký trong các doanh nghiệp này là 555,5 nghìn lao động, giảm 7,2%.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng đạt 14,1 tỷ đồng, tăng 13%.

Nếu tính cả 1.366,7 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 27,6 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế Việt Nam trong 7 tháng qua là 2.432,1 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cộng dồn với 29,6 nghìn doanh nghiệp trở lại hoạt động (tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước), tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động từ đầu năm đến nay nâng lên hơn 100 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có 15 nghìn doanh nghiệp.

Theo khu vực kinh tế, 7 tháng qua có 1.260 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản thành lập mới, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước; gần 21 nghìn doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng, giảm 6,6%; 54 nghìn doanh nghiệp dịch vụ, tăng 44%.

Theo lĩnh vực hoạt động, kinh doanh bất động sản đang gia tăng nhanh nhất số doanh nghiệp thành lập mới với 34%. Vận tải kho bãi theo sau tăng 16%; thông tin và truyền thông tăng 12,4%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 12%. Các lĩnh vực khác tăng dưới 10%.

Cùng với đó, 4 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ, bao gồm sản xuất phân phối điện, nước, gas giảm 64%; dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 11%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 11%; xây dựng giảm 4%.

Mặt khác, 7 tháng qua có 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; 28 nghìn doanh nghiệp chờ giải thể, tăng 29%.

Còn số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 11,4 nghìn, tăng 27%, trong đó có gần 10 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 27%; còn 131 doanh nghiệp có quy mô trên 100 tỷ đồng, giảm 5%.

Theo đó, kể từ đầu năm, trung bình mỗi tháng có 11,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Doanh nghiệp giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 4.200 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 1.300 doanh nghiệp; xây dựng có 1.000 doanh nghiệp; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 690 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 650 doanh nghiệp; các lĩnh vực còn lại đều có dưới 600 doanh nghiệp.

“Đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài”, Tổng cục Thống kê nhận định.

Trong khi đó, đợt dịch Covid-19 thứ 4 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp. Môi trường kinh doanh thực sự khó khăn, đặc biệt là với doanh nghiệp trẻ và có quy mô vừa và nhỏ.

Riêng việc áp dụng thời gian giấy xét nghiệm Covid-19 có hiệu lực, quy định về danh mục hàng hóa thiết yếu hay xin áp dụng ‘luồng xanh’ ở mỗi tỉnh khác nhau, không đồng bộ đã khiến nhiều doanh nghiệp ‘đau đầu’ vì gánh thêm chi phí và ảnh hưởng đến việc lưu thông hàng hóa.

Mới đây, Hội doanh nhân trẻ Việt Nam cũng đã ‘cầu cứu’ Chính phủ và cho biết rất nhiều doanh nghiệp hội viên ‘đã đến giới hạn của sức chịu đựng” trong bối cảnh khó khăn bủa vây. 

Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc áp dụng các biện pháp chống dịch thái quá, cực đoan tại không ít địa phương hiện nay chính là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn, kiệt quệ.
Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm
Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc áp dụng các biện pháp chống dịch thái quá, cực đoan tại không ít địa phương hiện nay chính là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn, kiệt quệ.
Gỡ khó nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp

Gỡ khó nhu cầu ngoại tệ cho doanh nghiệp

Tài chính -  3 năm

Năm 2021, hoạt động xuất nhập khẩu được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc khi các hiệp định thương mại tự do đang dần được thực thi một cách toàn diện và hiệu quả hơn. Đây là thời cơ thuận lợi để các doanh nghiệp bứt phá và việc tận dụng các chính sách ưu đãi về ngoại tệ từ các ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng vượt qua được những thách thức do dịch bệnh mang lại.

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp đang gia tăng

Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp đang gia tăng

Tài chính -  3 năm

SSI Research dự báo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục sôi động trong quý 3 từ cả phía cung và phía cầu do việc tiếp cận vốn tín dụng vẫn hạn chế và mức lãi suất hấp dẫn vẫn được duy trì.

Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Giải pháp chống dịch cực đoan khiến doanh nghiệp gặp khó

Tiêu điểm -  3 năm

Theo nhiều đại biểu Quốc hội, việc áp dụng các biện pháp chống dịch thái quá, cực đoan tại không ít địa phương hiện nay chính là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn, kiệt quệ.

Đề xuất thêm gói hỗ trợ 24.000 tỷ cho doanh nghiệp

Đề xuất thêm gói hỗ trợ 24.000 tỷ cho doanh nghiệp

Tiêu điểm -  3 năm

Gói hỗ trợ mới về thuế, phí cho doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19 được Bộ Tài chính đề xuất có quy mô khoảng 24.000 tỷ đồng.

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

NextBold Capital tài trợ 100 triệu USD cho các doanh nghiệp tại Đông Dương

Tài chính -  2 giờ

Mục tiêu của NextBold Capital không chỉ là cung cấp vốn mà còn hỗ trợ chuyên môn vận hành thực tế để giúp các doanh nghiệp trong những thị trường này mở rộng quy mô một cách bền vững.

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Hàng tỷ USD sẽ chảy vào đâu khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng?

Tiêu điểm -  3 giờ

Các công ty phân tích nhìn nhận, dòng tiền khối ngoại sẽ sớm chảy vào các cổ phiếu bluechip của những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Kỳ vọng tích cực từ việc Fed hạ lãi suất

Tài chính -  3 giờ

Lãi suất thấp hơn không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp và hộ gia đình tại Mỹ mà còn giúp các nền kinh tế toàn cầu mở rộng các chính sách phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Doanh nghiệp than Quảng Ninh sản xuất trở lại sau bão số 3

Phát triển bền vững -  6 giờ

TKV chi 70 tỷ đồng hỗ trợ các gia đình công nhân thiệt mạng, bị thương, bị thiệt hại do bão số 3 của các doanh nghiệp than.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  21 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  21 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  23 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.