Phát triển bền vững

EU áp dụng EPR cho ngành dệt may: Cơ hội hay thách thức?

Phạm Sơn Thứ hai, 14/08/2023 - 10:13

Trách nhiệm quản lý chất thải dệt may đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu EU có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này suy giảm. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mở ra, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đủ năng lực để chớp lấy.

Dệt may có thể sẽ bị cắt giảm đơn hàng nhưng cũng có thể tận dụng cơ hội để tăng cường năng lực cạnh tranh nếu EU quyết định thực thi công cụ EPR cho ngành dệt may. Ảnh: Hoàng Anh

Đầu tháng 7 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất áp dụng công cụ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) cho ngành hàng dệt may. Công cụ này nhằm bắt buộc các nhà sản xuất, nhập khẩu dệt may ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) chịu trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời sản phẩm dệt may, bao gồm cả việc quản lý chất thải dệt may.

Nếu EU quyết định áp dụng EPR cho ngành dệt may, nhà sản xuất và nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may vào EU sẽ phải chịu trách nhiệm thu gom, tái chế sản phẩm sau tiêu dùng, thông qua đóng tiền quản lý chất thải dệt may. Mức đóng góp sẽ được điều chỉnh dựa trên hiệu suất môi trường của ngành này.

Như vậy, khi EPR cho dệt may được thực thi tại EU, chi phí chắc chắn sẽ bị đội lên cao, dẫn đến nhu cầu hàng dệt may bị suy giảm. Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu sang châu Âu có thể sẽ bị giảm sản lượng do cắt giảm đơn hàng.

Chưa thể ước tính được thiệt hại là bao nhiêu do EU chưa đưa ra các quy định cụ thể về mức độ trách nhiệm thực thi EPR đối với ngành dệt may. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, nếu được áp dụng, mức độ trách nhiệm thực thi EPR sẽ dần được nâng cao, tức là sớm muộn gì cũng tạo ra tác động đáng kể đến nhà xuất khẩu.

Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng của chính sách EPR đối với nhà sản xuất, xuất khẩu dệt may Việt Nam lớn hay nhỏ còn tỷ lệ thuận với tỷ lệ hàng dệt may nhanh trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang EU.

Cụ thể, EPR nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất là thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn cho ngành dệt may. Do đó, công cụ này sẽ đi kèm những chính sách nhằm tạo ra thay đổi từ đầu nguồn, tức là tập trung vào tiềm năng tái chế cũng như độ bền của sản phẩm.

Với việc triển khai những công cụ chính sách nói trên, các sản phẩm dệt may nhanh sẽ dần bị thu hẹp thị phần ở thị trường EU, nhường chỗ cho những sản phẩm được thiết kế bền vững hơn.

Cơ hội trong thách thức?

Báo cáo Tác động từ chính sách kinh tế tuần hoàn của EU tới các nước thứ ba do Công ty tư vấn Eunomia và Văn phòng Môi trường châu Âu (EEB) thực hiện, chỉ ra, đối với ngành hàng điện tử, các quy định về thiết kế bền vững đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với hàng hóa xuất khẩu sang EU.

Một số quốc gia có thể xem đây là động thái bảo hộ thương mại. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để những quốc gia khác tăng cường xuất khẩu sang EU nếu điều chỉnh chuỗi sản xuất theo quy định của thị trường này.

Điều tương tự cũng đặt ra với ngành dệt may. Nếu EPR được áp dụng cho dệt may châu Âu, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến phân loại, tái chế dệt may sẽ được ban hành và nhà nhập khẩu EU có thể đặt hàng nhà sản xuất Việt Nam thực hành theo tiêu chuẩn để phù hợp với hệ thống thu gom, tái chế của EU.

Mặt khác, EPR cho dệt may không phải là một chính sách riêng lẻ mà nằm trong một chuỗi các chính sách thời gian gần đây được EU ban hành nhằm mục đích thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn, hướng tới bền vững hóa hoạt động thương mại.

Trong bối cảnh đó, không riêng gì dệt may, tất cả các ngành hàng xuất khẩu đều phải nâng dần các tiêu chuẩn bền vững để “tuân thủ cuộc chơi”. Theo đó, sản phẩm không chỉ cần phải được thiết kế theo tiêu chuẩn dễ thu gom, tái chế mà có thể sẽ phải đáp ứng thêm cả một số tiêu chí khác liên quan đến kinh tế tuần hoàn, ví dụ như hàm lượng tái chế bắt buộc trong sản phẩm, dấu chân carbon…

Gần đây, báo giới và dư luận đang rất quan tâm tới câu chuyện về ngành dệt may Bangladesh nhanh chóng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn bền vững, từ đó vững vàng trước khó khăn chung của ngành dệt may toàn cầu, trong khi doanh nghiệp dệt may bị giảm đơn hàng, rơi vào điêu đứng.

Dù còn nhiều tranh cãi nhưng câu chuyện này cũng đã trở thành tiền đề cho những thảo luận liên quan đến sự cấp thiết nâng cao tính bền vững trong chuỗi cung ứng của dệt may Việt Nam.

Điều quan trọng là liệu doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đủ sẵn sàng để nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn, từ đó làm việc được với những đối tác tiên tiến hơn hay chưa.

Có thể thấy, bền vững hóa là xu thế tất yếu và sẽ dần trở thành "luật chơi" mới. Điều quan trọng là liệu doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã đủ sẵn sàng để nâng cao năng lực, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn, từ đó làm việc được với những đối tác tiên tiến hơn hay chưa.

Bên cạnh đó, sau khi thực thi EPR, nhu cầu tái chế hàng dệt may của các nước EU sẽ tăng cao, trong khi năng lực tái chế hàng dệt may tại khu vực này là chưa đủ để đáp ứng khi EPR được áp dụng. Theo Quỹ Ellen MacArthur, EU có thể cần phải cân nhắc cho phép xuất khẩu phế liệu dệt may sang nước khác để tái chế, trong trường hợp năng lực tái chế nội khối không đáp ứng được mục tiêu tuần hoàn vật liệu dệt may.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đang không ủng hộ việc vận chuyển phế liệu xuyên quốc gia. Hiện tại, phế liệu dệt may không nằm trong danh sách phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Trong suốt nhiều năm qua, phế liệu từ các nước phát triển đã và đang tiếp tục là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng giúp duy trì ngành công nghiệp tái chế ở Việt Nam. Phế liệu ở các nước phát triển thường được phân loại tốt, có giá trị tái chế cao, do đó khi đem đi tái chế sẽ cho ra sản phẩm có giá trị, giúp tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp.

Thực tế, Việt Nam đang phải tiêu tốn đến hơn 20 tỷ USD mỗi năm để nhập khẩu nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Nếu chuyển sang sử dụng vật liệu tái chế từ châu Âu, dệt may Việt vừa có thể giảm chi phí sản xuất, vừa tăng cường tính bền vững trong sản phẩm, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh.

“Nhập khẩu phế liệu không được ủng hộ do lo ngại thất thoát ra môi trường gây ô nhiễm, tuy nhiên, một chính sách quản lý chất thải hiệu quả sẽ tốt hơn là cấm nhập khẩu”, một chuyên gia về kinh tế tuần hoàn nói với TheLEADER.

Tất nhiên, điều này cũng phụ thuộc lớn vào năng lực sử dụng nguyên vật liệu tái chế của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Theo đề xuất của EC, việc xuất khẩu phế thải dệt may sang các nước không đủ năng lực quản lý, tái chế sẽ hoàn toàn bị cấm.

Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Doanh nghiệp dệt may đói đơn hàng, chấp nhận giá giảm sâu

Tiêu điểm -  1 năm

Nhiều doanh nghiệp dệt may đến nay vẫn chưa đủ đơn hàng cho hai quý cuối năm, phải chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, và mức giá thậm chí giảm đến 50% so với bình thường.

Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’

Chậm chuyển đổi xanh, ngành dệt may 'tụt hậu’

Phát triển bền vững -  1 năm

Trong khi ngành dệt may Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, một số quốc gia đối thủ như Bangladesh, Trung Quốc… vẫn “sống khỏe” nhờ đáp ứng được tiêu chuẩn xanh.

Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số

Ngành dệt may trước áp lực chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 năm

Về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2,59 trên thang điểm 5.

Doanh nghiệp dệt may bất ổn trước rủi ro suy thoái toàn cầu

Doanh nghiệp dệt may bất ổn trước rủi ro suy thoái toàn cầu

Tiêu điểm -  1 năm

Dự báo trong thời gian tới, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục bị cắt giảm có thể hết quý I, thậm chí quý II/2023 dẫn đến nhiều người lao động tiếp tục bị thiếu, mất việc làm.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  18 phút

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  42 phút

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  49 phút

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  51 phút

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  1 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động

Doanh nghiệp -  3 giờ

Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.