Tiêu điểm
Hàng không Việt gặp khó giữa 'cơn bão' giá xăng
Giá xăng liên tục tăng cao đang khiến các hàng hàng không trong nước chật vật với bài toán kinh doanh, lợi nhuận.
Giá vé máy bay nội địa tăng từng ngày
Trên khắp các diễn đàn về hàng không, du lịch, câu chuyện giá vé máy bay tăng cao đang gây được sự chú ý rất lớn của người dân trong thời gian đây. Theo đó, cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch sau đại dịch, giá vé máy bay đến các điểm nóng du lịch mùa hè cũng đang tăng nhanh chóng.
Tại các kênh bán vé trực tuyến, giá vé khứ hồi cho chặng bay Hà Nội - Đà Nẵng đã bao gồm thuế phí của Vietnam Airlines dao động từ 3 - 5 triệu đồng. Giá vé tương tự đối với Bamboo Airways vào khoảng 3 - 4 triệu đồng tùy giờ bay. Giá vé bay của Vietjet dù có tăng nhưng như thường lệ vẫn thấp hơn so với VNA và Bamboo.
Với chặng bay Hà Nội - Phú Quốc, giá vé của Vietnam Airlines và Bamboo Airways dao động từ 4 - 10 triệu đồng một cặp vé khứ hồi. Giá vé chuyến bay đêm thấp nhất của Vietnam Airlines là hơn 2 triệu đồng/vé, nếu chọn bay vào giờ không đẹp, hành khách cũng phải trả không dưới 5 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi.
Với hãng hàng không Vietjet, giá vé máy bay thấp hơn, khoảng từ 3 – 7 triệu đồng một cặp vé khứ khồi.
Tương tự, chặng bay Hà Nội – TP. HCM của Vietnam Airlines có giá đắt nhất lên tới 11 triệu đồng cho một cặp vé khứ hồi. Giá vé đắt nhất của Bamboo Airways cũng khoảng 10 triệu đồng/một cặp vé khứ hồi và Vietjet là 7 triệu đồng.
Giá vé máy bay dịp hè đang thay đổi hàng ngày, hàng tuần theo diễn biến giá dầu thô và xăng, dầu trên thế giới. Mức giá vé máy bay này thực tế đã tăng gấp đôi so với thời điểm đầu năm và năm 2021, khi ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch bệnh. Tuy nhiên, giá vé bay trong nước tăng thấp hơn so với hàng không thế giới.
Theo nhiều chuyên gia, yếu tố đặc biệt quan trọng khiến giá vé máy bay tăng mạnh trong thời gian gần đây là do giá xăng đang không ngừng lập đỉnh. Trong năm 2022 giá xăng dầu liên tục tăng và có mức tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây, kể từ tháng 7/2014.
Giá xăng liên tục tăng trong 7 kỳ điều hành gần đây. Gần đây nhất, giá xăng dầu được các doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh tăng sau phiên điều hành của liên bộ Tài chính - Công thương ngày 21/6. Giá xăng E5RON92 tăng thêm 190 đồng/lít, từ 31.110 đồng/lít lên mức 31.300 đồng/lít.
Xăng RON95-III tăng 500 đồng/lít, từ mức 32.370 đồng/lít lên mức 32.870 đồng/lít. Dầu diesel tăng 990 đồng/lít, từ mức 29.020 đồng/lít lên mức 30.010 đồng/lít. Dầu hỏa là 28.780 đồng một lít, tăng 950 đồng. Còn dầu mazut là 20.730 đồng một ký, tăng 380 đồng.
Nguyên nhân khác là nhu cầu đi du lịch dịp hè tăng rất mạnh. Người dân ai cũng có kế hoạch đi du lịch sau một thời gian dài giãn cách xã hội, đóng cửa các điểm đến. Cùng với sự phục hồi của kinh tế - xã hội, lượng khách du lịch nội địa 5 tháng đầu năm 2022 của Việt Năm tăng 243% so với cùng kỳ năm 2021 với tổng lượng khách nội địa lên đến 48,6 triệu lượt.
Theo ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, trong năm 2022, mục tiêu của ngành du lịch thu hút trên 5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 400.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, vé bay nội địa đi các điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam như Phú Quốc, Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang luôn có nhu cầu rất lớn, giá vé máy bay được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Các hãng hàng không gặp khó
Giá xăng liên tục lập đỉnh đang ảnh hưởng rất lớn đến người dân và các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế, trong đó các doanh nghiệp hàng không cũng không ngoại lệ.
Đơn cử như với Vietjet, kế hoạch năm 2022 Vietjet sẽ phục vụ vận chuyển cho gần 20 triệu lượt khách, khôi phục mạng đường bay trong nước và quốc tế để phục vụ nhu cầu đi lại, học tập và giao thương của người dân.
Theo kế hoạch năm 2022, Vietjet xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh trên cơ sở giá xăng dầu ở mức bình quân 80 USD/thùng. Tuy nhiên, bình quân giá xăng dầu từ đầu năm 2022 đã là 95 USD/thùng, đến tháng 3 là 130 USD/thùng nên chi phí khai thác của Vietjet đã tăng 28% đến 35%; đến tháng 5 là 155 USD/thùng dẫn đến chi phí khai thác tăng 48% đến 60% so với đầu năm.
Mặc dù liên tục đưa ra các giải pháp để giảm chi phí và kiềm chế giá vé bay nhưng một lãnh đạo hãng này cho biết, giá xăng dầu tăng kỷ lục sẽ khiến hãng phải gánh thêm chi phí hàng ngàn tỷ đồng trong năm nay.
Đại diện Vietravel Airlines cho biết, hãng đã xây dựng kế hoạch khai thác trở lại sau khi thị trường hồi phục với giá nhiên liệu bay Jet-A1 dao động từ 83 đến 90 USD/thùng. Song, đến thời điểm giữa tháng 3, giá nhiên liệu bay Jet-A1 đã tăng lên gần 170 USD/thùng, gần gấp hai lần mức giá nhiên liệu xây dựng theo kế hoạch.
Với mức giá này, ước tính, chi phí nhiên liệu của hãng đã đội lên khoảng 10 tỷ đồng/tháng, tăng khoảng 25% so trung bình các tháng trước.
Vietnam Airlines đưa ra kịch bản, nếu giá nhiên liệu bay duy trì ở mức 130 USD/thùng cho cả năm 2022, chi phí của hãng ước tính bị “đội” thêm 5.700 tỷ đồng. Nếu giá tăng lên khoảng 160 USD/thùng, chi phí sẽ tăng vọt thêm đến 9.120 tỷ đồng, làm trầm trọng hơn mức lỗ dự kiến trong năm 2022. Bamboo cũng trong tình trạng tương tự.
Với mức giá nhiên liệu tăng cao, hoạt động của các hãng hàng không chắc chắn bị tác động tiêu cực. Quan trọng hơn, nếu không có các giải pháp thực chất hỗ trợ, kiềm chế tăng giá vé bay, đà hồi phục của ngành du lịch sẽ bị ảnh hưởng lớn. Trong bối cảnh dịch bệnh vừa được kiểm soát, thu nhập, việc làm của đa số người dân bị giảm, giá vé máy bay tăng sẽ đánh thẳng vào túi tiền của người dân, khiến họ do dự trong việc thực hiện các chuyến bay, đi du lịch, nghỉ dưỡng.
Đối với hàng không, chi phí nhiên liệu đang chiếm đến 40% tổng chi phí của hãng bay, nếu không có các giải pháp hỗ trợ kịp thời từ cơ quan quản quản lý nhà nước, giá xăng tăng cao không chỉ tác động tiêu cực đến ngành hàng không (ngành động lực phát triển của nền kinh tế), mà tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và đời sống của người dân.
Lợi nhuận hàng không vẫn chưa thể phục hồi
Hàng không nội địa Việt Nam phục hồi nhanh nhất thế giới
Dự kiến trong năm 2022, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không trên cả nước ước đạt 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021.
Kịch bản phục hồi ngành hàng không Việt
Với kịch bản bi quan, các điều kiện kinh tế, xã hội không thuận lợi, kết quả hoạt động của ngành hàng không sẽ đạt mức cao điểm như trước dịch bệnh vào cuối năm 2024.
Những nhân tố làm đảo lộn kịch bản phục hồi ngành hàng không
Về quản trị tài chính, các hãng hàng không sẽ phải xử lý hài hòa giữa một bên là chi phí vận hành tăng cao trong khi phải đặt giá vé thấp để kích cầu.
Mở cửa hàng không dẫn dắt kinh tế hồi phục
Mở cửa hàng không và du lịch sẽ là bước khởi đầu để khai thông mọi nguồn lực cho nền kinh tế từng bước phục hồi và phát triển sau dịch.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.