Bà đỡ của những cánh én kiên cường
Chỉ có những con người bất bình thường mới làm những điều khác thường theo tiếng gọi từ bên trong và lựa chọn bước vào một hành trình ít ai dám dấn thân để rồi trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối.
30 doanh nghiệp tạo tác động xã hội, doanh nghiệp do phụ nữ và nhóm yếu thế làm chủ là đối tượng nhận được hỗ trợ từ Gói hỗ trợ doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với Covid-19.
Đây là sáng kiến được xây dựng bởi Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Các vấn đề toàn cầu Canada và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), với mục tiêu hỗ trợ nâng cao năng lực, ứng phó với những biến động khó lường sau đại dịch Covid-19 cho các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Nói về gói hỗ trợ, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP Việt Nam, cho biết, UNDP đã tiến hành khảo sát về tác động của đại dịch tới nhóm doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Kết quả khảo sát cho thấy, 47% doanh nghiệp tạo tác động xã hội giảm doanh thu do đại dịch, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là nhóm doanh nghiệp sử dụng người lao động là người yếu thế như khuyết tật, dân tộc thiểu số và các hợp tác xã.
Sự suy yếu của doanh nghiệp tạo tác động xã hội là điều rất đáng để lưu tâm, bởi đây là nhóm doanh nghiệp đang giải quyết rất nhiều vấn đề cho xã hội. Gồng mình chống chịu trước các tác động kinh hoàng từ Covid-19 cũng là họ đang gồng mình bảo vệ cho những người yếu thế hay những đối tượng cần được quan tâm sâu sắc.
Với gói hỗ trợ này, bà Wiesen kỳ vọng góp phần sức lực thông qua các gói tài chính và kỹ thuật, giúp các doanh nghiệp tạo tác động nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện hóa các ý tưởng kinh doanh mới, để không chỉ phục hồi và chống chịu những tác động trong và sau Covid-19 mà còn phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Đồng tình với bà Wiesen, ông Lê Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, cho biết, thông qua gói hỗ trợ, các bên sẽ tiến hành những hoạt động mang tính cụ thể và thực chất. Trong đó, một gói tài chính ban đầu trị giá 100 triệu đồng sẽ được cấp cho các doanh nghiệp tham gia để xây dựng, thử nghiệm những mô hình mới.
Cùng với đó, các chuyên gia và tổ chức sẽ tổ chức huấn luyện chuyên biệt trong 6 tháng cho mỗi doanh nghiệp, từ đó xác định những thách thức đang đặt ra và tìm kiếm giải pháp hiệu quả.
Thực tế, việc triển khai gói hỗ trợ vốn được dự đoán sẽ vấp phải không ít khó khăn do sự biến động khó lường trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, ông Brian Allemekinders, Trưởng ban hợp tác phát triển, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, bày tỏ tin tưởng cho sự thành công của gói hỗ trợ, với những yếu tố như sự đam mê, cam kết, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm, là những phẩm chất đáng quý của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Với những phẩm chất đó, gói hỗ trợ sẽ không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn là sự tiếp sức về mặt tinh thần để doanh nghiệp kiên tâm, vững vàng hơn nữa trên con đường phụng sự xã hội.
Chỉ có những con người bất bình thường mới làm những điều khác thường theo tiếng gọi từ bên trong và lựa chọn bước vào một hành trình ít ai dám dấn thân để rồi trở thành người tiên phong mở đường dẫn lối.
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội ở Canada đã phát triển mạnh mẽ, góp sức giải quyết nhiều vấn đề của xã hội và ngày càng được ghi nhận sau hành trình 10 năm phát triển.
Làm lãnh đạo, kinh doanh hay bất cứ việc gì đều cần có lòng trắc ẩn bởi nó là yếu tố cốt lõi chi phối mọi đường đi, cách thức, giá trị của doanh nghiệp và cá nhân lãnh đạo.
Sứ mệnh tạo tác động xã hội, niềm tin vào những điều đang làm và những cách thức sáng tạo, thích nghi là ba trụ cột để tiếp sức cho các doanh nghiệp trong đại dịch.
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Lâm Đồng báo cáo về duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời vào quy hoạch điện lực giai đoạn 2016-2020 để phục vụ điều tra vụ án xảy ra tại Bộ Công thương.
Đại diện cho một số nhà đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội Năng lượng Hàn Quốc tại Việt Nam lo ngại về khả năng hồi tố giá FIT các dự án điện tái tạo.
Kỳ nghỉ 30/4 – 1/5 năm nay, Vincom tiếp tục khẳng định vai trò 'mini getaway' giữa lòng đô thị với chuỗi sự kiện “Yêu nước” tôn vinh tinh thần dân tộc cùng sự ra mắt loạt thương hiệu mới, khu vui chơi hiện đại và lễ hội Vietnam Art Toy Festival 2025 có quy mô lớn chưa từng có tại Hà Nội.
Giá vàng hôm nay 28/4 buổi sáng tiếp tục xu hướng giảm. Một số chuyên gia nhận định thị trường vàng chưa thể kết thúc nhịp điều chỉnh sớm.
UBND tỉnh Quảng Trị chuẩn bị chấm dứt chủ trương đầu tư 5 dự án điện gió chậm tiến độ triển khai, đồng thời đôn đốc, tháo gỡ xử lý những trường hợp gặp vướng mắc.
Sự xuất hiện của "người Gelex" trong danh sách ứng viên HĐQT diễn ra trong bối cảnh Eximbank đang thực hiện nhiều thay đổi quan trọng.
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.