Lối đi cho xuất khẩu khi cước vận tải biển tăng cao

Phương Anh Thứ ba, 23/07/2024 - 17:14

Bộ Công thương khuyến nghị, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế tuyến đường biển hiện tại.

Trong thời gian vừa qua, tình trạng tăng giá cước vận tải biển, ùn tắc cục bộ tại một số cảng khu vực châu Á, thiếu container rỗng đã tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Trước tình hình này, Bộ Công thương trong công văn mới đây về giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh giá cước vận tải biển tăng cao đã đưa ra một số khuyến nghị.

Theo đó, Bộ khuyến nghị các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu làm việc với các hiệp hội lĩnh vực kho bãi (logistics) như Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý, môi giới và dịch vụ hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá.

Điều này nhằm làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.

Bên cạnh đó, cần phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế.

Theo Bộ Công thương, bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.

Lối đi cho xuất khẩu khi cước vận tải biển tăng cao
Cước vận tải tăng cao thời gian qua đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ảnh: Hoàng Anh

Cùng với đó, cần tăng cường tận dụng ưu đãi của các hiệp định thương mại (FTA).

Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các FTA nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.

Ngoài ra, cần giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng.

Bộ Công thương đề xuất, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.

Không chỉ vậy, các hiệp hội ngành hàng phối hợp với VCCI tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm.

Điều này nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố, đặc biệt với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.

Bộ cũng lưu ý rằng, các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.

Trước đó, trong trao đổi với TheLEADER, ông Phan Minh Thông, Tổng giám đốc Phúc Sinh Group, cho biết, tháng trước, Phúc Sinh đã trở thành doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam với mức tăng hơn 40% về sản lượng so với tháng 5. Cùng với đó, mức giá bán của doanh nghiệp này cũng tăng tới 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, “toàn bộ lợi nhuận của chúng tôi biến mất” vì cước tàu tăng quá nhanh, ông Thông chia sẻ.

Trước đây, cước tàu mà Phúc Sinh phải trả trung bình mỗi tháng khoảng 4,5 – 5 tỷ đồng nhưng con số này đã nhảy vọt lên tới 26 tỷ đồng vào tháng trước. “Chúng tôi rất đau đầu về việc này”, ông Thông cho hay.

Giải pháp duy nhất hiện nay mà doanh nghiệp có thể làm là chia sẻ với khách hàng về vấn đề cước tàu, để họ hiểu và hỗ trợ một phần chi phí. Tuy nhiên, điều này cũng không hề dễ dàng khi khách hàng cũng khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Thông cho rằng, cũng cần có chính sách nào đó để các hãng tàu giảm giá cước.

Theo dữ liệu từ Xeneta, giá cước vận chuyển đường biển từ châu Á tới bờ Tây Bắc Mỹ trong tuần cuối tháng 6 tiếp tục tăng so với tuần trước đó và tăng tới gần 45% so với tháng 5.

Giá cước vận chuyển từ châu Á đến Bắc Âu cuối tháng 6 cũng ghi nhận mức tăng hơn 45% so với tháng trước đó.

Tuyến thương mại Viễn Đông – châu Âu tiếp tục trải qua tình trạng thiếu công suất do sự chuyển hướng lớn đang diễn ra cùng với sự gia tăng khối lượng theo mùa xảy ra sớm và sự tắc nghẽn tại các cảng trung tâm.

Điều này đẩy giá cước vận chuyển tăng rất mạnh và phát sinh một số dịch vụ mới khi các nhà khai thác tìm cách bổ sung công suất cho tuyến thương mại này.

Bên cạnh đó, tuyến Thái Bình Dương cũng chứng kiến giá cước vận chuyển đột biến giữa lúc công suất được kéo về các tuyến chính đang bị gián đoạn cùng sự gia tăng khối lượng theo mùa khi một số nhà xuất khẩu tìm cách chất hàng trước để giảm thiểu gián đoạn trong các kỳ nghỉ sắp tới. 

Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp

Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 tháng
Mặc dù giá xuất khẩu cao kỷ lục, doanh nghiệp vẫn chìm trong khó khăn khi chi phí vận chuyển tăng nhanh.
Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp

Cước vận tải biển ‘thổi bay’ lợi nhuận doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 tháng
Mặc dù giá xuất khẩu cao kỷ lục, doanh nghiệp vẫn chìm trong khó khăn khi chi phí vận chuyển tăng nhanh.
Doanh nghiệp 'chóng mặt' vì giá cước vận tải biển

Doanh nghiệp 'chóng mặt' vì giá cước vận tải biển

Tiêu điểm -  2 tháng

Chi phí vận chuyển hàng hoá tăng mạnh do giá cước vận tải biển tăng chóng mặt.

Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Giá cước vận tải biển tăng dựng đứng

Tiêu điểm -  2 tháng

Dự kiến giá cước vận tải hàng hóa sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới do nhiều yếu tố.

Viễn cảnh tiêu cực bao trùm ngành vận tải biển

Viễn cảnh tiêu cực bao trùm ngành vận tải biển

Tiêu điểm -  1 năm

Tình hình thị trường vận tải biển xấu đi nhanh chóng theo xu hướng kinh tế toàn cầu. Sản lượng vận tải biển đã giảm tốc, trong khi giá cước vận tải có thể sẽ vẫn chịu áp lực cho đến năm 2023.

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Ngành vận tải biển tiếp tục 'nóng'

Doanh nghiệp -  2 năm

Nhóm phân tích của SSI Research dự báo, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023, lâu hơn kỳ vọng ban đầu do các diễn biến tiêu cực trên thế giới gần đây.

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tín dụng cả năm có thể đạt mục tiêu 15%

Tài chính -  9 giờ

Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên tất cả các mặt rất tích cực, nhiều khả năng sẽ đạt được mục tiêu 15% cho cả năm.

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Xe máy điện Dat Bike nhận khoản vay 4 triệu USD

Doanh nghiệp -  9 giờ

Dat Bike đã huy động được hơn 25 triệu USD với tham vọng dẫn đầu hành trình "xanh hóa" thị trường xe máy điện có giá trị 25 tỷ USD.

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Lợi nhuận Vietjet tăng đột biến nửa đầu năm 2024

Doanh nghiệp -  9 giờ

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán sáu tháng đầu năm 2024 với doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương kết thúc hành trình tại An Phát Holdings

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Từ một công ty mới thành lập chỉ với số vốn 15 tỷ đồng, An Phát Holdings đã “lớn nhanh như thổi” và trở thành doanh nghiệp hàng đầu ngành nhựa với mức vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán sau khi niêm yết.

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Kinh tế lấy lại đà tăng trưởng như trước dịch Covid-19

Tiêu điểm -  9 giờ

Nền kinh tế đã phục hồi tích cực, lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch, với nhiều điểm sáng, nhất là xuất khẩu và thu hút FDI.

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

'Trùm' xe sang lãi lớn nhờ xe bình dân

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch HĐQT của Haxaco từng nhấn mạnh về việc "đi bằng 2 chân" khi chia sẻ về việc mở rộng sang phân khúc mới từ vị thế vững chắc trên phân khúc xe sang.

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Quảng Ninh ứng phó với bão số 3

Tiêu điểm -  15 giờ

Bão số 3 đã đi vào đất liền Quảng Ninh và gây nhiều thiệt hại. Hiện toàn tỉnh đang nỗ lực cao nhất ứng phó với cơn bão lớn này.