Sở hữu trí tuệ

Máy tách sợi chuối: Biến "rác thải" thành nông sản có giá trị

Hường Hoàng Thứ năm, 25/08/2022 - 08:00

Trên thế giới, vải sợi chuối là một trong những loại vải có giá trị cao, được nhiều thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù chuối là một loại cây rất phổ biến nhưng loại cây này thường bị chặt bỏ sau thu hoạch và trở thành chất thải mà chưa được tận dụng hiệu quả. Hiểu được giá trị và tiềm năng của cây chuối, anh Bùi Khánh Dũng (công ty Musa Pacta) đã chế tạo ra một loại máy biến thân cây chuối thành nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm giá trị cao.

Anh Bùi Khánh Dũng, Giám đốc công ty Musa Pacta và những sản phẩm từ sợi chuối. (Ảnh: doanhnghiephoinhap.vn)

“Cách đây hàng ngàn năm, sử sách đã từng đề cập đến vải sợi chuối ở Giao Chỉ, thân cây chuối xé ra như tơ, dệt thành vải, gọi là tiêu cát, mặc đẹp và mát (sách Quảng chí của Trung Quốc)”, anh Bùi Khánh Dũng đã mở đầu cuộc trao đổi với phóng viên bằng lời giới thiệu vắn tắt về lịch sử sợi chuối ở Việt Nam.

Quãng thời gian làm việc ở Nhật cách đây gần 10 năm đã cho anh một cơ hội “thực mục sở thị” loại vải này: “Ở Nhật tôi đã thấy nhiều thứ rất hay từ sợi chuối như giấy, vải, quần áo, túi trà, thậm chí một số tờ tiền của Nhật cũng làm từ sợi chuối. Có sản phẩm bán với giá rất đắt, chẳng hạn một chiếc áo làm bằng vải sợi chuối có giá gần 40 triệu đồng”.

Trái ngược với thế giới, ở Việt Nam, thân cây chuối thường bị coi là đồ bỏ đi. “Mỗi cây chuối chỉ cho một buồng, sau khi thu hoạch sẽ bị chặt bỏ. Có nhà tận dụng phần thân để nuôi gà, lợn nhưng cũng chỉ xử lý được một phần rất nhỏ. Trong khi đó, chuối là cây trồng có diện tích lớn nhất ở Việt Nam, khoảng 200 ngàn ha, gần như làng quê nào cũng có, trung bình mỗi năm có hàng chục triệu tấn thân cây chuối bị thải bỏ. Tôi thấy thực sự lãng phí, nên bắt đầu tìm hiểu về sợi chuối”, anh Dũng nói.

Dù bị lép vế trước các loại sợi bông, lanh... trong nhiều thế kỷ song khoảng 20 năm trở lại đây, sợi chuối đã phát triển nhanh chóng, trở thành nguyên liệu cho ngành dệt may ở nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Malaysia, Hàn Quốc và các quốc gia thuộc EU... Theo anh Dũng, việc tận dụng nguồn thân cây chuối không chỉ có lợi ích về môi trường, mà bản thân sợi chuối cũng thực sự có giá trị. Sợi chuối có trọng lượng nhẹ, khả năng hút ẩm tốt, dùng làm vải may quần áo thì dễ tạo phom dáng, ít nếp nhăn. Do vậy, nhu cầu thị trường sợi chuối trên thế giới đang ngày càng lớn, mức tăng trưởng trung bình mỗi năm từ 30-40%.

Với mục tiêu khai thác thị trường này và tận dụng nguồn nguyên liệu ở Việt Nam, vào năm 2019, anh Bùi Khánh Dũng đã quyết định về nước và thành lập công ty Musa Pacta - doanh nghiệp đầu tiên sản xuất sợi và các sản phẩm từ thân chuối ở Việt Nam. Dù không phải là người đầu tiên thấy tiềm năng của sợi chuối, nhưng anh nghĩ bản thân cần chủ động, thấy đây là việc cần làm thì phải bắt tay vào làm.

Cải tiến lưỡi dao tuốt sợi chuối

Tinh thần chủ động cũng là yếu tố thúc đẩy anh chế tạo thành công máy tuốt sợi chuối - mắt xích đầu tiên trong quá trình sản xuất các sản phẩm từ sợi chuối. Khi quan sát, anh nhận thấy để sử dụng cho các công đoạn tiếp theo, sợi chuối phải “sạch”, tức là có hàm lượng tạp chất thấp.

Tuy nhiên, anh cho biết hầu hết các loại máy nạo sợi hiện nay không đáp ứng yêu cầu này. Với thiết kế của các loại dao trên các máy nạo sợi hiện tại, máy nạo thường khiến sợi chuối dễ bị đứt, làm tăng hàm lượng tạp chất, đồng thời cũng dễ dẫn đến tình trạng nhiều sợi dính vào lưỡi dao, xoắn vào trục dao, gây kẹt trục.

Vốn không phải dân chuyên về cơ khí, song anh Bùi Khánh Dũng vẫn tìm ra điểm mấu chốt để cải tiến thiết bị này sau khoảng 2 năm ấp ủ ý tưởng: “Thiết bị tách sợi chuối của tôi không sử dụng các lưỡi dao sắc bén mà sử dụng các lưỡi dao có dạng chữ u, với các mép dao được bo tròn, được bố trí cách đều và song song với trục quay của dao. Với kết cấu này, sợi chuối sẽ được tuốt sạch hơn, bộ dao có độ ổn định, cân bằng tốt nên cũng bền hơn. Lưỡi dao có dạng chữ U có thể dễ dàng được thay thế khi cần”.

Máy tuốt sợi chuối của anh Dũng ra đời vào thời điểm Musa Pacta mới được thành lập. Hành trình biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế của anh Dũng gặp không ít gian nan.

Anh cho biết: “Ban đầu, tôi định thuê công ty cơ khí gia công. Tuy nhiên, khi mang ý tưởng đi các nơi để đặt hàng thì không ai làm, vì người ta đặt ra những câu hỏi mình không trả lời được. Chẳng hạn họ hỏi mình đặt bao nhiêu chiếc, phải có số lượng cụ thể thì họ mới lên đơn hàng. Nhưng mình chịu vì khi đó, thiết bị này vẫn đang thử nghiệm”. Với suy nghĩ “không ai làm thì mình sẽ làm vậy”, anh quyết định đầu tư xây dựng nhà máy cơ khí chính xác GMF để chế tạo thiết bị này.

Máy tách sợi chuối: Biến "rác thải" thành nông sản có giá trị
Máy tách sợi chuối do anh Dũng chế tạo (Ảnh: Musa Pacta)

Để tạo thuận lợi cho quá trình sử dụng, bên cạnh cải tiến lưỡi dao, anh còn có nhiều cải tiến trong các bộ phận khác của máy như uống cong phần máng trượt xuống dưới, bổ sung nắp che trên thân máy để che kín các lưỡi dao.

Những thay đổi nhỏ này đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Anh Dũng co biết: “Do máng trượt nhanh hơn nên máy này có tốc độ nhanh gấp 2-3 lần so với các máy thông thường, năng suất tuốt sợi cao hơn, trung bình mỗi giờ tách được khoảng 5-6kg sợi chuối. Máy vận hành rất an toàn vì phần khe hở ở chỗ đưa nguyên liệu rất hẹp, mục đích của tôi khi thiết kế là đảm bảo trong quá trình sử dụng, lỡ may trượt tay thì cũng không bị hút vào đó”.

Một ưu điểm khác của thiết bị này là có cấu tạo đơn giản, chiếm diện tích nhỏ nên có thể vận hành trực tiếp ngay tại vườn chuối giảm, giảm chi phí vận chuyển thân chuối.

Nâng cao giá trị cho cây chuối

Với cơ chế vận hành đơn giản, hiệu quả cao, giá thành lại rẻ hơn gần một nửa so với những loại máy tương tự nhập từ Trung Quốc, chiếc máy tuốt sợi chuối do anh Dũng chế tạo đã được nhiều nơi đón nhận.

Hiện nay các xưởng tuốt sợi chuối ở Gia Lâm, Mê Linh, Khai Thái (Hà Nội), Nam Định, Sơn La,... đều sử dụng thiết bị này. Họ mua thiết bị và được công ty anh chuyển giao quy trình công nghệ. Đồng thời, công ty anh cũng thu mua sợi và đảm bảo đầu ra cho họ.

Anh cho biết: “Những máy tuốt sợi đầu tiên của chúng tôi được ứng dụng ở hợp tác xã Khai Thái (Phú Xuyên, Hà Nội) - hợp tác xã đầu tiên về sản xuất sợi chuối ở Việt Nam, từ năm 2019 đến nay vẫn chạy tốt, chưa gặp vấn đề gì cả”, anh Dũng cho biết.

Nhờ tính mới và khả năng ứng dụng cao, thiết bị tách sợi chuối của anh Bùi Khánh Dũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0002892 và công bố ngày 25/4/2022.

Sự hợp tác giữa Musa Pacta và các hợp tác xã kể trên không chỉ giúp công ty có nguồn nguyên liệu ổn định mà còn tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Trả lời phỏng vấn trên báo Dân trí,chị Nguyễn Hồng Thanh ở hợp tác xã Khai Thái cho biết: “Trước kia thân cây chuối chủ yếu dùng làm thức ăn chăn nuôi lợn, nhưng khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi, chăn nuôi gặp khó nên thân cây chuối vứt bỏ chẳng ai thèm lấy. Giờ thân chuối được tận dụng hết, không chỉ giảm ô nhiễm môi trường, chúng tôi còn có thêm việc làm và thu nhập nên rất phấn khởi”.

Từ nguồn sợi chuối thu được, dưới bàn tay của những người thợ khéo léo ở Musa Pacta, hàng loạt sản phẩm bàn ghế, giấy, túi xách,... làm tự sợi chuối đã ra đời. Không chỉ dừng ở nguyên liệu sợi thô, anh Dũng hướng đến mục tiêu sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao để nâng cao giá trị của cây chuối. Bên cạnh sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ sợi chuối, Musa Pacta cũng tận dụng nước ép thân cây chuối trong quá trình sản xuất sợi để làm dung dịch dinh dưỡng cho cây trồng, còn bã thải làm giá thể trồng cây”.

Hầu hết các sản phẩm của Musa Pacta hiện đang được phân phối qua các công ty thương mại để xuất khẩu. Dù quy mô sản xuất của công ty vẫn mức nhỏ song anh Bùi Khánh Dũng xác định: “Để đi đường dài, phải đầu tư bài bản cho khoa học công nghệ, nhờ đó mới có nền tảng để nâng cấp, phát triển sản phẩm”.

Vì vậy, Viện nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ và giống cây trồng ứng dụng công nghệ cao thuộc Musa Pacta đã ra đời. Về định hướng lâu dài, anh Dũng cho biết công ty anh sẽ nghiên cứu tạo ra những giống chuối đa nhiệm, chẳng hạn giống vừa lấy quả vừa lấy sợi, hoặc giống cho sợi nhiều hơn, chất lượng sợi tốt hơn, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho cây chuối Việt Nam.

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

CHANEL thắng kiện tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp khách sạn

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong ngành công nghiệp khách sạn

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Ngành công nghiệp khách sạn là một ngành hỗ trợ, thúc đẩy các ngành kinh tế khác và có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực khách sạn cần thời gian và nỗ lực rất nhiều, bởi đây là một môi trường cạnh tranh tương đối cao.

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Tác động toàn diện của Luật sửa đổi Sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Theo đánh giá của các chuyên gia, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã có những thay đổi sâu rộng, góp phần nâng cao khả năng bảo hộ và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Việt.

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Định giá tài sản sở hữu trí tuệ: Thiết yếu nhưng còn nhiều thách thức

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Cùng với sự phát triển nhanh, mạnh của công nghệ, các tài sản sở hữu trí tuệ giá trị cao xuất hiện ngày càng nhiều và đóng vai trò ngày càng quan trọng. Cùng với đó, định giá tài sản sở hữu trí tuệ trở nên cần thiết. Tuy vậy, do bản chất vô hình và ít công khai của tài sản sở hữu trí tuệ, việc định giá của loại tài sản này có nhiều khó khăn.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  13 giờ

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?

Doanh nghiệp -  17 giờ

Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  19 giờ

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Mùa đại hội chỉ tiến không lùi

Doanh nghiệp -  21 giờ

Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia

Doanh nghiệp -  21 giờ

V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG

Doanh nghiệp -  21 giờ

Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.

Đọc nhiều