Năm 2023, Đồng bằng sông Cửu Long thu hút được khoảng 740 triệu USD vốn FDI, chưa bằng 1/4 tỉnh Quảng Ninh.
Sau gần hai năm thực hiện quy hoạch tổng thể vùng, Đồng bằng sông Cửu Long đã có những thay đổi đáng kể về bộ mặt nền kinh tế, với mức tăng trưởng phục hồi tương đối tốt, cầu thương mại lớn chỉ sau khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
Tuy nhiên, những điểm yếu của kinh tế miền Tây vẫn chưa được giải quyết triệt để. Theo nghiên cứu của Liên đoàn Thương mại và công nghiệp (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, tổng vốn đầu tư vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước liên tục suy giảm, từ gần 19% năm 2017 xuống chỉ còn gần 15% vào năm 2022.
Miền Tây vẫn là “vùng trũng” của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với con số 740 triệu USD vào năm 2023, trong đó riêng tỉnh Long An đã chiếm đến 80%. Điều đó có nghĩa là xét về số vốn đăng ký, FDI vào miền Tây chưa bằng ¼ con số 3,1 tỷ USD của tỉnh Quảng Ninh. Một kết quả đáng thất vọng đối với vùng đất nhiều tiềm năng.
Doanh nghiệp ngoại không mặn mà, bức tranh doanh nghiệp nội ở miền Tây cũng không mấy khả quan. Nghiên cứu của VCCI Cần Thơ cho thấy, năm 2023 có khoảng hơn 11 nghìn doanh nghiệp thành lập mới tại miền Tây nhưng có đến hơn 10 nghìn doanh nghiệp giải thể, tức là con số doanh nghiệp mới ở vùng này thực tế rơi vào khoảng chưa đến 900, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thực trạng này diễn ra đều các năm, cứ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp mới thành lập mỗi năm thì số doanh nghiệp giải thể bằng 90% con số đó. Hệ quả, tỷ lệ doanh nghiệp trên dân số của miền Tây thấp nhất cả nước.
Kết quả đáng buồn về thu hút đầu tư, kinh doanh ở Đồng bằng sông Cửu Long dẫn đến tỷ lệ thiếu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp của khu vực này nằm ở mức cao nhất cả nước.
Nghiên cứu của VCCI và Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright chỉ ra, thiếu hấp dẫn đầu tư, thiếu cơ hội việc làm là nguyên nhân dẫn đến thiếu cơ hội kinh tế ở miền Tây.
Đây là điểm mở đầu cho hàng loạt “vòng xoáy đi xuống” của đất Chín Rồng, gián tiếp dẫn đến tỷ lệ hoàn thành giáo dục thấp, thiếu hụt vốn đầu tư phát triển hạ tầng và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ gia tăng dân số ở miền Tây cũng thấp, thậm chí có năm ở mức âm do người dân di cư sang các vùng khác để kiếm việc làm, gây nhiều hệ lụy về an sinh.
Khảo sát của VCCI Cần Thơ chỉ ra, chi phí logistics và chi phí lao động là hai yếu tố gây ra khó khăn lớn nhất cho doanh nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đó là yếu tố về khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Đáng chú ý, những yếu tố này không mới, đã được nhiều nghiên cứu, nhiều chuyên gia chỉ ra như điểm yếu cốt tử của miền Tây. Ví dụ như chi phí logistics cao do thiếu hụt những hạ tầng quan trọng phục vụ cho kinh tế miền Tây, từ đường xá giao thông, cảng biển cho đến hệ thống kho lạnh để lưu trữ nông sản.
Điểm yếu cố hữu chưa được giải quyết khiến doanh nghiệp miền Tây càng thêm khốn đốn trong bối cảnh nền kinh tế chịu nhiều tác động đa chiều. Đứt gãy chuỗi cung ứng khiến doanh nghiệp mất đơn hàng, giảm doanh thu, nhiều doanh nghiệp phải dừng luân phiên, hoạt động cầm chừng và như đã nói ở trên, không ít đã phải lựa chọn rời khỏi thị trường.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho biết, doanh nghiệp tỏ ra tương đối lạc quan về triển vọng hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024. Theo khảo sát, có gần 76% doanh nghiệp tin tưởng sẽ tăng doanh thu và hơn 74% doanh nghiệp tự tin sẽ tăng lợi nhuận trong năm mới.
Để đạt được những mục tiêu này, doanh nghiệp miền Tây kỳ vọng nhận được hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, kết nối nguồn vốn, tư vấn pháp luật về kinh doanh. Ông Lam cho biết, những đề nghị của doanh nghiệp là cơ sở để VCCI thiết kế những giải pháp đáp ứng nhu cầu trong thời gian tới.
Mặt khác, về dài hạn, để đảm bảo phát huy tiểm năng miền Tây, công tác đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu vực này cần tiếp tục được đẩy mạnh, bên cạnh các giải pháp chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thuận thiên như tinh thần của Nghị quyết 120 và quy hoạch tổng thể vùng.
Sạt lở Đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề lớn. Nếu đã đi vay vốn quốc tế thì phải làm các dự án lớn, xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái, chứ không làm vụn vặt, manh mún, Thủ tướng nhấn mạnh.
2 dự án mới được khởi công, cùng cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Hậu Giang, Hậu Giang – Cà Mau được gấp rút triển khai đang phần nào thực hiện hóa lời hứa của Thủ tướng Phạm Minh Chính vào dịp đầu năm, cũng như những lời hứa của nhiều nhiệm kỳ Chính phủ trước về một miền Tây được tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng, cởi trói tiềm năng phát triển.
Hột lúa, từ “hạt ngọc trời” rất đỗi thân thương, trân quý, chính bởi tư duy ấy, lại trở thành cái “vòng kim cô” kìm hãm sinh kế người nông dân trên đất Chín Rồng.
Mặc dù được mệnh danh là vựa lúa, trái cây và thủy sản của cả nước, là trung tâm sản xuất và xuất khẩu nông nghiệp lớn nhất nhưng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ lại chiếm tới 70% GRDP của Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.