Khởi nghiệp
Làn sóng du học sinh Việt Nam về nước lập nghiệp
Năm 2018, tổng số vốn đầu tư vào startup Việt Nam lên đến 889 triệu USD, gấp 3 lần so với năm trước. Theo đánh giá của giới chuyên gia, lực lượng trí thức trẻ ở nước ngoài là nguồn lực quan trọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp.
Trong ngành toán học Việt Nam, ít ai không biết đến cái tên Phạm Kim Hùng. Chàng trai sinh năm 1987 từng đạt HCV Olympic Toán học quốc tế lần thứ 45 tại Hy Lạp khi còn là học lớp 11. Với thành tích đáng nể, Hùng nhận được học bổng của Đại học danh tiếng Stanford, nơi khởi nguồn của những Google, Yahoo hay Sun Microsystems.
Năm 2013, sau khi Tốt nghiệp đại học Stanford khoa Khoa học máy tính, Hùng không chọn ở lại thung lũng Silicon làm việc với mức lương "nhiều" nghìn đô, mà quyết định trở về Việt Nam thực hiện ước mơ của riêng mình: xây dựng những sản phẩm công nghệ hữu ích phục vụ cho doanh nghiệp, cho xã hội.
"Tôi đã có khá nhiều cơ hội làm việc ở Silicon Valley, nhưng quả thật tôi không cảm thấy luyến tiếc chút nào. Ngược lại, những điều đó giúp tôi tin tưởng hơn vào bản thân và sự lựa chọn của mình. Đối với startup thì Silicon Valley là thiên đường, còn môi trường ở Việt Nam thậm chí mới chỉ bắt đầu. Nhưng điều này cũng có hai mặt - Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển những sản phẩm có giá trị lớn hơn vì mọi thứ của chúng ta còn rất mới và rất nhiều thứ chưa được khai phá", Phạm Kim Hùng bộc bạch.

Bắt đầu phát triển từ 2016 và chính thức ra mắt thị trường vào năm 2017, Base.vn của Phạm Kim Hùng là nền tảng Saas (Software as a Service) đầu tiên trong khu vực được xây dựng để thống nhất quá trình quản trị và điều hành doanh nghiệp từ nhân sự, công việc, tài chính đến sales-marketing.
“Sự khác biệt của Base đó là từng ứng dụng đều là tốt nhất cho từng chức năng doanh nghiệp, giải quyết trọn vẹn từng bài toán; mỗi ứng dụng được phát triển một cách độc lập nhưng vẫn có thể tự do trao đổi dữ liệu trên một nền tảng chung”, nhà sáng lập Base.vn khẳng định.
Hiện tại, Base.vn đã cho ra mắt trên 20 ứng dụng và triển khai thành công cho hơn 500 khách hàng doanh nghiệp, bao gồm các khách hàng lớn như ngân hàng VPBank, Chuỗi cửa hàng The Coffee House, Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thẻ và bảo mật MK Group, công ty công nghệ điện tử viễn thông Elcom,... cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác đến từ tất cả các ngành.
Khôi Nguyễn xuất thân từ học sinh chuyên Toán Tin, năm 17 tuổi đã bắt đầu du học ngành Kỹ sư máy tính tại viện Công nghệ Illinois (Hoa Kỳ). Thay vì ở lại xứ cờ hoa, Khôi chọn con đường về nước lập nghiệp, với điểm đến đầu tiên là công ty IDG Ventures Vietnam, lý do là để nhìn xem bức tranh startup ở Việt Nam thực sự như thế nào.
Bến đỗ tiếp theo của Khôi Nguyễn là công ty truyền thông Netlink, sau khi gia nhập được nửa năm thì quyết định khởi nghiệp, năm 22 tuổi, với dự án khởi nghiệp đầu tiên tên là Vocalno (chuyên sản xuất các sản phẩm Mobile Apps và dự án Ontot). Tuy nhiên, dự án này không thành công và đó có thể xem là thất bại đầu tay.
Vào tháng 8/2014, do cơ duyên gặp được đội ngũ Topica, Khôi gắn bó ở đó 2 năm, và đã có một dự án khá thành công là Edumall, hiện tại vẫn đang là hệ thống siêu thị các khoá học trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á. Sau khi Edumall thực sự lan tỏa, Khôi Nguyễn chính thức ấp ủ dự án WeFit.

Thành lập từ cuối năm 2016, WeFit là một nền tảng ứng dụng di động, cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp cơ bản tại hơn 1.000 địa điểm ở Hà Nội và TP.HCM. Thông qua WeFit, người dùng có thể tìm kiếm và đặt lịch tại những phòng tập thể dục thể thao và các dịch vụ làm đẹp gần nhất và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó, các đối tác là phòng tập và dịch vụ làm đẹp cũng có thể tối ưu được chi phí vận hành của mình và gia tăng lợi nhuận thông qua lượng truy cập tới từ WeFit.
Hiện tại, WeFit phục vụ hơn 150.000 lượt đặt chỗ mỗi tháng, đồng thời giúp các đối tác tăng trưởng trung bình 10% lợi nhuận mỗi tháng. Theo số liệu được cung cấp, một hội viên tại WeFit trung bình tham gia sử dụng dịch vụ nhiều gấp 2 lần thị trường truyền thống. Đầu tháng 1/2019, WeFit gọi vốn thành công 1 triệu USD từ quỹ CyberAgent Capital, một quỹ đầu tư của Hàn Quốc và một vài nhà đầu tư thiên thần.
Quang Thái sống tại Hà Nội cho tới khi lên 11 và chuyển tới Nga để học 3 năm gồm cuối cấp 2 và đầu cấp 3. Sau đó, Thái tiếp tục trở về Hà Nội và theo học một trường cấp 3 nước ngoài. Một thời gian sau, Thái lại đến Mỹ cùng gia đình. Tại đây, Quang Thái được bằng thiết kế nội thất tại Đại học Marymount ở bang Virginia.
Vào năm 2014, Quang Thái một lần nữa quay lại Việt Nam, làm việc cho một công ty thiết kế nội thất Nhật Bản có trụ sở tại Hà Nội trong 1 năm và sau đó quyết định làm một điều gì đó của riêng mình, dự án đầu tiên mang tên 2Guys1Box.
Năm 2016, Quang Thái và đồng đội của mình sáng lập nên Curnon, thương hiệu đồng hồ Việt gia công tại Trung Quốc, máy Nhật. Sau 3 năm đi vào hoạt động, Curnon đã có mặt khắp thị trường với 3 cửa hàng offline và hệ thống phân phối online mạnh mẽ.
Quang Thái từng chia sẻ rằng: "Tôi cũng đã từng thử nghĩ về việc mình sẽ học được gì từ khi startup, tuy nhiên tôi luôn thất bại ở khoản này. Vì trên thực tế bạn sẽ không thể biết được bạn học được nhiều đến như thế nào hàng ngày. Bạn sẽ nhận ra được điều đấy một cách rõ rệt nhất khi bạn quan sát những người đồng hành cùng bạn tiến bộ hàng ngày.

Một trong những câu nói tôi luôn yêu thích nhất là của Author Robert Collier: "Tội làm trái với quy luật tự nhiên duy nhất không thể tha thứ là đứng im và không chịu thay đổi". Tôi nghĩ điều này đã được lan toả đến văn hoá của toàn thể Curnon, và nhiệm vụ của chúng tôi là chuyển thông điệp này tới tay các bạn trẻ Việt Nam thông qua 1 sản phẩm mà họ có thể luôn mang theo người, và đó là chiếc đồng hồ."
Startup đồng hồ Curnon của Quang Thái được thành lập vào năm 2016. Curnon phục vụ đối tượng khách hàng trẻ với quy mô thị trường 4,4 tỷ USD và 11 triệu người tại Việt Nam. Trong năm 2017, startup này đã tung ra thị trường 33 sản phẩm với tốc độ 2 tuần/1 sản phẩm. Hiện Curnon đang có 3 cửa hàng. Doanh thu năm 2017 đạt 4,2 tỷ đồng, trong đó 70% đến từ online, 30% đến từ các cửa hàng.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới các cá nhân tiêu biểu khác đại diện cho làn sóng du học sinh Việt Nam về nước lập nghiệp như: cựu CEO Uber Việt Nam Đặng Việt Dũng (nay đã đầu quân cho VNG), cặp vợ chồng du học sinh Nam Long và Hoàng Anh - sáng lập startup Abivin trong lĩnh vực logistics, cô nàng Cathy Thảo Trần - sáng lập startup Ohana, Tâm Phương - CEO của dấm gạo truyền thống Thủy Tâm. Hay trong giới chuyên gia là Shark Thái Văn Linh - CEO của Vingroup Ventures, Shark Nguyễn Mạnh Dũng - giám đốc Quỹ CyberAgent Capital.
Vài năm nay, làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng DN và thế hệ trẻ. Như tại TP. HCM đã có hơn 20 đối tác nước ngoài liên kết hỗ trợ, 24 cơ sở ươm tạo, tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, 12 không gian khởi nghiệp và hơn 760 DN khởi nghiệp hình thành. Có điều, hầu hết DN mới thành lập khoảng 1 năm, đang trong giai đoạn đánh giá thị trường, số DN mở rộng kinh doanh còn hạn chế. Ngoài ra, DN khởi nghiệp có vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm gần 60% cho thấy vốn khởi nghiệp rất thấp, số còn lại đang tìm nhà đầu tư hoặc chưa được tài trợ vốn.
Trong 2 năm qua, như TP. HCM đã có nhiều chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp. Tổng cộng, thành phố đã chi khoảng 90 triệu USD ngân sách cho các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Nhưng, theo Ủy ban Về người Việt Nam ở nước ngoài, hoạt động khởi nghiệp cần rất nhiều sự hỗ trợ không chỉ về vấn đề tài chính, mà còn vấn đề kiến thức, kinh nghiệm... Và lực lượng trí thức ở nước ngoài là một trong những nguồn lực quan trọng xây dựng Việt Nam thành quốc gia khởi nghiệp.
Dù vậy, nhiều bạn trẻ khởi nghiệp là cho biết họ gặp khá nhiều khó khăn khi khởi nghiệp ở Việt Nam. Như việc điều chỉnh cơ chế, chính sách hỗ trợ chưa theo kịp sự chuyển biến quá nhanh của cộng đồng khởi nghiệp. Môi trường, điều kiện cho khởi nghiệp gồm hệ thống khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, quỹ đầu tư mạo hiểm... còn nhiều vướng mắc. Theo các DN, việc hoàn thiện các điều kiện cho khởi nghiệp, trong đó chú trọng chính sách tài chính là yêu cầu bức thiết giúp cộng đồng khởi nghiệp vươn lên nhanh chóng.
Chủ tịch VCCI: Cứ 3 thanh niên Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp
Chủ tịch VCCI: Cứ 3 thanh niên Việt Nam thì có 1 nhà khởi nghiệp
Phát biểu tại Festival Khởi nghiệp 2019 diễn ra ở Hà Nội, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI cho rằng, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam hiện đang rất cao, khoảng 75% người trưởng thành ở Việt Nam có ước mơ trở thành doanh nghiệp.
Thúc đẩy nguồn lực tư nhân trong một quốc gia khởi nghiệp
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet Air đề xuất Chính phủ cần có cơ chế, chính sách để khai thác tốt nguồn lực tư nhân cho phát triển kinh tế.
3 lần khởi nghiệp của người tạo ra 'Uber nội thất' duy nhất ở Đông Nam Á
Sau nhiều lần khởi nghiệp thất bại kể từ năm 2007, ông Bùi Sỹ Nguyên đã từng bước chiêu mộ được những tinh hoa ngành công nghệ Việt đang làm việc tại Nhật, Singapore và rồi sở hữu nền tảng thiết kế trải nghiệm thương mại 3D/thực tế ảo (VR) đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á – dự án House3D.
'Người trẻ khởi nghiệp phải chính trực, luôn đi vào sự thật thay vì tính toán mưu mô'
Theo ông Lê Thành, Viện trưởng Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ, phong trào khởi nghiệp là một vấn đề tốt vì có thể khuyến khích việc tạo cảm hứng và kết nối. Tuy nhiên, tiếp sau phong trào cần có các hoạt động mang tính thực chất hơn.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.