Tiêu điểm
Du lịch Quảng Ninh kỳ vọng khởi sắc năm 2021
Từ ngày 1/1/2021, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục áp dụng chính sách miễn, giảm giá vé từ 50-100% tại các điểm tham quan, lưu trú vịnh Hạ Long, bảo tàng Quảng Ninh, Khu di tích và danh thắng Yên Tử.

Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước sự bùng phát của đại dịch Covid-19. Đến nay, thời điểm đại dịch Covid-19 kết thúc trên toàn thế giới vẫn còn là một câu hỏi bị bỏ ngỏ.
Trong khi đó, du lịch Quảng Ninh chịu ảnh hưởng khá nặng khi vốn có thế mạnh thu hút khách quốc tế. Dù vậy, tỉnh Quảng Ninh không đặt mình trong trạng thái "ngủ đông" chờ dịch qua đi mà quyết tâm thực hiện các biện pháp để duy trì hoạt động du lịch.
Thậm chí, tỉnh vẫn luôn xác định năm 2021 phát triển du lịch, dịch vụ nhanh, bền vững, ngày càng giữ vai trò chủ đạo, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh.
Tại cuộc họp Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ tư diễn ra từ 25-26/11, Quảng Ninh xác định, với việc đặt nền kinh tế năm 2021 trong bối cảnh có dịch Covid-19, tỉnh đề ra mục tiêu thu hút 10 triệu lượt khách nội địa trong năm. Tổng thu từ du lịch năm 2021 kỳ vọng đạt 20.000 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu đó, mới đây nhất, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nghị quyết về một số giải pháp hỗ trợ kích cầu du lịch tỉnh năm 2021, trong đó tiếp tục áp dụng miễn, giảm giá vé thu phí vào điểm tham quan và tham quan lưu trú vịnh Hạ Long, bảo tàng Quảng Ninh, khu di tích và danh thắng Yên Tử trong năm 2021. Đồng thời, tỉnh tiếp tục hỗ trợ vé tuyến xe buýt từ sân bay Vân Đồn đến Hạ Long, Dốc Đỏ (Uông Bí) và ngược lại.
Gói kích cầu du lịch trong năm 2021 ước tính trị giá khoảng 500 tỷ đồng, tiếp tục tập trung vào thị trường khách nội địa với kỳ vọng tạo "cú hích" phục hồi ngành du lịch và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương; các đơn vị, doanh nghiệp có thêm động lực để triển khai các chương trình giảm giá, đồng thời đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, nếu không thực hiện gói kích cầu, hỗ trợ này, nguy cơ các doanh nghiệp du lịch, dịch vụ của Quảng Ninh bị phá sản là rất lớn, khi đó doanh nghiệp sẽ không có cơ hội duy trì, phát triển khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát. Điều này là bất lợi cho sự phát triển chung của ngành du lịch Việt Nam cũng như của Quảng Ninh.
Ngoài ra, Quảng Ninh sẽ tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế đêm, trong đó lấy trung tâm Yên Tử làm trọng với mô hình thiền đêm Yên Tử.
Song song với những nỗ lực kích cầu thị trường trong nước, Quảng Ninh cũng tận dụng thời gian để nâng cấp các sản phẩm dịch vụ và du lịch, thực hiện công tác xúc tiến và quảng bá về một Quảng Ninh an toàn, thân thiện và hấp dẫn, sẵn sàng đón chào khách quốc tế khi thị trường này hồi phục.
Quảng Ninh huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện, khai thác tốt hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ; khai thác hiệu quả hệ thống cửa khẩu, cảng hàng không và cảng biển; hình thành chuỗi sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng đặc sắc, cao cấp.
Các hoạt động xúc tiến, quảng bá, kích cầu du lịch trước mắt tập trung vào thị trường khách du lịch nội địa, thị trường Đông Bắc Á và khách du lịch đến từ các quốc gia, vùng đã kiểm soát được dịch bệnh đến Quảng Ninh; khôi phục lại các chuyến bay thương mại đến Vân Đồn. Quảng Ninh nghiên cứu xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch Hạ Long, Yên Tử, Vân Đồn trở thành thương hiệu quốc gia, quốc tế; xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu du lịch Quảng Ninh.
Tỉnh cũng thúc đẩy liên kết chặt chẽ, thường xuyên và có hiệu quả hơn nữa với các địa phương lân cận cũng như các trung tâm du lịch như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh...
Thực tế cho thấy, nhờ các gói kích cầu liên tục được triển khai từ tháng 5/2020 đến nay, ngành du lịch Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc. Theo thống kê, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh năm 2020 ước đạt 8,8 triệu lượt. Tổng thu từ du lịch ước đạt 17.000 tỷ đồng; thu ngân sách từ dịch vụ, du lịch ước đạt 2.200 tỷ đồng, chiếm 6% tổng thu ngân sách nội địa.
Du lịch Quảng Ninh nỗ lực vượt khủng hoảng
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Quảng Ninh hưởng lợi từ nỗ lực cải cách
Những nỗ lực cải cách của chính quyền tỉnh Quảng Ninh không chỉ hướng đến thu hút các nhà đầu tư lớn trong nước và quốc tế mà còn nhằm mục đích tháo gỡ vướng mắc và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh phát triển.
Cơ hội của Quảng Ninh trong đường đua PCI
Sự cầu thị, thẳng thắn và dư địa cải cách còn nhiều được đánh giá là những yếu tố sẽ góp phần mang lại cơ hội lớn cho Quảng Ninh trong hành trình giữ vững ngôi vương PCI trong những năm tới đây.
Làm gì để du lịch Việt Nam ngày càng thăng hạng?
Dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song du lịch Việt Nam gần đây vẫn “nổi như cồn” nhờ “bộ sưu tập” giải thưởng quốc tế danh giá ngày càng đầy thêm. Tuy nhiên, làm sao để giữ vững phong độ và tiếp tục thăng hạng khi ngành du lịch vẫn đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do đại dịch gây ra?
Du lịch giàu trải nghiệm, sáng tạo lên ngôi
Nhiều điểm đến trong nước đẩy mạnh và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng theo hướng tăng trải nghiệm với những mô hình sáng tạo nhằm thu hút du khách nội địa.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam
Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ
Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước
Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.